Cao nguyên đá rực rỡ những mùa hoa

Thứ bảy, 24/11/2018 13:37 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tối 23/11, tại thị trấn Đồng Văn (huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) đã diễn ra chương trình khai mạc Lễ hội hoa Tam giác mạch lần thứ IV năm 2018.

Lễ hội hoa Tam giác mạch lần thứ IV sẽ là lễ hội lớn nhất so với 3 kỳ tổ chức trước. Thông qua lễ hội năm nay, Hà Giang sẽ rà soát lại quá trình 4 năm mà địa phương đã tận tâm xây dựng thương hiệu Du lịch Cao nguyên đá Hà Giang, xem xét mặt mạnh và những điểm còn hạn chế chưa đạt bằng các việc làm cụ thể.

Báo Công luận
 Chương trình nghệ thuật đặc sắc tại buổi lễ khai mạc Lễ hội hoa tam giác mạch 2018. Ảnh: TTXVN.

Với chủ đề “Cao nguyên đá rực rỡ những mùa hoa”, chương trình khai mạc đã khắc họa văn hóa, phong tục tập quán độc đáo nơi Cao nguyên đá Đồng Văn. Lễ hội khai mạc bao gồm lễ diễu hành Carnaval và biểu diễn nghệ thuật. Các tiết mục được dàn dựng công phu, trình diễn dưới nhiều thể loại đa dạng, hình thức phong phú với sự góp mặt của hàng trăm diễn viên chuyên nghiệp đến từ các đơn vị nghệ thuật từ trung ương và nghệ nhân, diễn viên của 4 huyện trên vùng Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn là Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc.

Tại buổi lễ, Ban tổ chức cũng tiến hành trao giải Cuộc thi lựa chọn gương mặt đại diện thương hiệu hoa Tam giác mạch. Cuộc thi lựa chọn gương mặt đại diện thương hiệu “Hoa Tam giác mạch tỉnh Hà Giang” do tỉnh tổ chức dành cho nữ thanh niên từ 18-25 tuổi đang học tập và công tác tại Hà Giang hoặc nữ thanh niên Hà Giang đang học tập, lao động, công tác tại các tỉnh, thành trong cả nước. 14 người đẹp đến từ các huyện, thành phố trong tỉnh đã cùng nhau hội tụ để khoe sắc, tranh tài. Ban tổ chức đã lựa chọn 6 thí sinh xuất sắc để vào vòng chung kết. Kết quả cuối cùng, thí sinh Lương Huyền Trang đến từ huyện Vị Xuyên đã trở thành Gương mặt đại diện thương hiệu hoa Tam giác mạch Hà Giang năm 2018.

Ngoài ra, lễ hội cũng là dịp để các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên quần chúng và bà con nhân dân gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc.

Đặc biệt, với nhiều hoạt động đặc sắc, phong phú, Lễ hội hoa Tam giác mạch được trải dài từ tháng 10 đến hết tháng 12 trên khắp vùng Cao nguyên đá, hứa hẹn sẽ đem đến cho du khách những trải nghiệm thực tế cũng như được hòa mình vào thiên nhiên, đắm chìm trong những thảm hoa tím hồng đan xen giữa rừng đá mênh mông để cùng tận hưởng sự kỳ vĩ của đất trời, góp them những tri thức về văn hóa bản địa và tiếp tục cho hành trình mới trở lại Hà Giang. Thông qua biểu tượng hoa Tam giác mạch để tôn vinh, ngợi ca mảnh đất và con người Hà Giang đã vượt qua mọi khó khăn, đoàn kết vươn lê trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giữ vững mảnh đất biên cương cực Bắc của Tổ quốc.

Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2015, Lễ hội hoa Tam giác mạch đã trở thành hoạt động du lịch thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế. Có thể nói, những năm gần đây hoa Tam giác mạch của Hà Giang đã trở thành điểm nhấn, thu hút đông đảo du khách đến với Hà Giang để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của núi rừng, của hoa Tam giác mạch trên Cao nguyên đá, được hòa mình với cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số… đã mở ra cho Hà Giang một hướng đi mới xây dựng sản phẩm du lịch “hoa Tam giác mạch”.

Các điểm mà du khách có thể ngắm hoa Tam giác mạch lý tưởng mùa lễ hội năm nay như: Thạch Sơn Thần ở xã Quyết Tiến (Quản Bạ); Làng Văn hóa Lũng Cẩm ở xã Sủng Là (Đồng Văn); chân đèo Mã Pì Lèng huyện Mèo Vạc; khu vực rừng thông và xã Na Khê của huyện Yên Minh… Tại các điểm dừng chân, các vùng trồng hoa cũng sẽ tổ chức nhiều ách Đá trắng Mã Pì Lèng và nhiều hoạt động du lịch trải nghiệm khác…

Lễ hội hoa Tam giác mạch năm 2018 ngoài việc nhằm tôn vinh đồng bào các dân tộc vùng Cao nguyên đá Hà Giang với đời sống văn hóa đặc sắc, đã vượt qua mọi khó khăn, đoàn kết vươn lên trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giữ vững mảnh đất biên cương cực Bắc của Tổ quốc. Ngoài ra, còn hướng đến mục tiêu tuyên truyền, quảng bá, xây dựng thương hiệu, nâng cao vị thế, hình ảnh của đất và người Hà Giang với bạn bè trong nước và quốc tế.

B.V

Tin khác

Chiêm ngưỡng những kỷ vật kháng chiến gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng những kỷ vật kháng chiến gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phản ánh về trận quyết chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954 hiện đang thu hút nhiều người dân Thủ đô Hà Nội và du khách quốc tế tới tham quan, khám phá.

Đời sống văn hóa
Hào hứng Lễ hội thả diều - Hello Sunny Phan Thiết

Hào hứng Lễ hội thả diều - Hello Sunny Phan Thiết

(CLO) Hơn 100 cánh diều đầy màu sắc và hình dạng độc đáo bay lượn giữa bầu trời xanh tại Lễ hội thả diều Hello Sunny Phan Thiết.

Đời sống văn hóa
Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

(NB&CL) Được đào tạo sử dụng các chất liệu màu nước, sơn dầu, lụa, khắc gỗ… nhưng họa sĩ Lê Vinh, chàng trai sinh năm 1979 tại huyện Ba Vì, Hà Nội, lại chọn hướng đi riêng sau khi tốt nghiệp, để rồi thể loại tranh vẽ bằng bút bi mới lạ đưa anh trở thành hiện tượng trong làng hội họa Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

(CLO) Ngày 28/4, tại trung tâm thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới đã tổ chức Lễ hội đường phố năm 2024, với sự tham gia của hàng trăm nghệ sĩ biểu diễn nhiều tiết mục văn nghệ, thời trang...

Đời sống văn hóa
Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

(CLO) Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Đồi C4 anh hùng, Đồi Ba cây thông… từ năm 1965 đến năm 1973 của thế kỷ trước, trên Đồi C4 đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ Đại đội 4 thuộc Trung đoàn 228 nhằm tiêu diệt máy bay của Đế quốc Mỹ dội bom xuống cầu Hàm Rồng.

Đời sống văn hóa