Chủ doanh nghiệp xây dựng “vét” sạch tài sản, nằm chờ phá sản vì dịch bệnh

Thứ tư, 08/09/2021 09:20 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nếu năm 2020, các nhà thầu vẫn “sống khỏe” nhờ vào dòng tài chính dự trữ, thì sang năm 2021, các nhà thầu đã phải “bó tay”, trước tác động kép của dịch bệnh và giá vật liệu xây dựng tăng rất mạnh.

Chủ doanh nghiệp xây dựng “vét” sạch tài sản tích 20 năm

Trước khi xuất hiện đại dịch Covid-19, ông Đỗ Bá P. đã từng là một trong những nhà thầu có tiếng tại Hà Nội, với lực lượng lao động lên tới hàng nghìn người.

Thế nhưng, sau khi phải gánh chịu liên tục các đợt bùng phát đại dịch, cho tới cuối tháng 8 vừa qua, doanh nghiệp của ông P. đã nộp đơn xin phá sản. Toàn bộ tài sản riêng của ông P., sau hơn 20 năm dấn thân vào nghề xây dựng, bao gồm nhà đất, xe hơi, tiết kiệm, ông P. đã phải thanh lý bằng sạch, để trả lương cho người lao động.

chu doanh nghiep xay dung vet sach tai san nam cho pha san vi dich benh hinh 1

Xây dựng là ngành nghề có tỷ lệ phá sản cao nhất. (Ảnh minh họa)

Trao đổi với phóng viên báo Nhà báo và Công luận, ông P. cho biết: Nếu năm 2020, các nhà thầu vẫn “sống khỏe” nhờ vào dòng tài chính dự trữ, thì sang năm 2021, các nhà thầu đã phải “bó tay”, trước tác động kép của dịch bệnh và giá vật liệu xây dựng tăng rất mạnh.

Thứ nhất, liên quan tới các vấn đề dịch bệnh, nhiều địa phương cho tới nay vẫn đang phải giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, các dự án đều phải tạm ngừng thi công. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới dòng tiền của các nhà thầu.

Thứ hai, liên quan tới vấn đề vật liệu xây dựng tăng cao. Cho tới thời điểm hiện tại, giá thép, giá sắt, xi-măng đã “hạ nhiệt” so với hồi tháng 5/2021, thế nhưng, về mặt bằng chung giá vật liệu vẫn tăng 20% - 30% so với cùng kỳ năm ngoái. 

“Trong khi nhiều dự án tạm ngừng chưa biết bao giờ mới được thi công lại, chúng tôi vẫn phải duy trì dòng vốn để trả lương cho anh em lao động. Nhưng tới thời điểm này, sau hơn 1 năm gánh chịu, thì dòng vốn đã không còn, buộc phải tuyên bố phá sản”, ông P. nói.

Đó là chưa kể, hằng tháng, doanh nghiệp của ông P. vẫn phải trả tiền lãi vay ngân hàng. Số tiền lãi mỗi ngày một phình to, trong khi doanh thu không có.

“Không có doanh thu, nhưng vẫn phải trả lãi ngân hàng, nhưng vì có nợ xấu, thành ra không vay được các khoản vay mới để duy trì sản xuất. Như vậy tạo thành một vòng luẩn quẩn, nên tốt nhất là nộp đơn phá sản”, ông P. bất lực trước sự nghiệp 20 năm trong ngành xây dựng.

Các doanh nghiệp chỉ mong được giải thế nhanh

Mới đây, theo khảo sát của Ban nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV), thuộc Hội đồng tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ, nhóm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng có tỷ lệ phá sản, tạm dừng hoạt động rất cao lên tới 76% và đây cũng là nhóm ngành có tỷ lệ phá sản cao nhất tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, nhóm người lao động trong lĩnh vực xây dựng bị mất việc làm, thất nghiệp bởi các tác động của dịch bệnh cũng ở mức rất cao trong các nhóm ngành.

chu doanh nghiep xay dung vet sach tai san nam cho pha san vi dich benh hinh 2

Cũng theo khảo sát của Ban IV, khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp tạm dừng hoạt động là vấn đề trả tiền lương cho người lao động. Tiếp đến là các vấn đề trả lãi vay cho các ngân hàng, các chi phí phải trả liên quan tới tiền thuê đất, kho bãi, nhà xưởng;....

