Chiếc răng 130.000 năm tuổi ở Lào tiết lộ về họ hàng tuyệt chủng của loài người

Thứ năm, 19/05/2022 13:01 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo một nghiên cứu mới đây, việc phát hiện chiếc răng ít nhất 130.000 năm tuổi của một trẻ em trong hang động ở Lào có thể giúp các nhà khoa học khám phá thêm về quá trình tiến hóa cũng như họ hàng đã tuyệt chủng của loài người.

Theo các nhà nghiên cứu, phát hiện này chứng minh rằng người Denisova - một chi của loài người hiện đã tuyệt chủng - từng sống ở vùng nhiệt đới ấm áp của Đông Nam Á. Hiện có rất ít thông tin về người Denisova, họ hàng của một giống người khác là Neanderthal.

chiec rang 130000 nam tuoi o lao tiet lo ve ho hang tuyet chung cua loai nguoi hinh 1

Chiếc răng hàm được cho là của bé gái người Denisovan. Ảnh: Reuters

Vào tháng 3 năm 2010, các nhà khoa học lần đầu tiên đã phát hiện mảnh xương ngón tay của một người chưa thành niên tại hang động Denisova cùng tên trên dãy núi Altai của Siberia, Nga. Đó cũng là hóa thạch Denisova cuối cùng được tìm thấy ở khu vực Bắc Á.

Sau đó, vào năm 2019, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một chiếc xương hàm trên Cao nguyên Tây Tạng, chứng minh rằng một phần của người Denisova cũng từng sống ở Trung Quốc. Ngoài những hóa thạch quý hiếm này, người Denisova để lại rất ít dấu vết trước khi tuyệt chủng.

Do nằm cách xa Tây Tạng và những ngọn núi băng giá ở Siberia, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp cho rằng không có bất cứ “bằng chứng vật lý” nào cho thấy nhóm người này có thể từng sinh sống ở phần lục địa châu Á. Giả thuyết này được cho là đúng cho đến khi nhóm các nhà khoa học bắt đầu tìm kiếm trong hang Cobra ở đông bắc Lào, nơi bắt đầu được khai quật vào năm 2018.

Ở đây, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra mẩu hóa thạch là một chiếc răng hàm. Ngày 17/5, nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Nature Communications, cho thấy chiếc răng khoảng từ 131.000 đến 164.000 năm tuổi, với ước tính dựa trên phân tích trầm tích hang động, xác định niên đại của ba bộ xương động vật cùng được phát hiện, và tuổi của đá bên trên hóa thạch. Nghiên cứu cho biết, dựa trên các protein cổ đại, chiếc răng này thuộc về một đứa trẻ, có thể là một bé gái, từ 3,5 đến 8,5 tuổi.

chiec rang 130000 nam tuoi o lao tiet lo ve ho hang tuyet chung cua loai nguoi hinh 2

Các nhà nghiên cứu bắt đầu khai quật Hang Cobra ở Bắc Lào vào năm 2018. Ảnh: CNN

Clement Zanolli, nhà cổ nhân học và đồng tác giả của nghiên cứu trên, cho biết: “Răng giống như hộp đen của một cá thể. Chúng lưu giữ rất nhiều thông tin về cuộc sống và sinh học của cá thể. Chúng luôn được các nhà cổ nhân học sử dụng để mô tả hoặc phân biệt giữa các loài. Vì vậy, đối với chúng tôi, các nhà cổ nhân học, răng là những hóa thạch rất hữu ích” .

Tuy nhiên, nhà cổ sinh vật học và đồng tác giả nghiên cứu Fabrice Demeter cho biết chiếc răng đã quá cũ để xác định niên đại bằng carbon và DNA do bị bảo quản kém trong nhiệt độ và độ ẩm cao. Họ tiến hành nghiên cứu phần bên trong răng thông qua các phương pháp khác nhau bao gồm phân tích protein và tái tạo tia X 3D.

Kết quả cho thấy, cấu trúc bên trong của răng tương tự như cấu trúc của răng hàm được tìm thấy trong mẫu hóa thạch Denisova ở Tây Tạng. Cấu trúc này khác hoàn toàn với con người hiện đại và các nhóm người cổ đại khác sống ở Indonesia và Philippines.

Các nhà nghiên cứu đã so sánh các đường gờ và vết lõm trên răng với những chiếc răng hóa thạch khác của người cổ đại và nhận thấy nó không giống với răng của người Homo sapiens (người tinh khôn) - nhóm người cổ đại đầu tiên đi bộ với dáng thẳng đứng sinh sống trên khắp châu Á.

Các tác giả cho biết, nó cũng có thể thuộc về người Neanderthal, bởi cấu trúc của răng có những đặc điểm chung với nhóm người này - những người gần gũi về mặt di truyền với người Denisova. Hai loài Neanderthal và Denisova được cho là đã tách ra khoảng 350.000 năm trước.

Hiện DNA của người Denisova vẫn tồn tại ở một số người ngày nay là bởi vì tổ tiên Homo sapiens của chúng ta từng lai tạo với người Denisova để sinh ra những đứa trẻ.

Hoài Phương (theo Guardian, CNN)

Bình Luận

Tin khác

Các nhà khoa học Chile biến tảo biển thành nguồn năng lượng mới

Các nhà khoa học Chile biến tảo biển thành nguồn năng lượng mới

(CLO) Các nhà khoa học tại thủ đô Chile đang cố gắng biến loại tảo biển xanh nhớt trôi nổi trong cốc, xô và thùng trong phòng thí nghiệm của Đại học Santiago thành nguồn năng lượng điện.

Thế giới 24h
Nghiên cứu động vật ở Trung Quốc phát hiện ra hàng chục loại virus mới

Nghiên cứu động vật ở Trung Quốc phát hiện ra hàng chục loại virus mới

(CLO) Một nghiên cứu trên hơn 450 loài động vật có lông ở Trung Quốc đã phát hiện ra hàng chục loại virus mới và các bệnh nhiễm trùng chéo loài, bao gồm một số loại có nguy cơ cao lây truyền sang người.

Thế giới 24h
Máy bay vũ trụ Thần Long của Trung Quốc kết thúc chuyến bay thứ ba

Máy bay vũ trụ Thần Long của Trung Quốc kết thúc chuyến bay thứ ba

(CLO) Thần Long - tàu vũ trụ tái sử dụng thử nghiệm của Trung Quốc - đã hoàn thành cuộc thử nghiệm quỹ đạo thứ ba với cú hạ cánh tại địa điểm được chỉ định ở sa mạc Gobi vào ngày 6/9, sau 268 ngày trên không gian.

Thế giới 24h
Lại thêm một học sinh thiệt mạng do xả súng ở trường học Mỹ

Lại thêm một học sinh thiệt mạng do xả súng ở trường học Mỹ

(CLO) Một học sinh tại một trường trung học ở bang Maryland, Mỹ đã tử vong sau khi bị học sinh khác bắn trong cuộc ẩu đả ở nhà vệ sinh của ngôi trường này.

Thế giới 24h
Mỹ nói các cuộc tấn công tầm xa của Ukraine vào Nga sẽ không làm thay đổi cục diện

Mỹ nói các cuộc tấn công tầm xa của Ukraine vào Nga sẽ không làm thay đổi cục diện

(CLO) Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cảnh báo vào thứ Sáu rằng không vũ khí nào có thể thay đổi cục diện cuộc chiến ở Ukraine, sau khi Tổng thống Volodymyr Zelenskyy kêu gọi phương Tây cho phép sử dụng vũ khí tầm xa để tấn công Nga.

Thế giới 24h