Cần một bàn tay nắm...

Thứ ba, 21/09/2021 16:40 PM - 0 Trả lời

(CLO) "Năm ngoái ba mua lồng đèn cho con đi chơi-Năm nay bác thay cha tặng quà Trung thu cho con nhé!”. Hai câu thoại giữa một cậu bé vừa mồ côi cha và Bí thư Thành ủy TP.HCM khiến người nghe rưng rưng. Dịch COVID-19 đã cướp đi của trẻ thơ không chỉ một mùa trăng đúng nghĩa mà cả mái ấm gia đình.

1. “Cứ mỗi đêm, nỗi đau mất ba, mẹ luôn dằn vặt Mai Khanh. Có những hôm khi đang say giấc, bé nằm mơ thấy ba mẹ về. Khung cảnh căn nhà ấm cúng lúc trước, có ba, có mẹ chăm sóc hiện rõ trong giấc mơ của bé. Nhưng giật mình tỉnh giấc, Mai Khanh òa khóc vì nhận ra đó chỉ là mơ, nhận ra căn nhà này, chỉ còn một mình Khanh”.

“Quế Anh đêm nào cũng thầm khóc vì nhớ mẹ. Có nhiều đêm bé vui mừng khi thấy mẹ quay về trong giấc mơ, thấy mẹ nằm cạnh mỉm cười với mình, nhưng rồi Quế Anh chợt tỉnh giấc trong sự hụt hẫng”.

can mot ban tay nam hinh 1

Quế Anh- bé gái 12 tuổi mất mẹ và bà ngoại do COVID-19. Ảnh: Thúy Vy

Mai Khanh (14 tuổi), Quế Anh (12 tuổi) trong những dòng viết đầy khắc khoải day dứt ấy của phóng viên báo Nhà báo & Công luận là những cô bé đang phải hứng chịu nỗi đau khôn nguôn vì mất cha/mất mẹ, thậm chí mất cả cha lẫn mẹ, lẫn cả ông bà ngoại vì COVID-19 như Mai Khanh. Tuổi đều còn quá nhỏ, gia cảnh vốn dĩ đã vô cùng khó khăn, những người ruột thịt thân thích nhất đều đã không còn… Những bé gái mong manh, yếu đuối ấy giờ đây giờ đây chỉ biết tìm điểm tựa là tấm lòng hảo tâm của những người hàng xóm tốt bụng. Nhưng họ vốn cũng chẳng dư dả gì, COVID-19 càng khiến gia cảnh họ thêm bộn bề, khó khăn, điểm tựa ấy, dù ăm ắp tình người nhưng cũng chỉ mong manh trong khả năng hạn hẹp hết mức có thể.

Điều đau xót, nhức nhối là những trường hợp như Mai Khanh, như Quế Anh đã không còn là thiểu số trong làn sóng COVID-19 lần thứ 4 này. Chỉ riêng trên địa bàn TP.HCM, theo con số được đưa ra từ cuộc làm việc giữa Sở GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh và Ban Văn hoá - Xã hội, HĐND Thành phố ngày 14/9, TP hiện có 1.517 học sinh mồ côi vì COVID-19.

Tới thời điểm này, khi dịch COVID-19 vẫn diễn biến hết sức phức tạp, con số 1.517 ấy chắc chắn chưa phải là con số cuối cùng và chắc chắn cảnh con trẻ mồ côi vì COVID-19 không chỉ diễn ra tại TP.HCM mà còn tại rất nhiều địa phương trong cả nước. Những nỗi đau vì thế sẽ còn dày thêm...

2. Tết Trung thu, theo âm lịch là ngày Rằm tháng Tám hằng năm, lâu nay vẫn được xem là ngày Tết của tình thân và sự đoàn viên, là dịp không chỉ con trẻ và cả người lớn, háo hức mong chờ, không chỉ để được trông trăng, phá cỗ, được ngắm, được rước đèn ông sao, chơi mặt nạ… mà còn để tụ tập, chuyện trò, tâm tình bên ấm trà, đĩa bánh…

Nhưng, đại dịch COVID-19 khắc nghiệt đã cướp đi tất cả, không chỉ lấy đi của các em một mùa trăng đúng nghĩa, khiến bày cỗ trông trăng, rước đèn ông sao, múa sư tử… chỉ còn hiện diện trên online, mà còn cướp đi cả những nói cười rổn rảng, ấm áp tình thân gia đình. Vì lẽ đó, mùa trăng Tân Sửu 2021 này, với những em nhỏ mồ côi vì COVID-19 không chỉ là mùa Trung thu đặc biệt, mà còn là mùa Trung thu cô độc, đau buồn…

can mot ban tay nam hinh 2

"Năm nay bác thay cha con tặng quà Trung thu cho con nhé!" - Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên nói với cậu bé Hiếu Tài - học sinh lớp 3 đã mồ côi cha do COVID-19. Ảnh: Duyên Phan

"Năm ngoái ba con mua lồng đèn cho con đi chơi. Ba con còn dặn là đi ra chơi với các bạn nếu không nhớ đường về thì nhờ người ta chỉ cho", chia sẻ ấy của cậu bé Lê Huỳnh Hiếu Tài - cậu học trò lớp 3 vừa mồ côi cha vì COVID-19 với Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên, chỉ là sự hồn nhiên con trẻ, nhưng có lẽ đủ làm nhức nhối tâm can người lớn.

