GS-TS Trần Hồng Thái - Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy Văn:

“Chủ động ứng dụng khoa học công nghệ mới, tiến tới áp dụng trí tuệ nhân tạo nâng cao chất lượng dự báo KTTV”

Thứ sáu, 14/05/2021 09:30 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Việc nâng cao khả năng dự báo chính xác diễn biến và tác động thời tiết góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân, giảm nhẹ thiệt hại thiên tai.

Theo ghi nhận của PV, hiện tại Ngành dự báo Khí tượng thủy văn (KTTV) cũng đang chuyển mình, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng trong từng tin tức. Để hiểu rõ thêm về vấn đề này, PV Báo Nhà báo & Công luận đã có cuộc trò chuyện với GS-TS Trần Hồng Thái - Tổng Cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy Văn.

+ Thưa Tổng Cục trưởng, ông có đánh giá tổng quan như thế nào về công tác KTTV nói chung và dự báo thời tiết nói riêng trong thời gian qua? 

- Trong những năm qua, với sự nỗ lực và cố gắng, ngành KTTV đã đạt được những kết quả bước đầu, mang tính đột phá và tạo tiền đề cho sự phát triển tiếp theo. Ngành đã từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý cho công tác khí tượng thủy văn, thúc đẩy xã hội hóa, hiện đại hóa hệ thống dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai.

Đối với hệ thống quan trắc, ngành KTTV đã triển khai nhiều dự án nhằm tăng cường năng lực quan trắc và truyền tin. Đã xây dựng trạm ra-đa thời tiết hiện đại mới tại Phù Liễn (Hải Phòng), Vinh (Nghệ An), Pha Đin (Lai Châu) nâng tổng số ra-đa thời tiết trên toàn quốc lên con số 10. Toàn bộ hệ thống ra đa thời tiết trong vài năm tới sẽ tiếp tục được nâng cấp, bổ sung, có thể giám sát toàn bộ khu vực đất liền và các vùng biển ven bờ, khu vực biển quần đảo Trường Sa và Phú Quốc, cho phép giám sát hoạt động của bão, cảnh báo sớm mưa lớn và phát hiện sớm dông, sét.

Với công tác thông tin dữ liệu, đã từng bước nâng cấp mạng thông tin khí tượng toàn cầu của, đồng thời triển khai các kênh trao đổi quốc tế về thông tin KTTV. Những thông tin dự báo KTTV được cung cấp đến các cơ quan chỉ đạo phòng chống thiên tai ở Trung ương và địa phương một cách nhanh chóng bằng hệ thống truyền tin đa phương tiện, hoàn chỉnh.

Đối với hệ thống tính toán, từ năm 2018, Tổng cục KTTV đã đầu tư hệ thống tính toán hiệu năng cao CrayXC40 với năng lực tính toán đạt 80-100TFLOPS cho phép triển khai các mô hình dự báo khu vực với độ phân giải chi tiết hơn, có đồng hóa một số loại số liệu quan trắc nội địa cùng với hệ thống dự báo tổ hợp cho khu vực Việt Nam và Biển Đông, nhờ đó, kết quả dự báo đã có độ tin cậy và chi tiết hơn.

Công tác dự báo KTTV ngày càng được nâng cao.

Công tác dự báo KTTV ngày càng được nâng cao.

Những nỗ lực trên đã góp phần thực hiện hiệu quả công tác dự báo KTTV, đã thực hiện cảnh báo bão sớm trước 05 ngày, dự báo, cảnh báo áp thấp nhiệt đới trước 03 ngày. Dự báo, cảnh báo mưa lớn trước 2-3 ngày với độ tin cậy khoảng 75%; cảnh báo rét đậm, rét hại trước 2-3 ngày với độ tin cậy 80-90%; cảnh báo lũ trên các sông khu vực miền Trung, Tây Nguyên trước 1-2 ngày, các sông khu vực Bắc Bộ, Nam Bộ trước 3-5 ngày thường đạt 70-80%; cảnh báo các đợt nắng nóng diện rộng trước từ 2-3 ngày có độ tin cậy 70%.

+ Để nâng cao chất lượng dự báo KTTV thì cần những giải pháp căn cơ như thế nào, thưa Tổng Cục trưởng?

- Từ thực tế hoạt động của Ngành KTTV, thời gian qua chúng tôi thấy rằng để nâng cao chất lượng dự báo KTTV cần tập trung vào những giải pháp căn cơ như: Tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản QLNN về KTTV nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý lĩnh vực KTTV; cảnh báo, dự báo sát, kịp thời mọi diễn biến các hiện tượng thời tiết, thủy văn, nhất là các hiện tượng KTTV nguy hiểm như: Bão, áp thấp nhiệt đới, lũ nhằm phục vụ tốt công tác chỉ đạo PCLB, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra.

Chủ động xây dựng các phương pháp dự báo, ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ dự báo, tiến bộ kỹ thuật vào khai thác số liệu điều tra cơ bản và nâng cao chất lượng dự báo KTTV. Xây dựng các phương án tổ chức quan trắc đo đạc và thông tin liên lạc nhằm đảm bảo thu thập đầy đủ, chính xác, điện báo kịp thời số liệu KTTV và môi trường trong mọi tình huống.

Tăng cường năng lực dự báo phục vụ KTTV, nhất là dự báo bão, lũ; từng bước nâng cao chất lượng các bản tin dự báo KTTV, xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo tác động của thiên tai, đa dạng hóa các sản phẩm dự báo để phục vụ tốt đời sống xã hội, phát triển kinh tế đất nước. Đảm bảo duy trì hoạt động cho mạng máy chủ và các hệ thống thông tin chuyên ngành KTTV thông suốt trong mọi tình huống.

+ Vậy theo Tổng Cục trưởng, việc ứng dụng khoa học công nghệ, các tiến bộ kỹ thuật có vai trò như thế nào trong công tác dự báo KTTV? 

- Chúng tôi xác định ngành KTTV Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung là ngành phải ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, big data và những sản phẩm của công nghiệp 4.0 mạnh mẽ nhất. Do đó chúng tôi đã chủ động ứng dụng khoa học công nghệ mới từ mạng lưới quan trắc với công nghệ tự động và đang tiến tới áp dụng trí tuệ nhân tạo.

GS-TS Trần Hồng Thái – Tổng Cục trưởng Tổng cục Dự báo Khí tượng Thuỷ văn.

GS-TS Trần Hồng Thái – Tổng Cục trưởng Tổng cục Dự báo Khí tượng Thuỷ văn.

Hệ thống thông tin KTTV hiện nay đã được đầu tư tương đối hiện đại và khá đồng bộ, từ hệ thống máy chủ, các hệ thống thông tin chuyên ngành, hệ thống kênh thông tin quốc tế, hệ thống mạng riêng luôn đảm bảo sự hoạt động ổn định, thông suốt trong mọi tình huống, nhất là trong khi có tình hình thời tiết nguy hiểm, phục vụ tốt yêu cầu của công tác dự báo, cảnh báo bão, lũ cũng như truyền tin kịp thời tới các bộ, ngành, địa phương.

Đến nay, lĩnh vực KTTV đã có một mạng lưới quan trắc KTTV liên tục được cấy dày, tăng cường tự động hóa bằng nguồn vốn đầu tư của nhà nước, xã hội hóa và trở thành mạng lưới nền cho mạng lưới quan trắc TNMT. Với nhu cầu thông tin mang tính chi tiết - định lượng trong các thông tin dự báo KTTV của xã hội, ngành KTTV Việt Nam đã từng bước hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ dự báo số trong vấn đề dự báo thời tiết nguy hiểm, mang tính cực đoan như mưa lớn, bão,... Từ cuối năm 2018, với việc triển khai một cách đồng bộ từ việc nâng cấp tính toán (hệ thống siêu máy tính CrayXC40) cùng việc đan dầy - đa dạng hóa công nghệ quan trắc đã bước đầu cho phép thử nghiệm công nghệ đồng hóa số liệu song song với công nghệ mô hình dự báo số chi tiết - phân giải cao vào trong nghiệp vụ dự báo thời tiết tại Tổng cục KTTV.

+ Xin cảm ơn Tổng Cục trưởng!

Hữu Phương

Tin khác

Lào Cai: Chủ động triển khai tổ chức Festival sông Hồng năm 2024 với quy mô cấp tỉnh

Lào Cai: Chủ động triển khai tổ chức Festival sông Hồng năm 2024 với quy mô cấp tỉnh

(CLLO) Tỉnh Lào Cai chủ động chỉ đạo triển khai tổ chức Festival sông Hồng năm 2024 với quy mô cấp tỉnh và từ 2026 - 2034.

Đời sống
Dự báo thời tiết 6/5/2024: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mưa rào và dông

Dự báo thời tiết 6/5/2024: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mưa rào và dông

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 6/5/2024, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mưa rào và dông, cục bộ mưa to. Mưa tập trung vào chiều tối, đêm và sáng.

Đời sống
Nam Định: Tăng cường các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

Nam Định: Tăng cường các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

(CLO) UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành Công văn yêu cầu các sở, các địa phương, đơn vị liên quan trong tỉnh tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Đời sống
Xe cút kít làm từ gỗ bàn thờ ra trận phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ

Xe cút kít làm từ gỗ bàn thờ ra trận phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Với khẩu hiệu “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, hàng nghìn người nông dân Việt Nam từ các làng quê nô nức lên đường tham gia chiến dịch, hăng hái đi dân công vận chuyển lương thực thực phẩm cho chiến dịch Điện Biên Phủ, trong số đó có ông Trịnh Đình Bầm.

Đời sống
Đã tìm thấy thi thể 2 ngư dân mất tích trong vụ chìm thuyền câu mực ở Nghệ An

Đã tìm thấy thi thể 2 ngư dân mất tích trong vụ chìm thuyền câu mực ở Nghệ An

(CLO) Liên quan đến vụ chìm thuyền câu mực ở Nghệ An, sau nhiều nỗ lực tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thi thể hai nạn nhân mắc kẹt trong tàu câu mực.

Đời sống