Campuchia tuyên bố kết thúc ‘sự cố lây nhiễm cộng đồng ngày 20/2’

Thứ ba, 21/12/2021 06:57 AM - 0 Trả lời

(CLO) Thủ tướng Campuchia tuyên bố “Sự cố lây nhiễm cộng đồng ngày 20/2/2021” gây bùng phát COVID-19 trên diện rộng ở Campuchia đã chính thức kết thúc sau 10 tháng.

Sự kiện: COVID-19

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính đến hết ngày 20/12, các nước khu vực ASEAN ghi nhận thêm 23.675 ca mắc mới COVID-19 và 396 ca tử vong. Tổng số ca bệnh ghi nhận tại ASEAN đến nay là 14.656.172 trường hợp và 300.514 ca tử vong.

campuchia tuyen bo ket thuc su co lay nhiem cong dong ngay 20 2 hinh 1

Học sinh đến trường ở Phnom Penh, Cambodia ngày 1/11/2021. Ảnh: THX

Trong ngày 20/12, có 8/10 nước thành viên trong khối ASEAN ghi nhận ca COVID-19 mới; 7 quốc gia ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Myanma và Việt Nam.

Sự xuất hiện của chủng virus siêu lây nhiễm Omicron khiến nhiều nước Đông Nam Á cấm nhập cảnh du khách từ các quốc gia ở phía Nam châu Phi và tăng cường khẩn cấp các biện pháp phòng chống dịch. Hiện đã có ít nhất 4 quốc gia trong khu vực ASEAN ghi nhận các ca nhiễm Omicron.

Đáng chú ý, Campuchia dịch COVID-19 tiếp tục thuyên giảm, với 7 bệnh nhân mới và không có ca tử vong trong một ngày qua. Đồng thời, Thủ tướng Campuchia Hun Sen công bố “Sự cố lây nhiễm cộng đồng ngày 20/2/2021” gây bùng phát COVID-19 trên diện rộng ở Campuchia đã chính thức kết thúc sau 10 tháng đất nước nỗ lực ứng phó với đại dịch.

Trong một thông điệp đặc biệt gửi cả nước sáng 20/12, Thủ tướng Hun Sen cho biết trong 10 tháng qua, đã có 120.423 người tại Campuchia nhiễm bệnh và 3.005 ca tử vong. Tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 theo ngày cao nhất tại Campuchia từng lên tới hơn 1.000 ca, sau đó giảm xuống mức ba con số và mới đây, tỷ lệ này đã giảm xuống mức xung quanh 10 ca/ngày.

Ông Hun Sen đánh giá cao nỗ lực tham gia phòng chống dịch của các lực lượng vũ trang, chính quyền các cấp, đặc biệt là đội ngũ y bác sĩ. Người đứng đầu Chính phủ Campuchia cũng đề cao thành công trong việc tạo miễn dịch cộng đồng là nhờ đẩy mạnh chương trình tiêm vaccine với sự hỗ trợ của các nước như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Vương quốc Anh, Hà Lan.

Thủ tướng Hun Sen đánh giá cao sự ủng hộ của tất cả người dân Campuchia trong các chiến dịch phòng chống COVID-19, tuân thủ các quy định bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là nguyên tắc “Ba phòng - Ba tránh” cùng chính sách tiêm chủng của chính phủ. Tuy nhiên, ông Hun Sen nhấn mạnh rằng dù “sự cố lây nhiễm cộng đồng ngày 20/2/2021” đã qua đi, nhưng không đồng nghĩa với việc kết thúc những nỗ lực phòng chống dịch COVID-19.

Cho đến nay, Campuchia đã nhận được hơn 40 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 và tiêm ít nhất 1 liều cho hơn 14 triệu người dân, tương đương gần 89% tổng dân số. Trong số này, hơn 3 triệu người đã được tiêm liều thứ ba tăng cường. Chiến dịch tiêm chủng tăng cường cho thanh thiếu niên từ 12-18 tuổi tại Campuchia sẽ được khởi động từ đầu tháng 1/2022.

Cũng trong ngày 20/12, Chính phủ Indonesia đã dỡ bỏ lệnh cấm nhập cảnh đối với hành khách đến từ Hong Kong (Trung Quốc), đồng thời đưa Anh, Na Uy và Đan Mạch vào danh sách các quốc gia bị áp dụng lệnh cấm nhập cảnh do lo ngại biến thể Omicron.

Như vậy, tổng cộng có 13 quốc gia bị ảnh hưởng của lệnh cấm nhập cảnh của Indonesia gồm Nam Phi, Bostwana, Namibia, Zimbabwe, Lesotho, Mozambique, Eswatini, Malawi, Angola và Zambia.

Phát biểu họp báo cùng ngày, Bộ trưởng Điều phối Các vấn đề Hàng hải và Đầu tư của Indonesia, Luhut Binsar Pandjaitan, cho biết danh sách trên sẽ được xem xét lại dựa trên kết quả đánh giá định kỳ hằng tuần và có thể kéo dài tùy thuộc diễn biến tình hình dịch COVID-19 ở Indonesia. Ông kêu gọi người dân hạn chế các chuyến đi ra nước ngoài nếu không thực sự cần thiết.

Tính đến ngày 20/12, Indonesia ghi nhận 3 ca nhiễm biến thể Omicron. Chính phủ nước này đã quyết định siết chặt lệnh hạn chế đối với các hoạt động cộng đồng (PPKM) ở Java và Bali từ ngày 17/12 vừa qua đến ngày 3/1/2022. Cho đến nay, Indonesia có tổng cộng 4.260.677 ca mắc COVID-19 (tăng 133 ca trong 24 giờ qua), trong đó có 144.013 ca tử vong (tăng 11 ca).

Thế Vũ

Bình Luận

Tin khác

Đang làm quy trình chấm dứt sử dụng vaccine AstraZeneca phòng COVID-19 tại Việt Nam

Đang làm quy trình chấm dứt sử dụng vaccine AstraZeneca phòng COVID-19 tại Việt Nam

(CLO) Bộ Y tế đã nhận được thông báo của phía AstraZeneca về việc đề nghị chấm dứt phê duyệt sử dụng vaccine AstraZeneca phòng COVID-19.

Sức khỏe
TP HCM thông tin vụ 19 sinh viên Đại học Quốc gia nghi ngộ độc thực phẩm

TP HCM thông tin vụ 19 sinh viên Đại học Quốc gia nghi ngộ độc thực phẩm

(CLO) Sở An toàn thực phẩm TP HCM cho biết, 19 sinh viên nghi ngộ độc tại ký túc xá Đại học Quốc gia đã khỏe, có thể xuất viện trong hôm nay.

Sức khỏe
Làm sao để người mắc bệnh nan y không từ bỏ quyền lợi bảo hiểm y tế?

Làm sao để người mắc bệnh nan y không từ bỏ quyền lợi bảo hiểm y tế?

(NB&CL) Theo các chuyên gia việc người bệnh nan y từ bỏ quyền lợi bảo hiểm y tế vì quy trình khám chữa bệnh có quá nhiều rào cản chính là biểu hiện của bất cập chính sách bảo hiểm y tế hiện nay, cần được thay đổi.

Sức khỏe
Cử tri phản ánh nhiều đoàn kiểm tra đến cùng một cơ sở: Bộ Y tế nói gì?

Cử tri phản ánh nhiều đoàn kiểm tra đến cùng một cơ sở: Bộ Y tế nói gì?

(CLO) Văn phòng Chính phủ đã có báo cáo tổng hợp kết quả giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV thuộc thẩm quyền của Thủ tướng, Chính phủ gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Sức khỏe
Ký kết bản ghi nhớ hợp tác giữa tỉnh Thái Bình với thành phố Wonju và WMIT (Hàn Quốc) về lĩnh vực y tế

Ký kết bản ghi nhớ hợp tác giữa tỉnh Thái Bình với thành phố Wonju và WMIT (Hàn Quốc) về lĩnh vực y tế

(CLO) Ngày 8/5, tại Sở Y tế tỉnh Thái Bình đã diễn ra lễ ký kết bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực trang thiết bị y tế giữa Sở Y tế Thái Bình với thành phố Wonju và Quỹ Công nghệ Thiết bị y tế Wonju (WMIT) Hàn Quốc.

Sức khỏe