Cảnh báo về quy định ghi nhãn hàng dệt may Nhật Bản

Thứ năm, 02/02/2017 09:42 AM - 0 Trả lời

Bộ Công Thương cho biết, Nhật Bản vừa thông báo Dự thảo tổng quan sửa đổi đối với quy định ghi nhãn chất lượng đối với sản phẩm dệt may nhằm cung cấp thông tin chính xác hơn về chất lượng cho người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm, hàng hóa.

(CLO) Bộ Công Thương cho biết, Nhật Bản vừa thông báo Dự thảo tổng quan sửa đổi đối với quy định ghi nhãn chất lượng đối với sản phẩm dệt may nhằm cung cấp thông tin chính xác hơn về chất lượng cho người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm, hàng hóa.

Theo đó, Nhật Bản dự kiến đưa ra các sửa đổi, bổ sung quy định về ghi nhãn bắt buộc đối với các sản phẩm: quần, mũ, khăn và chăn như phải chỉ rõ thành phần sợi của lớp lót, ghi nhãn "Home Washing", "Care Labelling"..., tên thành phần sợi theo quy định của Nhật Bản. Dự thảo sửa đổi này sẽ có hiệu lực sau khi ban hành trên công báo chính thức của Nhật Bản (KAMPO).

Theo quy định của Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) của WTO, các nước thành viên WTO bao gồm cả Việt Nam có thể đóng góp ý kiến cho Dự thảo sửa đổi này của Nhật Bản trong trường hợp nhận thấy Dự thảo này có khả năng gây cản trở thương mại quá mức cần thiết. Thời gian đóng góp ý kiến mà Nhật Bản cho phép sẽ kết thúc vào ngày 20/2/2017.

[caption id="attachment_148089" align="aligncenter" width="700"]Báo Công luận
Ảnh minh họa (Ảnh TL)[/caption]

Về phía Việt Nam, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) sẽ phối hợp với Bộ Công Thương xem xét phòng chống ảnh hưởng của quy định này tới doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu dệt may của Việt Nam; xem xét, đánh giá quy định liên quan hiện hành của Việt Nam và nếu cần thiết, xây dựng một hoặc một số biện pháp kỹ thuật của Việt Nam theo hướng như quy định của Nhật Bản để cung cấp thông tin cho người tiêu dùng, hạn chế hàng hóa kém chất lượng và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng trong nước.

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cũng đề nghị Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Hiệp hội Dệt may Việt Nam phổ biến cho doanh nghiệp về Dự thảo mới của Nhật Bản để doanh nghiệp đóng góp ý kiến trong trường hợp thấy có khả năng gây cản trở thương mại quá mức cần thiết khi xuất khẩu sang Nhật Bản; đồng thời, đánh giá khó khăn của doanh nghiệp trong việc đáp ứng các yêu cầu trong Dự thảo sửa đổi của Nhật Bản.

Nguyễn Mạnh

Tin khác

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

(CLO) Tại Singapore, tốc độ tăng trưởng của các văn phòng gia đình Trung Quốc đang chậm lại do hậu quả từ vụ bê bối rửa tiền trị giá hàng tỷ USD năm ngoái và việc kiểm tra chặt chẽ hơn đối với những cá nhân nộp đơn mới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

(CLO) Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã CK: BSR - UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 30.696 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.195 tỷ đồng và nộp NSNN đạt 3.355 tỷ đồng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp