Chỉ khi các rào cản được gỡ bỏ thì dòng chảy kinh doanh được xuyên suốt

Thứ ba, 20/12/2022 20:31 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 20/12, tại Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật năm 2022, Phó thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh yêu cầu cơ quan Nhà nước chủ động đồng hành, tích cực tháo gỡ ách tắc, điểm nghẽn cho doanh nghiệp.

Diễn đàn do Bộ Tư pháp tổ chức với chủ đề “Nhận diện, tháo gỡ vướng mắc pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, phát triển”.

3 năm nay môi trường quốc tế bất ổn và đại dịch Covid-19 đặt ra nhiều khó khăn rất lớn, chưa có tiền lệ. Trong lúc phải đương đầu với những khó khăn thách đó, cộng đồng doanh nghiệp vẫn liên tục vấp nhiều rào cản, đặc biệt là những rào cản pháp lý.

chi khi cac rao can duoc go bo thi dong chay kinh doanh duoc xuyen suot hinh 1

Toàn cảnh diễn đàn.

Ngay như Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ rất tốt, nhưng cho đến nay vẫn còn những chính sách doanh nghiệp chưa tiếp cận được.

Sau hai năm dịch bệnh, doanh nghiệp ngành vận tải suy kiệt, một năm qua kinh tế phục hồi bình thường mới trở lại nhưng các doanh nghiệp trong ngành vẫn chỉ hoạt động được 50%. Nhiều doanh nghiệp phải bán bớt xe. Thiếu tiền nhưng khi vay vốn để phục hồi kinh doanh thì phải đáp ứng yêu cầu là có giấy xác nhận của Bảo hiểm xã hội, phải nộp đủ bảo hiểm. Ông Nguyễn Công Hùng, Phó chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam chia sẻ, đó là những yêu cầu những điều kiện không phù hợp với hoàn cảnh thực tế, là rào cản khiến chính sách hay mà doanh nghiệp không tiếp cận được.

“Ngay như chính sách hỗ trợ lãi suất 2%, trong chương trình phục hồi tưởng như chính sách rất tốt nhưng chương trình đặt ra vấn đề pháp lý cho nhiều bên. Trước hết là về phía ngân hàng, chương trình hỗ trợ từ tiền ngân sách, nên ngân hàng rất thận trọng. Với doanh nghiệp vay vốn từ chương trình hỗ trợ đối mặt với những cuộc thanh tra kiểm toán, đó cúng là rủi ro”, ông Đậu Anh Tuấn – Phó Tổng thư ký của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phát biểu.

Thực tế gần đây đang có hiện tượng có thêm những quy định làm tăng thêm điều kiện, thêm rào cản. Quy định bất ngờ thay đổi. Quy định lại có nhiều cách hiểu khác nhau.

“Điều quan trọng phải minh bạch hóa và tính tiên liệu được cho người thi hành. Chỉ khi các rào cản được gỡ bỏ thì dòng chảy kinh doanh được xuyên suốt”, ông Đậu Anh Tuấn có ý kiến.

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh nhấn mạnh hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi nhanh và phát triển bền vững sau đại dịch là nhiệm vụ rất quan trọng, được Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ rất quan tâm.

Phó Thủ tướng yêu cầu cơ quan Nhà nước chủ động, tích cực đồng hành với doanh nghiệp để giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong đó có việc tháo gỡ ách tắc, điểm nghẽn về pháp lý nhằm giúp doanh nghiệp hoạt động lành mạnh, hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh là rất cần thiết.

Trong những năm qua, công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp đã đạt nhiều kết quả tích cực. Lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương ngày càng quan tâm nhiều hơn đến công tác này. Riêng trong năm 2022, qua tổng kết, Bộ Tư pháp cùng các bộ, ngành đã rà soát gần 22.000 văn bản liên quan và đã kiến nghị, đề nghị bổ sung, sửa đổi hoặc bãi bỏ gần 6000 văn bản, cho thấy có những sự chồng chéo trong văn bản và đã tiến hành rà soát, sửa đổi.

“Điều đó thể hiện quyết tâm rất lớn của Chính phủ, các bộ, ngành rà soát các văn bản pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như các hoạt động xã hội khác”, Phó thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh nói.

Chương trình hỗ trợ pháp lý chuyên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025 do Bộ Tư pháp chủ trì, các chương trình hỗ trợ pháp lý chuyên ngành, các bộ, ngành, địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm cung cấp thông tin pháp lý, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và hỗ trợ tư vấn pháp luật cho nhiều doanh nghiệp. Các hiệp hội, ngành hàng cũng đang chủ động, tích cực hỗ trợ, tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp.

chi khi cac rao can duoc go bo thi dong chay kinh doanh duoc xuyen suot hinh 2

Nhiều đại biểu dự diễn đàn đã nêu những vướng mắc mới về môi trường kinh doanh.

Tuy nhiên, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ cũng thẳng thắn chỉ rõ, công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp chưa đáp ứng tốt nhất kỳ vọng của cả nước, cộng đồng doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn trong việc tiếp cận chương trình, dịch vụ hỗ trợ pháp lý. Hiệu quả của các hoạt động hỗ trợ, tư vấn pháp luật ở một số nơi chưa cao. Nguồn lực cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, người dân còn hạn chế.

“Trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện với hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm, dưới tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhu cầu hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp vừa hoạt động tốt trong nước, vừa cạnh tranh có hiệu quả ở thị trường nước ngoài là rất lớn. Yêu cầu về chất lượng, nội dung hỗ trợ, tư vấn pháp lý ngày càng cao hơn, đòi hỏi thời gian nhanh hơn”, Phó Thủ tướng phát biểu.

“Trước đòi hỏi của thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ đối với công tác hỗ trợ pháp lý, tôi cho rằng các hoạt động như diễn đàn hôm nay phải thật sự là kênh trao đổi thiết thực, hiệu quả và thường xuyên giữa các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là nghe tiếng nói của các doanh nghiệp về những vướng mắc trong thể chế, trong các văn bản của Chính phủ, các bộ, ngành. Từ đó đáp ứng được các nhu cầu của doanh nghiệp”, Phó thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh nói.

Từ đó, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương khẩn trương chủ động nhận diện, cảnh báo các rào cản và giải quyết kịp thời, tháo khó khăn, gỡ vướng mắc pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh.

Bài và ảnh: Hà Nguyễn 

Hà Nguyễn

Bình Luận

Tin khác

PCI năm 2023: Hưng Yên xếp thứ 12/63 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất cả nước

PCI năm 2023: Hưng Yên xếp thứ 12/63 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất cả nước

(CLO) Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức họp báo, công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh (PCI) năm 2023 và Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) năm 2023. Trong bảng xếp hạng PCI 2023, tỉnh Hưng Yên đạt 69,09 điểm (tính theo thang điểm 100), tăng 1,18 điểm so với năm 2022, xếp thứ 12/63 tỉnh.

Kinh tế vĩ mô
Ninh Bình: Tập trung cao độ sản xuất công nghiệp, dịch vụ và sản xuất nông nghiệp

Ninh Bình: Tập trung cao độ sản xuất công nghiệp, dịch vụ và sản xuất nông nghiệp

(CLO) Xác định nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Tống Quang Thìn đề nghị các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị tập trung cao độ trên cả 3 lĩnh vực: sản xuất công nghiệp, dịch vụ và sản xuất nông nghiệp.

Kinh tế vĩ mô
Ninh Bình nằm trong top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất năm 2023

Ninh Bình nằm trong top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất năm 2023

(CLO) Ngày 9/5, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) năm 2023. Tỉnh Ninh Bình xếp thứ 19 với 67,83 điểm.

Kinh tế vĩ mô
IMF cảnh báo phân mảnh tăng giữa các khối kinh tế liên kết với phương Tây và Trung Quốc

IMF cảnh báo phân mảnh tăng giữa các khối kinh tế liên kết với phương Tây và Trung Quốc

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo sự phân mảnh ngày càng tăng giữa các khối kinh tế liên kết với phương Tây và Trung Quốc do Mỹ dẫn đầu đe dọa hợp tác thương mại và tăng trưởng toàn cầu nói chung.

Kinh tế vĩ mô
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Ưu tiên nguồn lực triển khai đường Vành đai 4 vùng Thủ đô

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Ưu tiên nguồn lực triển khai đường Vành đai 4 vùng Thủ đô

(CLO) Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu ngân sách Nhà nước của vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2023 ước đạt hơn 720.000 tỷ đồng, đứng đầu cả nước.

Kinh tế vĩ mô