Châu Phi bị tụt lại phía sau trong việc tiêm vaccine COVID-19

Thứ tư, 22/09/2021 09:08 AM - 0 Trả lời

(CLO) Châu Phi đang bị tụt lại phía sau trong công cuộc tiêm vaccine COVID-19, khi chỉ 3,6% dân số đã tiêm phòng trong khi tỷ lệ này ở châu Âu là hơn 60%.

Sự kiện: COVID-19

Thống kê cho thấy, mặc dù sự bùng phát của biến thể Delta đã khiến số ca bệnh gia tăng ở châu Phi, song châu lục này không ghi nhận tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do COVID-19 cao như ở nhiều nước châu Âu. Châu Phi với 1,3 tỷ dân đã ghi nhận gần 8,2 triệu ca mắc và 206.000 ca tử vong, trong khi ở châu Âu, đã có 1,2 triệu người mắc COVID-19 thiệt mạng.

chau phi bi tut lai phia sau trong viec tiem vaccine covid 19 hinh 1

Chỉ có khoảng 2% lượng vaccine COVID-19 trên thế giới được cung cấp đến châu Phi chỉ. Ảnh: CNN

Tuy nhiên, châu Phi đang bị tụt lại phía sau trong cuộc đua tiêm chủng ngừa COVID-19. Cho đến nay, gần 6 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19 đã được phân phối trên toàn cầu, song chỉ 2% trong số này đến được châu Phi. Chỉ 3,6% dân số đủ điều kiện tiêm chủng ở châu lục này đã tiêm phòng trong khi tỷ lệ trung bình này ở châu Âu là hơn 60%.

Các nước châu Phi có thể tiếp cận vaccine bằng cách mua trực tiếp từ hãng sản xuất hoặc được các nước giàu viện trợ thông qua cơ chế COVAX. Bên cạnh đó, Nhóm đặc trách mua sắm vaccine COVID-19 (AVATT) của Liên minh châu Phi (AU) cũng mua vaccine cho các nước thành viên. Tuy nhiên, cả COVAX và AVATT đều bị hạn chế bởi các nước sản xuất vaccine, trong đó có Ấn Độ.

Theo số liệu của UNICEF, Mỹ đến nay là nước viện trợ vaccine nhiều nhất, với 31,5 triệu liều, tiếp đó là đến Trung Quốc với 6,8 triệu liều, Anh 5,3 triệu liều và Pháp với 4,5 triệu liều.

Ấn Độ đã ngừng xuất khẩu vaccine của hãng AstraZeneca khi nước này đương đầu với làn sóng dịch bệnh nghiêm trọng vào đầu năm nay. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất vaccine cũng dành ưu tiên cho các hợp đồng song phương với từng nước riêng rẽ, khiến cho các nước châu Phi lúc nào cũng là những nước cuối cùng. Điều này có nghĩa nhiều quốc gia châu Phi ngày càng phụ thuộc vào vaccine do các nước giàu viện trợ. Tuy nhiên, những nước này chỉ viện trợ cho những nước nghèo khi dư thừa vaccine.

Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), khoảng 57 triệu liều vaccine đã được các chính phủ và công ty ty nhân viện trợ cho các nước châu Phi, chiếm khoảng 3/4 trong tổng số 77,5 triệu liều mà các nước này cam kết.

Các nước phương Tây cũng đã cam kết tặng vaccine cho châu Phi. Hồi tháng 6 vừa qua, Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã cam kết viện trợ hàng trăm triệu liều vaccine cho các nước nghèo hơn, song phần lớn số vaccine theo cam kết vẫn chưa được phân phối tới các nước nghèo.

Trước đó, ngày 14/9, AU tuyên bố các nước châu Phi muốn mua vaccine phòng COVID-19 hơn chờ đợi vaccine viện trợ. Trong một phát biểu tại trụ sở WHO tại Geneva, đặc phái viên AU Strive Masiyiwa đã hối thúc các quốc gia sản xuất dược phẩm dỡ bỏ các rào cản xuất khẩu vaccine để tạo điều kiện cho châu Phi có thể tự giải quyết tình trạng bất bình đẳng trong tiếp cận vaccine phòng COVID-19 trong bối cảnh các nước giàu đã sẵn có nguồn cung vaccine này.

Trả lời phỏng vấn gần đây của hãng tin AFP, Giám đốc điều hành của Ngân hàng Thế giới (WB) Axel van Trotsenburg nhấn mạnh, tình trạng thiếu vaccine phòng COVID-19 ở châu Phi là điều “không thể chấp nhận được”.

Ông Axel van Trotsenburg nêu rõ, cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để hỗ trợ châu Phi trong việc tiếp cận vaccine, qua đó giúp tăng tỷ lệ tiêm chủng. WHO cho biết đang thúc đẩy việc phân phối vaccine cho khu vực này thông qua cơ chế COVAX, cũng như hỗ trợ mua trực tiếp vaccine từ các nhà sản xuất.

Hiện các nhà vận động đã kêu gọi các hãng dược phẩm bãi bỏ bản quyền vaccine ngừa COVID để các nước nghèo có thể tự sản xuất vaccine, điều mà đến nay, chưa có hãng dược phẩm nào đồng ý.

Trong bối cảnh đó, các chuyên gia hy vọng rằng cuộc họp bên lề Đại hội đồng Liên hợp quốc trong tuần này sẽ giải quyết bất bình đẳng trong tiếp cận vaccine hiện nay đang khiến nhiều quốc gia ở châu Phi bị tụt lại đằng sau.

T.Toàn

Bình Luận

Tin khác

Hà Tĩnh: Nắng nóng vượt ngưỡng 41 độ C, 2 người đàn ông tử vong do sốc nhiệt

Hà Tĩnh: Nắng nóng vượt ngưỡng 41 độ C, 2 người đàn ông tử vong do sốc nhiệt

(CLO) Dưới thời tiết nắng nóng gay gắt vượt ngưỡng 41 độ C, hai cụ ông ở Hà Tĩnh đã tử vong do sốc nhiệt.

Sức khỏe
Vì sao bệnh ho gà ở Hà Nội chiếm gần 50% số ca bệnh cả nước?

Vì sao bệnh ho gà ở Hà Nội chiếm gần 50% số ca bệnh cả nước?

(CLO) Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 127 ca mắc ho gà, tăng 7,9 lần so với cùng kỳ năm 2023, đáng chú ý, tại Hà Nội có 60 ca.

Sức khỏe
Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

(CLO) Dị vật cuống trái xoài đã được các bác sĩ lấy ra khỏi đường thở của bé trai 8 tháng tuổi, hiện tình trạng sức khỏe bé tạm ổn, đang điều trị và theo dõi thêm.

Sức khỏe
Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

(CLO) Các ca mắc ho gà trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đều xuất hiện ở trẻ dưới 2 tháng tuổi, độ tuổi chưa đến lịch được tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà.

Sức khỏe
Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

(CLO) Sản phụ 34 tuổi nhập viện trong tình trạng sốc mất máu, đau bụng nhiều, huyết áp giảm do thai ngoài tử cung bị vỡ và được chỉ định phẫu thuật cấp cứu và truyền 6 đơn vị máu.

Sức khỏe