Cần có sự bứt phá cho thị trường ô tô nội địa

Chủ nhật, 20/01/2019 08:29 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đứng trước sự phát triển của ngành ô tô trong nước như hiện nay, nhiều lo lắng đã được đưa ra: Liệu thị trường ô tô Việt Nam có rơi vào tay các nhà nhập khẩu?

Nhập khẩu vẫn tăng

Năm 2018, tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường xe ô tô đạt 288.683 chiếc, tăng 5,8% so với năm 2017 (Ảnh minh họa)

Năm 2018, tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường xe ô tô đạt 288.683 chiếc, tăng 5,8% so với năm 2017 (Ảnh minh họa)

Nhu cầu đi ô tô của người dân Việt ngày càng cao khi mà số tiền hàng năm đổ ra để chi tiêu cho việc nhập khẩu xe về vẫn lên đến hàng tỷ USD. Theo con số vừa được Tổng cục Hải quan công bố, trong năm 2018, đã có 81.609 ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu vào nước ta với trị giá hơn 1,8 tỷ USD. Cũng theo thống kê, Thái Lan là thị trường cung cấp xe lớn nhất cho Việt Nam với 55.634 chiếc trong năm 2018, trị giá hơn 1 tỷ USD. Đứng thứ hai là thị trường Indonesia với 17.146 ô tô nguyên chiếc xuất khẩu sang Việt Nam năm 2018, với trị giá hơn 269 triệu USD. Ngoài ra Việt Nam cũng nhập nhiều xe ô tô có  xuất xứ Nhật Bản (2.050 chiếc, trị giá hơn 91 triệu USD), Trung Quốc (1.565 chiếc, trị giá hơn 47 triệu USD), Mỹ (895 chiếc, trị giá trên 34 triệu USD), Hàn Quốc (632 chiếc, trị giá 59 triệu)

Cũng theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, chỉ riêng trong tháng cuối của năm 2018, số lượng ô tô nguyên chiếc các loại đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu  tăng vọt với hơn 5.600 chiếc xe  các loại được làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam. Ngay từ đầu năm 2018, nhiều lo lắng chỉ ra, phần lớn doanh nghiệp trong nước mới chỉ sản xuất ở mức độ lắp ráp đơn giản với dây chuyền sản xuất chủ yếu gồm 4 công đoạn chính là: Hàn - sơn - lắp ráp - kiểm tra. Thực trạng này cộng với việc từ ngày 1/1/2018, thuế nhập khẩu ô tô từ khu vực ASEAN sẽ về 0%, thì liệu thị trường ô tô Việt Nam có rơi vào tay các nhà nhập khẩu?

Theo thống kê từ Hiệp hội các nhà sản xuất kinh doanh ô tô Việt Nam (VAMA), tính chung cả năm 2018, tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 288.683 xe ô tô, tăng 5,8% so với năm 2017. Xét về xuất xứ, doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước tăng 10,6% trong khi xe nhập khẩu giảm 6,2% so với năm trước. Doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước tăng 10,6% trong khi xe nhập khẩu giảm 6,2% so với cùng kì năm ngoái. Theo báo cáo của VAMA, Thaco dẫn đầu thị trường ô tô Việt Nam trong năm 2018 với 96.127 bán ra thị trường, đứng thứ 2 là Toyota Việt Nam với 65.856 xe, đứng thứ 3 là Honda Việt Nam với 27.099 xe và vị trí tiếp theo thuộc về Ford Việt Nam với 24.636 xe và GM Việt Nam với 12.334 xe.

Cần có giải pháp nhanh chóng

Trong những năm gần đây thị trường ô tô Việt Nam được coi là tăng trưởng mạnh nhưng chủ yếu vẫn là những dòng xe nhập khẩu (Ảnh minh họa)

Trong những năm gần đây thị trường ô tô Việt Nam được coi là tăng trưởng mạnh nhưng chủ yếu vẫn là những dòng xe nhập khẩu (Ảnh minh họa)

