Chỉ số hiệu quả của logistics của Việt Nam đã tăng 2 bậc

Thứ bảy, 03/11/2018 07:34 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), so với các nước trong ASEAN, Chỉ số hiệu quả của logistics (LPI) của Việt Nam đã từ vị trí thứ 5 vươn lên để đạt vị trí thứ 3.

Báo Công luận
 

Chỉ số hiệu quả của logistics của Việt Nam đã tăng 2 bậc trong thời gian qua (Ảnh TL)

 

Cũng theo CIEM, Việt Nam đang được coi là một trong những thị trường có hiệu suất dịch vụ logistics tốt hơn các thị trường có mức thu nhập tương đương. Tuy nhiên, áp lực về ngành dịch vụ có chi phí đắt đỏ chưa giảm, thời gian thông quan vẫn còn dài, chi phí cao, thủ tục quản lý chuyên ngành vẫn còn ảnh hưởng tới hoạt động logistics. Bên cạnh đó, năng lực cạnh tranh của ngành logistics còn nhiều trở ngại như cơ sở hạ tầng phát triển không đồng đều, thiếu kết nối; thành phần dịch vụ logistics lớn nhất là vận tải biển chủ yếu thuộc về các hãng tàu biển quốc tế với phụ phí của các hãng tàu ngày càng tăng…

Nhận thấy tầm quan trọng của ngành logistics, trong thời gian qua, Chính phủ đã có những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả, giảm chi phí của ngành. Theo LPI, trong năm qua, ngành logistics của Việt Nam đã có những cải thiện tốt và được xếp vào nhóm trên cùng với đó là chỉ số thuận lợi hóa thương mại của Việt Nam đã được xếp hạng nhóm giữa trên toàn cầu. Mức độ cải thiện thứ hạng LPI của Việt Nam năm 2016 xếp thứ 64 và năm 2018 xếp thứ 39, là mức cải thiện cao nhất trong hơn thập niên qua.

Để tạo điều kiện phát triển ngành logistics, Chính phủ và các bộ, ngành đã có giải pháp phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện vận chuyển hàng hóa hoạt động như: Thực hiện việc quy hoạch xây dựng bãi xe containers, xe tải đảm bảo thuận lợi cho vận tải hàng hóa; Thực hiện nghiêm túc việc cắt giảm 50% các điều kiện kinh doanh, cắt giảm 50% các mặt hàng phải kiểm tra theo đúng chỉ đạo của Chính phủ. Đồng thời thực hiện xây dựng và phát triển sàn giao dịch vận tải, tận dụng vận chuyển hai chiều, hạn chế container rỗng…

Theo Ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh (CIEM) logistics vốn được coi là xương sống của thương mại quốc tế. Dịch vụ logistics có chi phí thấp và khả năng đáp ứng cao yêu cầu của khách hàng sẽ thúc đẩy thương mại trong và ngoài nước, tạo điều kiện phát triển kinh tế quốc gia. Cũng theo thống kê, đối với các nước có cùng thu nhập đầu người thì quốc gia nào có hoạt động logistics tốt nhất sẽ tạo thêm 1% tăng trưởng cho GDP và 2% tăng trưởng cho lĩnh vực thương mại.

Ngọc Hà

Tin khác

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

(CLO) Tại Singapore, tốc độ tăng trưởng của các văn phòng gia đình Trung Quốc đang chậm lại do hậu quả từ vụ bê bối rửa tiền trị giá hàng tỷ USD năm ngoái và việc kiểm tra chặt chẽ hơn đối với những cá nhân nộp đơn mới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

(CLO) Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã CK: BSR - UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 30.696 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.195 tỷ đồng và nộp NSNN đạt 3.355 tỷ đồng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp