Châu Âu phải đốt nhiều than hơn trong nỗ lực loại bỏ năng lượng của Nga

Thứ ba, 24/05/2022 05:34 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ủy ban châu Âu đã lên chi tiết về kế hoạch tăng công suất năng lượng tái tạo của EU và giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga, đồng thời thừa nhận rằng các cơ sở than phải được sử dụng "lâu hơn suy nghĩ ban đầu".

Tuần trước, Ủy ban đã tuyên bố mô tả các mục tiêu của kế hoạch REPowerEU trong đó cho biết: “EC đề xuất kế hoạch để EU độc lập với nhiên liệu hóa thạch của Nga trước năm 2030, bắt đầu từ khí đốt.”.

Đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiết kiệm năng lượng, đa dạng hóa nhập khẩu năng lượng và đẩy nhanh "quá trình chuyển đổi năng lượng sạch của châu Âu."

chau au phai dot nhieu than hon trong no luc loai bo nang luong cua nga hinh 1

EU vẫn đang nỗ lực cách ly khỏi năng lượng Nga. Ảnh: Internet.

Khối này dự kiến đầu tư thêm 210 tỷ euro (220,87 tỷ USD) từ năm 2022 đến năm 2027. Khi nói đến đóng góp của năng lượng tái tạo trong hỗn hợp năng lượng của EU, Ủy ban đã khuyến nghị nâng mục tiêu hiện tại là 40% vào năm 2030 lên 45%.

Các đề xuất của Ủy ban được đưa ra cùng ngày khi các chính phủ Đan Mạch, Đức, Hà Lan và Bỉ công bố mục tiêu chung về ít nhất 65 gigaton điện gió ngoài khơi vào năm 2030. Họ hy vọng sẽ có 150 GW công suất vào giữa thế kỷ.

Lập trường đối với nhiên liệu hóa thạch là khó khăn. Theo Eurostat, Nga là nhà cung cấp lớn nhất của EU đối với cả sản phẩm dầu mỏ và khí đốt tự nhiên vào năm ngoái.

Việc EU có ý định loại bỏ các khí hydrocacbon của Nga sau cuộc chiến của Nga vào Ukraine ngụ ý rằng EU sẽ cần phải cung cấp dầu và khí đốt từ các khu vực khác trên thế giới để lấp đầy khoảng trống cung cấp.

Ủy ban ước tính rằng khoản đầu tư từ 1,5 đến 2 tỷ euro sẽ được yêu cầu để đảm bảo an ninh nguồn cung dầu. Ước tính sẽ cần khoảng 10 tỷ euro vào năm 2030 để nhập khẩu đủ khí đốt tự nhiên hóa lỏng và khí đốt từ các nguồn khác.

Tất cả những điều này đang xảy ra vào thời điểm mà EU đã tuyên bố rằng họ muốn trung hòa carbon vào năm 2050. Về trung hạn, EU muốn giảm lượng phát thải khí nhà kính ròng ít nhất là 55% vào năm 2030, mà họ đề cập đến là kế hoạch "Fit for 55".

Ủy ban tuyên bố rằng REPowerEU không thể hoạt động nếu không "nhanh chóng áp dụng tất cả các biện pháp trong chính sách ‘Fit for 55’ và các yêu cầu về hiệu quả năng lượng."

Theo Ủy ban, trong thực tế mới này, việc sử dụng khí đốt ở EU sẽ "giảm với tốc độ nhanh hơn, làm giảm chức năng của khí đốt như một loại nhiên liệu chuyển tiếp."

"Tuy nhiên, việc chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch của Nga cũng sẽ đòi hỏi các khoản đầu tư có mục tiêu vào cơ sở hạ tầng khí đốt để đảm bảo an ninh nguồn cung cấp và các điều chỉnh tương đối hạn chế đối với cơ sở hạ tầng dầu mỏ, bên cạnh các khoản chi quy mô lớn cho lưới điện và xương sống hydro toàn EU", cơ quan này nói thêm .

"Song song đó, một số công suất tại các mỏ than hiện có sẽ được sử dụng lâu hơn dự kiến, với vai trò của năng lượng hạt nhân và các nguồn khí đốt bản địa", Ủy ban nêu rõ.

Trong một cuộc họp báo hôm thứ Tư, Frans Timmermans, giám đốc khí hậu của EU, đã đồng ý rằng việc sử dụng ít khí đốt tự nhiên hơn trong giai đoạn chuyển tiếp có nghĩa là "sử dụng than lâu hơn - điều đó có tác động tiêu cực đến lượng khí thải thải ra môi trường."

"Tuy nhiên, phải nhanh chóng đẩy nhanh việc triển khai năng lượng tái tạo - năng lượng mặt trời, gió, biomethane", ông giải thích.

Timmermans, phó chủ tịch điều hành của Ủy ban châu Âu về Thỏa thuận xanh châu Âu, tiếp tục nhấn mạnh sự cần thiết của việc tạo ra sự cân bằng song song giữa những loại nhiên liệu này.

Ông hy vọng Liên minh Châu Âu sẽ sớm cân bằng được mục tiêu này, để hạn chế lượng khí thải càng thấp càng tốt. Bởi vì, than ảnh hưởng tiêu cực lên môi trường, Tổ chức Hòa bình Xanh ví nó như "dạng năng lượng bẩn nhất, ô nhiễm nhất".

chau au phai dot nhieu than hon trong no luc loai bo nang luong cua nga hinh 2

Than là nhân tố chính tác động tiêu cực đến môi trường sống. Ảnh: Internet.

Các khí thải khác từ quá trình đốt cháy than được Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ liệt kê, bao gồm carbon dioxide, sulfur dioxide, các hạt và oxit nitơ.

Sau khi nghe tin Liên minh Châu Âu tăng cường sử dụng than như một nỗ lực thoát ly khỏi năng lượng Nga, một số tổ chức môi trường đã phản ứng tiêu cực trước thông báo này.

Eilidh Robb, một nhà vận động chống sử dụng nhiên liệu hóa thạch của tổ chức Friends of the Earth Europe, cho biết: “Những biện pháp này được thiết kế để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo - tuy nhiên chính sách mới nhất của Ủy ban châu Âu đưa ra bằng một mặt và thực hiện với mặt kia.

“Cái gọi là REPowerEU bao gồm các bước thiết yếu và quan trọng đối với các giải pháp tái tạo, nhưng điều đó cũng cho phép thực hiện gần 50 dự án và mở rộng cơ sở hạ tầng nhiên liệu hóa thạch,” ông Robb giải thích.

Lê Na (Theo HSNW)

Bình Luận

Tin khác

Lần thứ ba Ngân hàng Nhà nước huỷ đấu thầu vàng miếng SJC

Lần thứ ba Ngân hàng Nhà nước huỷ đấu thầu vàng miếng SJC

(CLO) Phiên đấu thầu vàng miếng SJC sáng nay (3/5) đã được Ngân hàng Nhà nước huỷ, do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu nhờ kinh tế Mỹ

OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu nhờ kinh tế Mỹ

(CLO) Nền kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng nhanh hơn dự kiến chỉ vài tháng trước nhờ hoạt động kinh tế kiên cường của Mỹ trong khi lạm phát đang hội tụ nhanh hơn dự kiến của các ngân hàng trung ương, theo OECD.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đấu thầu vàng SJC phiên thứ tư, giá tham chiếu để cọc cao chót vót

Đấu thầu vàng SJC phiên thứ tư, giá tham chiếu để cọc cao chót vót

(CLO) 9h sáng nay (3/5), Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng phiên thứ tư với 16.800 lượng vàng miếng SJC. Tuy nhiên, giá tham chiếu để cọc 82,9 triệu đồng/lượng, tương đương giá vàng giao dịch trên thị trường được đánh giá là quá cao. 

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhiều nông dân Trung Quốc trở thành triệu phú nhờ bán hàng livestream

Nhiều nông dân Trung Quốc trở thành triệu phú nhờ bán hàng livestream

(CLO) Năm 2023 có hơn 15 triệu người phát trực tiếp chuyên nghiệp ở Trung Quốc sản xuất nội dung từ giải trí đến rao bán các sản phẩm như son môi, đồ ăn, ôtô thậm chí là nhà đất. Hưởng lợi từ điều đó, nhiều nông dân đã giàu lên nhờ bán mặt hàng nông sản, nhưng vẫn còn nhiều người loay hoay trong “cuộc chiến” công nghệ số.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sản lượng dầu khí của Mỹ tăng khi thời tiết ấm lên

Sản lượng dầu khí của Mỹ tăng khi thời tiết ấm lên

(CLO) Sau mùa đông khắc nghiệt trong tháng 1 khiến sản lượng dầu và khí đốt giảm, các công ty khoan dầu của Mỹ đang lấy lại phong độ, với sản lượng trung bình hàng ngày trong tháng 2 đạt 600.000 thùng/ngày so với tháng 1, theo dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ.

Thị trường - Doanh nghiệp