Để có giải pháp cho thị trường xe ô tô Việt, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu các Bộ Công Thương, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Khoa học và Công nghệ căn cứ chức năng, nhiệm vụ để nghiên cứu, xây dựng các hàng rào kỹ thuật phù hợp quy định của pháp luật và cam kết quốc tế để tăng cường quản lý đối với xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu. Theo đó, Bộ Công Thương có trách nhiệm dự báo cung cầu ô tô trong nước và khu vực; đánh giá năng lực thực tế, tiềm năng phát triển sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước và khả năng thích ứng của các doanh nghiệp trong nước với môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Với các giải pháp được đưa ra, để tạo điều kiện cho ngành sản xuất ô tô, đã có phương án được đề xuất là trong trường hợp cần thiết có thể xem xét áp dụng biện pháp tự vệ thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước. Bản thân các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp xe ô tô trong nước cũng như cơ quan quản lý đã đưa ra nhiều nhóm giải pháp để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp tô, trong đó sẽ hình thành doanh nghiệp quy mô lớn dẫn dắt thị trường, đặc biệt chú trọng các dòng xe thân thiện môi trường, giá cả hợp lý để tăng tính cạnh tranh với xe ngoại.

Điều đáng mừng là trong năm 2018, thương hiệu ô tô Việt Vinfast đã chính thức trình làng. Theo kế hoạch, năm 2025, VinFast sẽ trở thành nhà sản xuất ô tô hàng đầu Đông Nam Á với công suất thiết kế lên đến 500.000 xe/năm, sản phẩm chủ lực là ô tô động cơ đốt trong, ô tô sử dụng động cơ điện và xe máy điện thân thiện với môi trường. Trong thời gian đầu, hãng xe Vinfast cũng đã nhận được những hồi âm tích cực. Như vậy, với bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, năng lực cạnh tranh của nền công nghệ ô tô Việt Nam đang hứa hẹn những bước cải thiện đáng kể ở thời gian tới.

Đoàn Thúy

Tin khác

Audi Q6L e-tron trình làng thị trường Trung Quốc

Audi Q6L e-tron trình làng thị trường Trung Quốc

(CLO) Audi vừa ra mắt mẫu xe điện Q6L e-tron, dành riêng cho thị trường Trung Quốc. Đây là phiên bản kéo dài của mẫu Q6 e-tron tiêu chuẩn. Thiết kế mới này không chỉ mang lại không gian nội thất rộng rãi hơn mà còn tăng dung lượng pin, giúp xe di chuyển xa hơn trên mỗi lần sạc.

Ô tô - Xe máy
Lợi ích của việc sử dụng thảm lót sàn ô tô

Lợi ích của việc sử dụng thảm lót sàn ô tô

(CLO) Thảm lót sàn ô tô đã trở thành một phụ kiện không thể thiếu đối với những người sở hữu ô tô. Không chỉ mang lại sự thẩm mỹ cho khoang nội thất, thảm lót sàn ô tô còn có nhiều lợi ích khác giúp bảo vệ và nâng cao trải nghiệm lái xe của bạn.

Ô tô - Xe máy
Đồng hồ ODO có phản ánh đúng chất lượng ô tô cũ?

Đồng hồ ODO có phản ánh đúng chất lượng ô tô cũ?

(CLO) Trong thị trường ô tô cũ, chỉ số đồng hồ công-tơ mét (hay còn gọi là ODO) là loại thiết bị ghi nhận lại quãng đường mà xe đã di chuyển. Dựa vào chỉ số này để đánh giá về độ hao mòn và mức độ cũ hay mới của xe.

Ô tô - Xe máy
Cận cảnh chiếc Royal Enfield Bullet 350 giá hơn 124 triệu đồng

Cận cảnh chiếc Royal Enfield Bullet 350 giá hơn 124 triệu đồng

(CLO) Royal Enfield vừa chính thức ra mắt phiên bản mới nhất của dòng xe huyền thoại Bullet 350 tại thị trường Đông Nam Á. Với thiết kế cổ điển, động cơ mạnh mẽ và những tính năng hiện đại, mẫu xe này đang thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.

Ô tô - Xe máy
Những điều cần lưu ý khi sơn dặm, sơn lại ô tô

Những điều cần lưu ý khi sơn dặm, sơn lại ô tô

(CLO) Trong quá trình sử dụng, việc sơn dặm hoặc sơn lại là quá trình để phục hồi và đưa xe trở về với màu sơn ban đầu, mới hơn khi lớp sơn cũ đã xuống cấp. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất, người lái xe cần lưu ý một số điều sau khi quyết định sơn dặm hoặc sơn lại chiếc xe của mình.

Ô tô - Xe máy