Châu Phi đối mặt với nguy cơ thiếu hụt hàng tỷ ống tiêm chuyên dụng ngừa COVID-19

Thứ bảy, 30/10/2021 07:03 AM - 0 Trả lời

(CLO) Châu Phi đối mặt với nguy cơ thiếu hụt tới 2,2 tỷ ống tiêm dùng một lần chuyên dụng để tiêm phòng COVID-19 và tiêm chủng định kỳ vào năm 2022.

Sự kiện: COVID-19

Theo số liệu thống kê của trang worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 30/10 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 246.743.078 ca, trong đó có 5.003.329 người tử vong. Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 461.402 trường hợp mắc COVID-19 và 7.754 ca tử vong.

chau phi doi mat voi nguy co thieu hut hang ty ong tiem chuyen dung ngua covid 19 hinh 1

Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 ở Luanda, Angola, ngày 1/10/2021. Ảnh: AFP

Đại dịch sau gần 2 năm đến nay xuất hiện và lây lan ở 221 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 221 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 17 triệu ca và trên 75.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 25/10, thế giới có 126 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 101 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì dịch bệnh.

Tại châu Phi, hãng tin Reuters (Anh) dẫn thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, sẽ chỉ có 5 quốc gia của châu lục này đạt mục tiêu tiêm phòng COVID-19 đầy đủ cho 40% dân số đến cuối năm nay.

Theo WHO, chỉ có 5 quốc gia, chiếm chưa đến 10% trong tổng số 54 quốc gia châu Phi, đạt được mục tiêu tiêm chủng đầy đủ cho 40% người dân của mình tính đến cuối năm nay, trừ khi tốc độ tiêm chủng tăng nhanh trên toàn châu lục.

Ba quốc gia châu Phi, bao gồm Seychelles, Mauritius và Maroc, đã đạt được mục tiêu tiêm chủng do Hội đồng Y tế Thế giới, cơ quan hoạch định chính sách y tế cao nhất trên thế giới, đề ra hồi tháng 5 vừa qua. Với tốc độ tiêm chủng hiện tại, chỉ có 2 quốc gia nữa là Tunisia và Cabo Verde cũng sẽ đạt được mục tiêu này.

WHO cho biết việc tiếp cận hạn chế đối với các vật tư y tế thiết yếu dùng để tiêm chủng, như ống tiêm, có thể làm chậm quá trình triển khai tiêm vaccine COVID-19. Theo dự đoán, châu Phi có thể đối mặt với tình trạng thiếu hụt tới 2,2 tỷ ống tiêm dùng một lần chuyên dụng tiêm phòng COVID-19 và tiêm chủng định kỳ vào năm 2022.

Ống tiêm dùng một lần 0,3ml để tiêm vaccine Pfizer/BioNTech COVID-19 sẽ thiếu hụt nghiêm trọng. Ống tiêm 0,3ml, khác với loại ống tiêm 0,5ml được sử dụng cho các loại vaccine COVID-19 khác và tiêm chủng thông thường. Hiện tại, không có kho dự trữ ống tiêm chuyên dụng trên toàn cầu, trong khi đó, thị trường ống tiêm 0,3ml rất chặt chẽ và vô cùng cạnh tranh. Tình trạng thiếu hụt nguồn cung này sẽ kéo dài ít nhất đến quý 1/2022, WHO cho biết.

WHO cũng chỉ ra rằng Kenya, Rwanda và Nam Phi đã gặp phải tình trạng chậm trễ trong việc tiếp nhận ống tiêm.

Bà Matshidiso Moeti, Giám đốc WHO tại châu Phi dự báo, đầu năm tới, vaccine COVID-19 sẽ bắt đầu tràn vào châu Phi, nhưng sự khan hiếm ống tiêm có thể làm chậm tiến độ tiêm chủng.

