Thiếu vaccine ngừa Covid-19, nền kinh tế châu Phi chịu ảnh hưởng lớn

Thứ sáu, 27/08/2021 12:29 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tỷ lệ tiêm chủng vaccine Covid-19 của châu Phi thấp hơn rất nhiều so với các châu lục khác trên thế giới. Điều này đe dọa sự phục hồi của nền kinh tế châu Phi khi đại dịch Covid-19 ngày càng có diễn biến phức tạp hơn.

Tính đến ngày 23/8, chỉ có 2,48% người dân tại châu Phi đươc tiêm chủng đầy đủ, thấp hơn rất nhiều so với các châu lục khác. Ảnh: CNBC.

Tính đến ngày 23/8, chỉ có 2,48% người dân tại châu Phi đươc tiêm chủng đầy đủ, thấp hơn rất nhiều so với các châu lục khác. Ảnh: CNBC.

Theo CNBC, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Phi Akinwumi Adesina cho biết châu Phi đang thiếu hụt khả năng tiếp cận vaccine ngừa Covid-19.

“Các lô vaccine Covid-19 đã không được đưa đến kịp thời, không đúng số lượng và giá cả chênh rất nhiều”, ông Adesina tiết lộ.

Theo Our World in Data, tính đến ngày 23/8, chỉ có 2,48% người dân tại châu Phi đươc tiêm chủng đầy đủ, thấp hơn rất nhiều so với các châu lục khác. Cùng thời điểm đó, tỷ lệ tiêm chủng tại châu Á và Nam Mỹ lần lượt là 25,31% và 27,1%. Trong khi đó, tỷ lệ châu Âu và Bắc Mỹ đều trên 40%.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) châu Phi cho biết, tính đến ngày 18/8, các quốc gia ở châu lục này đã nhận được 123,4 triệu liều vaccine, thông qua những thỏa thuận song phương, cơ chế COVAX và AVATT – nhóm gồm 10 thành viên cung cấp vaccine cho châu Phi.

Ông Adesina cho biết thông qua AVATT, Liên minh châu Phi đã mua được 400 triệu liều vaccine, đủ để tiêm chủng cho 1/3 dân số. Tuy nhiên, con số đó vẫn còn rất hạn chế so với dân số 1,2 tỷ người của châu Phi.

Ngoài ra, ông Adesina cảnh báo đại dịch “có tác động rất lớn” đến châu Phi, khiến tăng trưởng GDP sụt giảm, thâm hụt tài khóa tăng gấp đôi và tỷ lệ nợ trên GDP gia tăng trong năm 2020.

Tuy nhiên, ông dự báo tăng trưởng kinh tế của châu Phi sẽ đạt 3,4% trong năm 2021, sau khi giảm 2,1% năm 2020.

“Châu Phi vẫn có những nền tảng cơ bản tuyệt vời”, ông Adesina nhận định, chỉ ra tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, tiêm năng chi tiêu tiêu dùng tốt và một lượng lớn dân số trẻ. “Tôi hy vọng châu Phi sẽ phục hồi hoàn toàn sau đại dịch lần này. Các nền tảng cơ bản vẫn rất mạnh mẽ”, ông Adesina nhấn mạnh.

Khu vực Mậu dịch Tự do Lục địa châu Phi (AFCFTA) cũng “’quá lớn để bỏ qua”, ông Adesina nhấn mạnh. Đây là khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới (tính theo số lượng quốc gia tham gia), kết nối hơn 1 tỷ người từ 55 quốc gia với tổng GDP lên tới 2.500 tỷ USD.

Hương Vũ

Bình Luận

Tin khác

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

(CLO) Tại Singapore, tốc độ tăng trưởng của các văn phòng gia đình Trung Quốc đang chậm lại do hậu quả từ vụ bê bối rửa tiền trị giá hàng tỷ USD năm ngoái và việc kiểm tra chặt chẽ hơn đối với những cá nhân nộp đơn mới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

(CLO) Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã CK: BSR - UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 30.696 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.195 tỷ đồng và nộp NSNN đạt 3.355 tỷ đồng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô