Bài 4- Nguyên nhân

Thứ hai, 04/09/2017 06:30 AM - 0 Trả lời

Để vấn nạn “chạy” diễn ra ngày càng nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân. Có nhiều nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Trong đó nguyên nhân chủ quan là chính.

Để vấn nạn “chạy” diễn ra ngày càng nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân. Có nhiều nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Trong đó nguyên nhân chủ quan là chính. >>Chống được “chạy” sẽ thành công [caption id="attachment_181144" align="aligncenter" width="781"]Báo Công luận Cơ chế xin cho tồn tại quá lâu sẽ tạo nhiều khe hở dẫn tới tiêu cực, Ảnh minh họa[/caption] Công tác quản trị quốc gia Quản trị quốc gia ở đây muốn nói đến là khi chúng ta chuyển đổi từ một chế độ tập quyền sang chế độ pháp quyền thì cốt lõi của quản trị quốc gia là xây dựng được một hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, nhất quán và có tính ổn định. Hệ thống pháp luật này phải thế chế hóa được đường lối của Đảng, vì mục đích chung, bảo đảm sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, không bảo vệ lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm. Thể hiện rõ ràng minh bạch thẩm quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân theo tinh thần xây dựng chính phủ liêm chính kiến tạo và phục vụ. Xóa bỏ cơ chế xin cho và thực trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi” và “quyền rơm vạ đá”. Mặt khác các quy định của pháp luật phải bảo đảm sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát được quyền lực. Tạo điều kiện khuyến khích người tài, người tâm huyết, phấn đấu cống hiến, buộc người xấu làm những việc tốt, hoặc không dám làm việc xấu… Đồng thời các quy phạm pháp luật phải được thực thi trên thực tế. Quản trị quốc gia lâu nay có nhiều yếu kém chính là hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập. Cơ chế xin cho, thực trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi” và “quyền rơm vạ đá” chưa được xóa bỏ. Hơn nữa nhiều quy phạm pháp luật không được thực thi hoặc thực thi không đầy đủ trên thực tế. Những tiến bộ trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật cùng với quá trình đổi mới của nước ta là không thể phủ định. Nhưng rõ ràng hệ thống pháp luật và việc triển khai thực hiện nó trên thực tế còn nhiều trở ngại, vướng mắc dẫn đến quản lí kinh tế, quản lí xã hội đang có phần sai lệch với mục tiêu mong muốn. Hơn 30 đổi mới, mặc dù đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhưng chúng ta chưa tạo được bước tiến bền vững của quá trình đi lên. Bức tranh tổng thể về kinh tế xã hội của nước ta còn nhiều bất cập. Nợ công lớn, tệ nạn tham nhũng đang hoành hành. Nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ, đổ bể. Tài nguyên bị khai thác không ngừng nghỉ. Môi trường bị ô nhiễm, suy thoái nghiêm trọng v.v..Người giàu phần nhiều nhờ vào kinh doanh bất động sản, khai thác tài nguyên... Tất cả đường nét, những gam màu trong bức tranh toàn cảnh còn nhiều mảng tối về đời sống xã hội cho thấy, chúng ta cần phải nhanh chóng sửa “lỗi hệ thống”, đổi mới phương thức lãnh đạo, điều hành quản trị đất nước. Chế độ tư bản về bản chất không ưu việt bằng chế độ Xã hội Chủ nghĩa. Tuy nhên, các nước phương Tây có được sự phát triển tiến bộ, văn minh, có nguyên nhân rất quan trọng đó là công tác quản trị quốc gia và sự vận hành nền hành chính công ở các nước tư bản rất tốt . Sự yếu kém trong quản trị quốc gia, mà ta thường nói là “lỗi hệ thống”, “lỗi thể chế”, bộc lộ rõ nét là pháp luật không được qui định chặt chẽ, còn nhiều sơ hở, mâu thuẫn, bất cập và nhiều quy phạm pháp luật không được thực thi trên thực tế. Đây chính là nguồn gốc nguyên nhân của vấn nạn “chạy” ngày càng trầm trọng. Báo Công luận Công tác cán bộ Vấn nạn “chạy” phát triển mạnh là do công tác cán bộ. Công tác cán bộ trước đây, dường như các quan điểm, nguyên tắc, phương pháp, quy trình thủ tục,… về công tác cán bộ, được Đảng ta định ra như thế nào thì được thực hiện trên thực tế như thế. Trong vài thập kỷ gần đây, do tham nhũng quyền lực trong công tác cán bộ, nên những quan điểm, nguyên tắc, chế độ, quy trình công tác cán bộ rất nhiều nơi, nhiều cấp sai với mục đích. Trước kia, cán bộ không được Cấp ủy thống nhất đề nghị, và không đảm bảo tín nhiệm thì không thể tiến hành thủ tục đề bạt bổ nhiệm. Bây giờ lại khác, có thể cấp ủy không thống nhất, tín nhiệm chưa bảo đảm, nhưng trong nhiều trường hợp khi đã có sức ép do “chạy”, bằng mọi cách cấp ủy phải thống nhất, phiếu tín nhiệm phải cao. Ý chí của cấp trên và người đứng đầu trong không ít trường hợp dường như biến thành hiện thực. Khi các quan điểm, nguyên tắc, quy định của Đảng về công tác cán bộ, không được thực hiện hoặc bị biến thái, không thực chất, không những không lựa chọn được cán bộ có đức, có tài đảm nhận các chức danh quan trọng để phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân mà còn biến công tác cán bộ thành nơi mua bán chức quyền. Tỷ lệ cán bộ đảng viên suy thoái, tham nhũng trong bộ máy nhà nước ngày càng tăng lên thì việc “chạy” theo danh lợi, quyền lực, tiền bạc trở nên sôi động, tạo thành những làn sóng ngầm, những thế lực ngầm chi phối nhiều hoạt động của tổ chức, cá nhân trong bộ máy Nhà nước. Thành trì của “nhóm lợi ích” không thể đột phá. Vì thế, chúng ta khó có thể chống được giặc “nội xâm” và cơ hội lợi dụng chống phá của giặc ngoại xâm ngày càng lớn.

Nguyễn Hòa Văn - Tạp chí Người Làm Báo

Tin khác

Nhớ về quá khứ để trân quý hơn giá trị của hoà bình!

Nhớ về quá khứ để trân quý hơn giá trị của hoà bình!

(CLO) Hôm nay, vùng đất Điện Biên, Tây Bắc chiến trường năm xưa, rực rỡ cờ hoa, hân hoan trong không khí tưng bừng của đại lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Trước đó, trên khắp dải đất hình chữ S, tinh thần Điện Biên Phủ đã thấm đẫm, lan toả trong mỗi người dân Việt. Nhắc nhớ lại bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ, là để mỗi người trong chúng ta, thêm trân quý hơn giá trị vô giá của hoà bình.

Góc nhìn
Hình mẫu của sự vận dụng tài tình chiến tranh Nhân dân

Hình mẫu của sự vận dụng tài tình chiến tranh Nhân dân

(CLO) Lịch sử dân tộc đã chứng minh: Muốn chống lại một đội quân xâm lược lớn mạnh hơn về lực lượng và phương tiện chiến tranh thì không thể chỉ trông cậy vào đội quân thường trực mà phải huy động toàn dân đánh giặc. Và chiến dịch Điện Biên Phủ chính là biểu hiện sinh động cho sự vận dụng tài tình đường lối chiến tranh Nhân dân của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Góc nhìn
Kỳ cuối: Quyết định lịch sử của Đại tướng Tổng tư lệnh và chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

Kỳ cuối: Quyết định lịch sử của Đại tướng Tổng tư lệnh và chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

(NB&CL) Trong rất nhiều những nhân tố mang tính quyết định làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ 70 năm về trước, không thể không kể đến vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tài năng quân sự kiệt xuất, đặc biệt là bản lĩnh hiếm có của vị Tổng Tư lệnh Chiến dịch đã góp phần quan trọng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Góc nhìn
Tài thao lược kiệt xuất của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tài thao lược kiệt xuất của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

(NB&CL) 70 năm qua, nhiều nhà khoa học quân sự thế giới đã và vẫn dày công tìm hiểu, nghiên cứu phân tích, lý giải: Tại sao “Việt Minh” đánh thắng! Tại sao đội quân viễn chinh nhà nghề của thực dân Pháp có số quân đông là lực lượng mạnh nhất lúc bấy giờ, với đầy đủ trang bị kỹ thuật hiện đại, với mọi thủ đoạn nham hiểm xảo quyệt lại chịu thất bại thảm hại tại Điện Biên Phủ? Trong rất nhiều nhân tố mang lại chiến thắng lịch sử, tài thao lược kiệt xuất, sự lãnh đạo, chỉ đạo tài tình, sáng tạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, là yếu tố hàng đầu.

Góc nhìn
Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

(NB&CL) Khi Điện Biên Phủ, vùng rừng núi hiểm trở cách xa hậu phương 600 đến 700 km, trở thành nơi quyết chiến chiến lược của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật, khó khăn về cung cấp lương thực không kém khó khăn về tác chiến”.

Góc nhìn