Khoảng 50 triệu liều vaccine COVID-19 đã được đưa đến châu Phi trong tháng 10, gần gấp đôi so với số lượng của tháng 9. COVAX, sáng kiến toàn cầu nhằm đảm bảo tiếp cận công bằng với vaccine, đã phân phối gần 90% số vaccine ở châu Phi trong tháng này và đã tăng tốc các lô hàng của mình kể từ tháng 7. Tuy nhiên, với tốc độ hiện tại, châu Phi vẫn phải đối mặt với sự thiếu hụt 275 triệu liều vaccine COVID-19 để đáp ứng mục tiêu cuối năm là tiêm chủng đầy đủ cho 40% người dân.

Để giải quyết tình hình hiện nay, Phó Tổng Thư ký Liên Hợp quốc, bà Amina Mohammed kêu gọi đoàn kết giúp đỡ châu Phi ứng phó với đại dịch, phát triển bền vững và tài chính.

Phát biểu trước Hội đồng Bảo an (HĐBA) về hợp tác giữa Liên Hợp quốc và Liên minh châu Phi (AU), bà Mohammed cho rằng cần ưu tiên ứng phó với đại dịch COVID-19 ở châu Phi thông qua tăng cường phân bổ vaccine, củng cố hệ thống y tế quốc gia và đầu tư chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai, đặc biệt trong bối cảnh chỉ khoảng 6% dân số châu Phi được tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19.

Châu Phi đã tiêm phòng đầy đủ cho 77 triệu người, chỉ 6% dân số. Tính đến ngày 28/10, châu Phi đã ghi nhận gần 8,5 triệu ca mắc COVID-19 và vượt ngưỡng 217.000 ca tử vong.

Thế Vũ

Bình Luận

Tin khác

Đã ghi nhận hơn 1.200 ca nhập viện vì sử dụng thuốc lá điện tử

Đã ghi nhận hơn 1.200 ca nhập viện vì sử dụng thuốc lá điện tử

(CLO) Theo báo cáo tổng hợp gần 700 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên cả nước, tính riêng năm 2023, có 1.224 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng; trong đó trẻ dưới 18 tuổi ghi nhận 71 ca.

Sức khỏe
Thông tin vaccine AstraZeneca có thể gây đông máu: Cục quản lý khám chữa bệnh nói gì?

Thông tin vaccine AstraZeneca có thể gây đông máu: Cục quản lý khám chữa bệnh nói gì?

(CLO) PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho hay, ban đầu khi triển khai tiêm vaccine Covid-19, ngành y tế rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Sức khỏe
Nguy cơ ngộ độc, suy thận, suy gan vì uống thuốc đông y tràn lan trên mạng xã hội

Nguy cơ ngộ độc, suy thận, suy gan vì uống thuốc đông y tràn lan trên mạng xã hội

(CLO) Đã có tình trạng trẻ em, người già, người bệnh mãn tính đã suy kiệt sức khỏe vì sử dụng thuốc đông y, thuốc nam bán trên mạng xã hội, nhiều người suy thận, suy gan, ngộ độc vì dùng thuốc không có nguồn gốc.

Sức khỏe
Bộ Y tế yêu cầu tập trung cứu chữa người bị nạn trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Bộ Y tế yêu cầu tập trung cứu chữa người bị nạn trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

(CLO) Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện khu vực phía Nam phối hợp chặt chẽ trong việc chuyển tuyến, hội chẩn chuyên môn, khám chữa bệnh từ xa qua telehealth... để cứu chữa người bị nạn trong vụ nổ lò hơi xảy ra tại Đồng Nai.

Sức khỏe
Hà Tĩnh: Nắng nóng vượt ngưỡng 41 độ C, 2 người đàn ông tử vong do sốc nhiệt

Hà Tĩnh: Nắng nóng vượt ngưỡng 41 độ C, 2 người đàn ông tử vong do sốc nhiệt

(CLO) Dưới thời tiết nắng nóng gay gắt vượt ngưỡng 41 độ C, hai cụ ông ở Hà Tĩnh đã tử vong do sốc nhiệt.

Sức khỏe