Xuất khẩu nông thủy sản sang Trung Quốc:

Cần sớm thay đổi “tư duy tiểu ngạch”

Thứ năm, 19/09/2019 09:36 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Theo số liệu của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu nông thủy sản sang thị trường Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm 2019 đạt 3,83 tỷ USD, giảm 9,2% so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do từ tháng 6/2019, Trung Quốc dừng nhập khẩu rau quả Việt Nam theo đường tiểu ngạch và yêu cầu chính ngạch.

Thị trường Trung Quốc không còn “dễ tính”

Trước sự sụt giảm này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, Trung Quốc là đối tác kinh tế lớn, thị trường xuất nhập hàng đầu của Việt Nam. Việt Nam cũng là nước xuất khẩu lớn nhất trong ASEAN sang Trung Quốc. Bộ trưởng cũng cho rằng, cần sớm giải quyết những vấn đề tồn tại trong xuất khẩu nông thủy sản sang thị trường Trung Quốc để bảo đảm lợi ích trong quan hệ thương mại song phương. Không thể chậm trễ được nữa vì Trung Quốc ngày càng đặt ra nhiều hàng rào, yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc. Khi Trung Quốc không còn “dễ tính”, việc siết chặt truy xuất nguồn gốc, kiểm dịch an toàn cũng làm giảm khối lượng hàng hóa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Bà Bùi Thị Thanh Tâm- Tổng Giám đốc Tổng công ty Lương thực Miền Bắc (Vinafood 1) cho rằng, nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sụt giảm xuất khẩu gạo sang Trung Quốc là do phía Trung Quốc siết chặt về kiểm dịch và tăng cường yêu cầu an toàn thực phẩm. Trong khi đó, Trung Quốc có lượng hàng tồn kho rất lớn. Hiện, Chính phủ Trung Quốc cũng đang tăng cường đầu tư vào nông nghiệp, cơ cấu lại nền kinh tế…

Trung Quốc hiện nay không còn là thị trường “dễ tính” nữa.

Trung Quốc hiện nay không còn là thị trường “dễ tính” nữa.

Đồng quan điểm này, ông Trần Thanh Hải- Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nhấn mạnh một nguyên nhân cơ bản phía Việt Nam “chưa sửa được”: Đó là nông thủy sản chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế. Một số địa phương và doanh nghiệp chưa nhận thức được, vẫn giữ phương thức kinh doanh manh mún, nhỏ lẻ, dẫn đến tình trạng ùn ứ, ảnh hưởng đến chất lượng và bị ép giá.

Cần thích nghi với thị trường

Thương mại nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc chủ yếu được thông quan qua các cửa khẩu đường bộ qua biên giới; thiếu các điều kiện để hàng hóa thâm nhập sâu vào nội địa cũng như các đô thị lớn của Trung Quốc; chưa được tổ chức SX và XK theo chuỗi nhằm nâng cao giá trị gia tăng cũng như đảm bảo các yêu cầu và thủ tục XK của thị trường này. Cũng theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, các quy định về yêu cầu, thủ tục XK nông thủy sản là điều không phải bây giờ mới có, mà đã được Trung Quốc ban hành từ lâu và hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế do Trung Quốc cũng là thành viên của WTO. Tuy nhiên, do thói quen XK nông sản theo kiểu thương mại biên giới không chính thức, nên thời gian qua, khi Trung Quốc áp dụng nghiêm các quy định về điều kiện NK đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động XK.

Đây cũng là xu hướng của thương mại nông sản quốc tế nói chung chứ không chỉ thị trường Trung Quốc. Theo đó, các thị trường XK của nông sản Việt Nam sẽ ngày càng có những yêu cầu rất cao và chặt chẽ liên quan đến nhiều vấn đề như kiểm soát chất lượng sản phẩm, điều kiện vệ sinh ATTP, kiểm dịch, thương hiệu... Nếu không tuân thủ, chúng ta còn đánh mất đi cơ hội, không khai thác được lợi thế đối với nhiều loại nông thủy sản.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, việc nâng cao chất lượng tiêu chuẩn nhập khẩu của Trung Quốc là “đòi hỏi đúng”, bởi lẽ ai cũng có nhu cầu đòi hỏi những sản phẩm tốt, đảm bảo an toàn vệ sinh. Còn theo bà Lê Hoàng Oanh - Vụ trưởng Vụ thị trường châu Á – châu Phi (Bộ Công Thương), doanh nghiệp cần bỏ tâm lý coi thị trường Trung Quốc “dễ tính”, giảm dần, tiến tới xoá bỏ thương mại tiểu ngạch; Tập trung xuất khẩu chính ngạch, nâng cao chất lượng, mẫu mã... của sản phẩm. Đặc biệt, nên thay đổi tư duy sản xuất theo quy hoạch, căn cứ nhu cầu dung lượng của thị trường, mùa vụ. Phải thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại tại thị trường Trung Quốc, đồng thời xây dựng kênh tiêu thụ, phân phối hàng hoá tại Trung Quốc. Trong đó, cần lưu ý, việc dựa vào thương mại biên giới và giao dịch không ký kết hợp đồng phải được xóa bỏ và thay đổi, chuyển thành thương mại chính quy.       

Minh Thùy

Tin khác

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

(CLO) Bloomberg đưa tin, dẫn lời một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc "vũ khí hóa" đồng đô la Mỹ thông qua việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga có thể thúc đẩy toàn cầu xa lánh đồng bạc xanh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

(CLO) Một con tàu do hãng vận tải khổng lồ Sovcomflot (SCF) của Nga bị Mỹ trừng phạt đã xả dầu nhiên liệu tại một cảng phía tây Ấn Độ vào thứ Sáu (26/4), Reuters đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng gấp 6 lần so với thực hiện năm 2023. Đưa bảo hiểm AAA lên UPCoM.

Tài chính - Bảo hiểm
Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

(CLO) Tập đoàn Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 4.566 tỷ đồng, tăng 32,3%. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch 379 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ

Tài chính - Bảo hiểm
Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp