Chính trường thế giới & hai lá đơn từ chức gây “sốc”

Thứ năm, 05/03/2020 12:39 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Bên cạnh sự hoành hành dữ dội của “siêu bão” COVID-19, còn một “cơn bão” khác cũng thu hút không ít sự quan tâm của dư luận và truyền thông thế giới, đó là sự thay đổi khá bất ngờ trong nhân sự cao cấp của một số chính phủ, trong đó có hai lá đơn từ chức khá “gây sốc”.

Malaysia: Hệ lụy của một liên minh

Chính trường Malaysia nhiều năm qua luôn tồn tại những xung đột ngấm ngầm, âm ỉ, trong đó nguồn cơn là mối quan hệ nhiều sóng gió, kết dính tương hỗ với nhau về mặt lợi ích giữa hai chính trị gia đã khá cao tuổi: ông Malaysia Mahathir, 94 tuổi và Anwar Ibrahim, 72 tuổi. Hai nhân vật này đã cùng nhau hợp thành một liên minh nhiều thế lực định hình chính trường Malaysia trong một thời gian dài, trong đó Anwar Ibrahim làm cấp phó cho Mahathir.

“Lão ông” Mahathir.

“Lão ông” Mahathir.

Cuối những năm 1990, mối quan hệ giữa hai người đột ngột rạn nứt và mãi tới năm 2018, hai người mới nối lại mối quan hệ và cùng nhau lập nên một liên minh mới mang tên Pakatan Harapan (Liên minh Hy vọng). Điều đáng nói nhất và có lẽ cũng là nguồn cơn cho những xung đột giữa hai người hiện nay là việc giữa hai người đã thiết lập một cam kết rằng Mahathir sẽ chuyển giao quyền lực cho Anwar vào giữa nhiệm kỳ kéo dài 5 năm. Tuy nhiên, không biết có phải “đã bỏ quên lời thề trong giông bão” không mà trong suốt thời gian cầm quyền, Mahathir nhiều lần từ chối nói khi nào ông sẽ chuyển giao quyền lực. Mọi ấm ức đã được phen để bùng nổ trước động thái từ chức được cho là hết sức bất ngờ của “lão ông” Mahathir. Giới chuyên gia đánh giá việc Mahathir từ chức là “động thái mang tính chiến thuật” nhằm rũ bỏ lời cam kết năm xưa. Ông Anwar chắc hẳn đã “bực đến phát điên” khi cùng với quyết định từ chức, ông Mahathir còn lớn tiếng rằng: “Nếu được phép, tôi sẽ cố gắng thành lập một chính phủ toàn diện, không đứng về phía bất kỳ đảng phái nào”, thậm chí còn “sẵn sàng trở lại làm Thủ tướng”. Ông Anwar còn lên kế hoạch kỹ lưỡng phản pháo lại ông Mahathir khi cầu cứu sự ủng hộ của ba đảng trong liên minh Pakatan Harapan. Cũng chính liên minh Pakatan Harapan sau quyết định từ chức của ông Mahathir đã trình lên Quốc vương ý kiến đề cử ông Anwar làm Thủ tướng.

Nhưng người đời đã có câu “nhân tính không bằng trời tính”. Ý kiến đề cử của liên minh Pakatan Harapan đã bị Quốc vương bác bỏ. Mưu toan “ra đi để trở về” của “lão ông” Mahathir cũng tan thành mây khói. Đức quân vương đã “nghĩ tới đại cục”, dành ưu tiên hàng đầu cho ổn định chính trị chứ để đất nước tiếp tục rơi vào “trò chơi vương quyền” của hai ông bạn “cả một đời ân oán”. Quốc vương đã đề cử ông Muhyiddin Yassin làm Thủ tướng mới của đất nước này. Tất nhiên, để chính trường Maylaysia ổn định được hay không, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có sự khéo léo chèo lái, dung hòa giữa các dòng chảy của tân Thủ tướng giữa “sóng to gió cả”.

Ukraine: 6 tháng cầm quyền 2 lần đệ đơn từ chức

Đó là chuyện khá bi hài của chính trị gia Oleksiy Honcharuk. Ngày 3/3/2020 - chỉ sau 6 tháng cầm quyền, ông Oleksiy Honcharuk đã tuyên bố từ chức và người thay thế sẽ là cấp phó của ông. Trước đó, chỉ cách đây mấy tháng, hồi tháng 1, Thủ tướng Oleksiy Goncharuk cũng đã đệ đơn từ chức khi bê bối lộ băng ghi âm cho thấy ông chỉ trích Tổng thống Ukraine thiếu am hiểu về các vấn đề kinh tế bị phát tán rộng rãi. Đến mức vị Tổng thống trẻ phải trần tình trên mạng xã hội: “Để chấm dứt mọi nghi ngờ về sự tôn trọng và niềm tin của tôi dành cho Tổng thống, tôi đã viết đơn xin từ chức và gửi cho Tổng thống”.

Thủ tướng Ukraine Oleksiy Honcharuk từ chức sau 6 tháng nắm quyền.

Thủ tướng Ukraine Oleksiy Honcharuk từ chức sau 6 tháng nắm quyền.

Việc hai lần từ chức chỉ trong 6 tháng cầm quyền cho thấy rõ một điều, đúng là cuộc đời nhiều khi chẳng như là mơ. Chỉ cách đây không lâu, khi được bổ nhiệm ngày 29/8/2019, ông Oleksiy Goncharuk còn được tụng ca hết lời khi được xem là người trẻ tuổi nhất từng giữ cương vị Thủ tướng của Ukraine khi mới ở tuổi 36. Sinh ngày 7/7/1984 tại Horodnia, Ukraine, ông Oleksiy Goncharuk được xem là “con nhà nòi” khi cha ông từng là một thành viên của Đảng Dân chủ Xã hội Ukraine. Cũng bởi con nhà nòi nên con đường hoan lộ của ông cũng lên nhanh như diều gặp gió. Ông Goncharuk từng có nhiều năm làm việc trong một tổ chức phi chính phủ do Liên minh châu Âu tài trợ nhằm cải thiện môi trường kinh doanh ở Ukraine. Ngày 28/5/2019, ông Goncharuk được bổ nhiệm làm Phó chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine khi ông Zelensky nhậm chức Tổng thống.

Ông Denys Shmygal, 44 tuổi, người mới được bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng Ukraine hồi tháng trước, trở thành Thủ tướng mới. Cục diện chính trường của đất nước nhiều giông bão sẽ như thế nào có lẽ sẽ còn là câu hỏi để ngỏ.

Hà Trang

Tags:

Tin khác

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

(CLO) Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Sáu (26/4) cho biết ông sẽ tham gia tranh luận với ông Donald Trump, đối thủ Đảng Cộng hòa của ông trong cuộc bầu cử vào tháng 11.

Thế giới 24h
Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

(CLO) Hàng triệu người khắp Nam Á và Đông Nam Á tiếp tục phải chịu cái nóng gay gắt trong những ngày cuối tuần này.

Thế giới 24h
Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

(CLO) Triều Tiên hôm thứ Bảy (27/4) cáo buộc Mỹ chính trị hóa nhân quyền ở quốc gia Đông Á này, tố cáo cái mà họ gọi là âm mưu và khiêu khích chính trị.

Thế giới 24h
New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

(CLO) Các công tố viên New York hôm thứ Sáu (26/4) cho biết họ đã trả lại cho Campuchia và Indonesia 30 cổ vật bị cướp, bán hoặc chuyển nhượng trái phép bởi các mạng lưới ở Mỹ.

Thế giới 24h
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

(CLO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Sáu (26/4) nói với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken rằng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nên là "đối tác chứ không phải đối thủ", nhưng có "một số vấn đề" cần giải quyết trong mối quan hệ của giữa hai nước.

Thế giới 24h