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong vấn đề đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn.

Dựa trên những cơ sở này, nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp xây dựng mong muốn,  khi dịch đã trong tầm kiểm soát, Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân được tiếp cận các gói vay lãi suất thấp để các doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận vốn tái hoạt động. 

Đồng thời, nhóm doanh nghiệp này cũng mạnh dạn đề xuất Chính phủ có những chính sách hỗ trợ kết nối doanh nghiệp tới các quỹ hỗ trợ vốn để doanh nghiệp tái mở cửa sau dịch. 

Ngoài ra, vì tình hình dịch bệnh không thể trả nợ đúng hạn, rất nhiều doanh nghiệp đã bị ghi nhận có nợ xấu khiến cho doanh nghiệp rất khó khăn trong việc vay vốn khi có ý định tái mở cửa trở lại.

Vì vậy, nhóm doanh nghiệp này kiến nghị Chính phủ ban hành những chính sách hỗ trợ cho vay hỗ trợ hậu Covid-19 đồng thời nghiên cứu khả năng tái cơ cấu nợ xấu ngân hàng nhằm tháo gỡ rào cản trách nhiệm cho các ngân hàng trong quá trình xử lý nợ.

Liên quan đến chính sách tiêm chủng vắc xin, nhóm doanh nghiệp giải thể/tạm ngừng hoạt động chờ giải thể đề xuất: Tăng tốc độ tiêm chủng vắc xin bằng cách có cơ chế cho khu vực tư nhân tham gia vào dịch vụ tiêm. 

Khi nhà nước lo vắc xin miễn phí cho người yếu thế, người dân, người có hoàn cảnh khó khăn, thì tư nhân sẽ san sẻ, góp phần với Nhà nước trong việc cung cấp dịch vụ tiêm vắc xin cho chính những lao động trong các doanh nghiệp. 

Việc này giúp phần nào san sẻ gánh nặng với các cơ sở y tế công cộng, từ đó nhanh chóng tạo miễn dịch cộng đồng, cuộc sống trở lại bình thường, đồng thời giúp doanh nghiệp có cơ hội tái mở cửa và hoạt động trở lại bình thường.

Để tháo gỡ khó khăn liên quan đến các thủ tục kinh doanh, nhóm doanh nghiệp giải thể/ngừng hoạt động chờ giải thể đề xuất: Chính phủ chỉ đạo các Sở Kế hoạch và Đầu tư tạo điều kiện cho doanh nghiệp giải thể nhanh nhất có thể để doanh nghiệp dễ dàng phát triển công việc mới. 

Đồng thời, khi doanh nghiệp mở cửa trở lại, xem xét giảm các thủ tục, chi phí đăng ký thành lập mới để Doanh nghiệp có thể mở của thuận tiện và nhanh hơn.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

(CLO) Tuyên bố cuối tuần qua, quan chức an ninh cấp cao Dmitry Medvedev cho biết Nga có thể đáp trả hành động Mỹ tịch thu tài sản bị đóng băng ở phương Tây của nước này bằng cách tịch thu tài sản của công dân và các nhà đầu tư Mỹ ở Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

(NB&CL) Đó là lời khẳng định của Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) Lê Hồng Hà trong buổi trò chuyện với PV Báo Nhà báo & Công luận. Theo Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà, trước những khó khăn, thách thức, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để giữ vững và duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hướng tới phục hồi, phát triển.

Thị trường - Doanh nghiệp