Các chuyên gia tâm lý, khi được hỏi về những tác động tiêu cực trong đời sống tinh thần của các em khi phải gánh chịu cảnh mồ côi ở tuổi còn quá nhỏ, đều đồng nhất rằng việc mất đi cha mẹ là một sang chấn tâm lý rất lớn, tác động trong thời gian dài, không gì có thể bù đắp được, thậm chí là cả đời. Bên cạnh đó, các em còn phải đối mặt lâu dài với những vấn đề mới phát sinh trong cuộc sống hiện tại và tương lai khi không còn nơi nương tựa cả về tinh thần lẫn vật chất.

Thậm chí, Tiến sĩ tâm lý Lê Minh Thuận - giảng viên Đại học Y dược TP.HCM, trong cuộc trò chuyện mới đây với Báo Tuổi Trẻ đã khẳng định: Nếu không được quan tâm đúng mức, trẻ có thể gây ra những hành vi tiêu cực cho chính bản thân trẻ và cả xã hội. 

3. Thời gian qua, nhiều tổ chức thiện nguyện, nhiều nhà hảo tâm, cơ quan đoàn thể, nhiều cơ quan báo chí đã, đang liên tục vào cuộc giúp đỡ các em ổn định cuộc sống. Nhất là trong dịp Trung thu này, rất nhiều món quà ý nghĩa đã, đang gửi đến các em… Đặc biệt, ngày 11/9, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM thông báo chương trình trợ cấp hằng tháng cho trẻ mồ côi vì COVID-19.

UBND TP. Hồ Chí Minh cũng đã có văn bản chỉ đạo UBND quận, huyện và TP. Thủ Đức lập danh sách trẻ em mồ côi vì COVID-19, tổ chức thăm hỏi, động viên và nắm bắt nguyện vọng của người thân đang nuôi dưỡng các em để tham mưu xây dựng chính sách trước mắt và lâu dài cho từng nhóm, trình UBND thành phố trước ngày 25/9….

Trước đó, Bộ LĐ-TB&XH cũng đã có quyết định hỗ trợ 2 triệu đồng dành cho các em có cha, mẹ mắc COVID-19 đã qua đời; các em hoàn cảnh khó khăn, mồ côi do đại dịch…. Nghị quyết 20 của Chính phủ cũng đã quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, có hiệu lực từ 1/7/2021, nếu trẻ em mồ côi không có nguồn nuôi dưỡng, được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng là 900.000 đồng với trẻ dưới 4 tuổi và 540.000 đồng/tháng đối với trẻ từ đủ 4 tuổi trở lên….

Những động thái ấy là đáng quý, đáng trân trọng và cần thiết, nhưng rõ ràng là chưa đủ. Theo nhìn nhận của phần đa các chuyên gia, các nhà báo, trẻ em mồ côi do dịch COVID-19 sẽ là vấn đề tiếp tục kéo dài, các em không chỉ cần được quan tâm vật chất mà còn cả về về dinh dưỡng, giáo dục, y tế, sức khỏe tinh thần, thể chất…

Vì thế, ngoài sự vào cuộc của các cơ quan chức năng với việc cần thêm các chủ trương, chính sách phù hợp hơn nữa, mà còn cả sự quan tâm, san sẻ của nhà trường, giáo viên, các tổ chức giúp các em sớm tìm lại sự cân bằng… Hơn thế nữa, sự quan tâm không chỉ dồn dập trong nay mai mà còn cần về lâu dài, như một sự đồng hành để các em lớn lên, tạo cho các em một điểm tựa, đơn giản là chìa ra cho các em một bàn tay đủ ấm, đủ tin cậy, để các em nắm lấy, nương tựa, trở thành một người con, người công dân tốt - điều mà có lẽ cha mẹ, ông bà các em lúc còn sống - mong mỏi hơn hết thảy.

Hà Trang 

Bình Luận

Tin khác

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

(NB&CL) Khi Điện Biên Phủ, vùng rừng núi hiểm trở cách xa hậu phương 600 đến 700 km, trở thành nơi quyết chiến chiến lược của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật, khó khăn về cung cấp lương thực không kém khó khăn về tác chiến”.

Góc nhìn
Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

(NB&CL) Nằm trong xu thế phát triển chung, vấn đề liên kết vùng, liên kết ngành là định hướng quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là một trong những vấn đề được TP.HCM đặc biệt coi trọng, xem đây là một trong những nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển.

Góc nhìn
Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

(CLO) Trong những ngày này, cả nước đang hồ hởi, phấn khởi chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn