Công nghiệp thực phẩm còn nhiều dư địa thu hút vốn ngoại

Thứ năm, 19/09/2019 08:06 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ngành công nghiệp thực phẩm tiếp tục khẳng định là điểm sáng đóng góp chính cho nền kinh tế. Đây cũng là ngành đang thu hút nhiều doanh nghiệp (DN) nước ngoài thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư, kết nối với thị trường trong nước thời gian qua.

Thị trường rộng lớn với hơn 96 triệu dân là nhân tố để ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam tăng trưởng. (Ảnh minh họa)

Thị trường rộng lớn với hơn 96 triệu dân là nhân tố để ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam tăng trưởng. (Ảnh minh họa)

Hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Ngành công nghiệp thực phẩm của Việt Nam tiếp tục được kỳ vọng là thị trường có sức hấp dẫn đặc biệt cho các DN, nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm, thực hiện các cơ hội phát triển thị trường, mở rộng kinh doanh do quy mô dân số đông, cơ cấu dân số trẻ, thị trường tiêu dùng liên tục tăng trưởng.   

Ông Ramesh Anand - Chủ tịch Hội doanh nghiệp Ấn Độ tại Việt Nam (INCHAM) - cho biết, với thu nhập ngày càng tăng cùng thị trường rộng lớn với hơn 96 triệu dân là nhân tố để ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam tăng trưởng. Đến nay Việt Nam là một trong những nhà xuất khẩu gạo, cà phê, hạt tiêu và hạt điều lớn nhất thế giới. Những điều này cho thấy tiềm năng thương mại trong lĩnh vực thực phẩm dành cho các DN rất lớn.

Đặc biệt, các hiệp định thương mại tự do gần đây như CPTPP, EVFTA đã làm tăng khả năng tiếp cận thị trường cho các sản phẩm thực phẩm và đồ uống chế biến của các nước vào thị trường Việt Nam và ngược lại. Đây cũng là động lực thúc đẩy các DN nước ngoài tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh tại thị trường Việt Nam trong ngành thực phẩm.

Ông Piotr Ziemann - Chủ tịch Hiệp hội Các nhà giết mổ thịt và chế biến thịt nguội Ba Lan cho biết, các DN Ba Lan xem Việt Nam là thị trường rất quan trọng và hiện Việt Nam cũng là đối tác lớn nhất của Ba Lan tại khu vực ASEAN, đặc biệt trong bối cảnh EVFTA được thực thi. Ưu thế của Ba Lan là có thể sản xuất thịt bò với chi phí thấp hơn 17% chi phí trung bình của toàn EU nhưng chất lượng vẫn đứng tốp đầu châu lục.

Theo cam kết của Việt Nam đối với EU trong EVFTA, thuế nhập khẩu đối với thịt bò sẽ về 0% sau 3 năm hiệp định có hiệu lực. Hiện nay, 85% thịt bò Ba Lan là dành cho xuất khẩu, tỉ lệ này lần lượt là 55% cho thịt gà và 17% cho thịt lợn. Thịt lợn Ba Lan đã xuất hiện ở thị trường Việt Nam, thịt bò và thịt gà cũng sẽ là mặt hàng được các DN xúc tiến mạnh trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, xu hướng tiêu dùng thực phẩm chế biến tại Việt Nam đang có sự chuyển đổi nhất định. Người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe. Trước xu hướng tiêu dùng này của người Việt, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN Hàn Quốc tại Việt Nam - ông Hong Sun - cho biết, để đón đầu xu hướng trên, DN Hàn Quốc sẽ tập trung đầu tư, phân phối các sản phẩm thực phẩm đạt tiêu chuẩn organic, GlobalGap của Hàn Quốc vào thị trường Việt Nam.

Thúc đẩy liên kết giữa các DN thực phẩm Việt

Để phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm bền vững cần có sự đầu tư bài bản vào sản xuất nông nghiệp. (Ảnh minh họa)

Để phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm bền vững cần có sự đầu tư bài bản vào sản xuất nông nghiệp. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, việc thu hút mạnh đầu tư, xúc tiến thương mại của các DN thực phẩm ngoại nhằm khai thác thế mạnh thị trường nội địa cũng gia tăng sức ép cạnh tranh cho DN thực phẩm trong nước. Do đó, để có thể tồn tại, phát triển, nhất thiết DN trong nước phải nâng cao chất lượng sản xuất, cải thiện bao bì sản phẩm.

Mặt khác, các cơ quan chức năng cần thắt chặt kiểm soát nguồn thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc kháng sinh sử dụng trong thực phẩm, nuôi trồng nông - thủy - hải sản, giảm thiểu rủi ro cho hàng hóa xuất khẩu...

Ở góc độ DN, nhiều ý kiến cho rằng, để phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm bền vững cần có sự đầu tư bài bản vào sản xuất nông nghiệp, đảm bảo nguồn nguyên liệu có chất lượng tốt, đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Muốn vậy, cần có sự hợp tác, liên kết giữa các DN, nhà đầu tư từ khâu sản xuất đến chế biến sau thu hoạch. Trong đó, các nhà đầu tư có nguồn lực tài chính và kinh nghiệm giữ vai trò dẫn đầu, hỗ trợ các DN nhỏ.

Ông Piotr Harasimowicz - Trưởng văn phòng đại diện Cục Đầu tư và thương mại Ba Lan tại TP. Hồ Chí Minh - cho biết, hiện Việt Nam đã ký kết rất nhiều hiệp định thương mại với các quốc gia trên thế giới. Điều này đã mở ra thị trường xuất khẩu rất lớn cho hàng hóa Việt, nhất là hàng nông - thủy - hải sản, thực phẩm chế biến.

Tuy nhiên, các DN trong nước cần chủ động đổi mới công nghệ hiện đại, tạo ra sản phẩm tốt, đặc biệt là phát triển thương hiệu và tăng độ tin cậy sản phẩm mang thương hiệu Việt trên trường quốc tế.

Đức Minh

Tin khác

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

(CLO) Tại Singapore, tốc độ tăng trưởng của các văn phòng gia đình Trung Quốc đang chậm lại do hậu quả từ vụ bê bối rửa tiền trị giá hàng tỷ USD năm ngoái và việc kiểm tra chặt chẽ hơn đối với những cá nhân nộp đơn mới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

(CLO) Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã CK: BSR - UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 30.696 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.195 tỷ đồng và nộp NSNN đạt 3.355 tỷ đồng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp