Chiến thắng Điên Biên Phủ oai hùng qua những thước phim

Thứ tư, 06/05/2020 11:39 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đã 66 năm trôi qua (7/5/1954 - 7/5/2020), nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn vang vọng với mỗi người dân Việt Nam. Cùng nhìn lại những bộ phim ghi lại dấu ấn lịch sử không thể phai mờ để thấy được tầm vóc vĩ đại của chiến thắng lịch sử này.

Kỷ niệm chiến thắng Điên Biên Phủ oai hùng của dân tộc nhiều bộ phim đã ra đời, mỗi bộ phim khai thác từng khía cạnh lịch sử đem đến cho người xem cái nhìn đa chiều về cuộc sống và tinh thần yêu nước trong thời chiến tranh.

điện biên phủ trên không

Hoa Ban Đỏ ra mắt lần đầu năm 1994 nhân kỷ niệm 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1994). Đây là bộ phim chiến tranh dạng bán tài liệu của đạo diễn Bạch Diệp, khai thác chuyện tình yêu buồn của Phương và Tấm, hai người gặp lại nhau khi cùng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Khi ấy đơn vị của Phương có nhiệm vụ tiêu diệt Cứ điểm 206 - cứ điểm bảo vệ sân bay Mường Thanh. Còn Tấm là cô y sĩ hết lòng vì bệnh nhân. Trong những ngày cuối cùng cuộc chiếm lĩnh Cứ điểm 206 Phương bị trọng thương và được đưa đến bệnh viện quân y nơi Tấm làm việc. Tại đây, tình yêu hai người chớm nở, nhưng đến ngày Cứ điểm bị đập tan, Phương đã không quay trở lại.

Bộ phim Hoa Ban Đỏ

Bộ phim Hoa Ban Đỏ

hoa ban đỏ 2

"Kí ức Điện Biên" là bộ phim để kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2004) do Hãng phim truyện Việt Nam thực hiện và được Nhà nước cấp kinh phí 13 tỷ đồng (khoảng một triệu USD theo thời giá). Bộ phim tái hiện qua trí nhớ của Bạo (Phạm Quang Ánh) - một chiến sĩ trong đơn vị bộ đội, anh được lệnh dẫn Bernard - một trung sĩ thuộc đơn vị Huguette đã đầu hàng Việt Minh về hậu phương để khai thác thông tin.

Bernard bị thương trong một trận rải bom của quân Pháp. Cả hai tình cờ gặp được Mây (Kiều Anh) là một y tá trong đơn vị dân công đang tải gạo lên chiến trường rồi cả Bernard và Bạo cùng có cảm tình với Mây. Cảm phục trước lòng dũng cảm của quân ta Bernard đột ngột muốn quay lại chiến trường để khai thêm thông tin giúp quân ta chiếm sân bay Mường Thanh.

Hình ảnh trong bộ phim

Hình ảnh trong bộ phim "Ký Ức Điên Biên".

Bên cạnh những hình ảnh đậm chất chiến tranh như những hào bốt, những tiếng bom đạn, cảnh chiến đấu hay những xác chết la liệt trên thực tế chiến trường, khán giả còn thấy được khao khát hòa bình qua điệu múa cầu hồn hay hình ảnh những người lính Pháp hóa thành những con bồ câu trắng trong trí tượng tượng của Bernard.

Phim "Sống cùng lịch sử" có kinh phí sản xuất 21 tỷ đồng, do nhà nước đầu tư, công chiếu năm 2014 để kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Bộ phim kể về chiến dịch 56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm và các dũng sĩ vì nước quên thân như Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót để đánh trận. Hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp mưu lược và tài trí để mang lại chiến thắng oanh liệt Điện Biên Phủ.

Phim

Phim "Sống cùng lịch sử".

“Đường lên Điện Biên” là bộ phim kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2014) dài 26 tập của đạo diễn Bùi Tuấn Dũng. Phim xoay quanh hành trình của một tiểu đoàn 5 – tiểu đoàn bộ binh chủ lực trong chuyến hành quân xuyên Tây Bắc để tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Song song với họ là chuyến đi của 500 cô gái dân công.

đường lên điện biên

Bộ phim "Đường Lên Điện Biên" mang đến câu chuyện tình lãng mạn là biểu trưng cho sự gắn bó giữa bộ đội và dân công hỏa tuyến trong cuộc chiến tranh khốc liệt, oai hùng nhưng cũng đầy nước mắt.

Nhìn lại những bộ phim về Chiến thắng Điện Biên Phủ để thấy rằng nhờ đường lối chính trị, quân sự đúng đắn, sáng tạo của Đảng. Tuy nhiên nguồn gốc sâu xa nhất chính là từ tình yêu quê hương đất nước, là khát vọng độc lập, tự do đến cháy bỏng của mỗi con dân đất Việt.

D.L

Tin khác

Du khách ấn tượng với 46 tác phẩm độc đáo tại Triển lãm 'Thăng Long hội tụ'

Du khách ấn tượng với 46 tác phẩm độc đáo tại Triển lãm "Thăng Long hội tụ"

(CLO) Nhân Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2024), ngày 25/4, tại Hà Nội đã diễn ra khai mạc Triển lãm mỹ thuật mang tên "Thăng Long hội tụ" do các nghệ sĩ, họa sĩ tài hoa từ thị xã Sơn Tây và Hà Nội phối hợp tổ chức.

Đời sống văn hóa
Liên hoan Múa rối quốc tế 2024 diễn ra tại Hà Nội

Liên hoan Múa rối quốc tế 2024 diễn ra tại Hà Nội

(CLO) Theo dự kiến, Liên hoan Múa rối quốc tế năm 2024 sẽ diễn vào tháng 10 tại Hà Nội. Sự kiện do Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức.

Đời sống văn hóa
Ngỡ ngàng với không gian nghệ thuật đặc sắc trên cầu đi bộ ở Hà Nội

Ngỡ ngàng với không gian nghệ thuật đặc sắc trên cầu đi bộ ở Hà Nội

(CLO) Những ngày gần đây, người dân Thủ đô Hà Nội đi trên cầu đi bộ bắc qua phố Trần Nhật Duật (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) không khỏi ngỡ ngàng khi được chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật được nên ý tưởng từ "hầm thủy cung" đẹp lung linh, qua nghệ thuật sắp đặt ánh sáng.

Đời sống văn hóa
Lễ hội Sen Đồng Tháp năm 2024 sẽ có nhiều hoạt động nhất từ trước đến nay

Lễ hội Sen Đồng Tháp năm 2024 sẽ có nhiều hoạt động nhất từ trước đến nay

(CLO) Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề “Rạng ngời sắc Sen” sẽ khai mạc ngày 16/5, tại Quảng trường Văn Miếu, tại TP Cao Lãnh.

Đời sống văn hóa
Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển

Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển

(CLO) Sở GTVT Quảng Ninh đề nghị không cấp phép cho các tàu du lịch trên biển đón khách du lịch xem chương trình Carnaval Hạ Long 2024, để bảo đảm an toàn.

Đời sống văn hóa