Chu kỳ khủng hoảng kinh tế: Sẽ khó xảy ra?

Thứ ba, 26/06/2018 20:40 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chu kỳ khủng hoảng kinh tế 10 năm đang dấy lên nỗi lo ngại khi tăng trưởng quá nóng của Việt Nam. Đã nhiều lần các chuyên gia kinh tế cảnh báo chu kỳ 10 năm để mong tránh được quy luật này. Các chuyên gia đã đưa ra những cảnh báo và cả những biện pháp phòng tránh cho chu kỳ này.

Nền kinh tế trong nước thời gian gần đây liên tục nhận được đánh giá tích cực. Việt Nam đã hội tụ được những điều kiện giúp duy trì tăng trưởng cao như hội nhập sâu, các chỉ số vĩ mô được ổn định, lạm phát thấp…

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đã đưa ra những cảnh báo và cả những biện pháp phòng tránh cho chu kỳ này. Nền kinh tế trong nước thời gian gần đây liên tục nhận được đánh giá tích cực. Việt Nam đã hội tụ được những điều kiện giúp duy trì tăng trưởng cao như hội nhập sâu, các chỉ số vĩ mô được ổn định, lạm phát thấp… 

Kinh tế Việt Nam trong thời gian qua liên tục được nhìn nhận hồi phục, đạt kết quả tốt. Thậm chí, quý I/2018 GDP đạt mức 7,83%, cao nhất trong 10 năm trở lại đây. Các tổ chức nước ngoài cũng liên tục đưa ra những nhận định lạc quan về triển vọng kinh tế lạc quan của Việt Nam. 

Dù vậy, nền kinh tế cũng đang tồn tại nhiều bất ổn, mà nó có thể là ngòi châm cho một cuộc khủng hoảng mới, có tính chu kỳ, bóng ma "khủng hoảng" đang được e ngại quay trở lại, đặc biệt khi năm 2018 là điểm rơi của chu kỳ 10 năm. 

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã nêu lên mối lo ngại “Chúng tôi đang lo ngại chu kỳ khủng hoảng 10 năm” trong Hội thảo khoa học “Củng cố, tạo lập nền tảng cho tăng trưởng nhanh và bền vững trong bối cảnh mới ở Việt Nam” do Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức mới đây. 

Việt Nam cần hết sức lưu ý trong hai năm tới vì các trục trặc vĩ mô thường xảy ra trong khoảng thời gian này của mỗi thập kỷ. tính chu kỳ 10 năm của khủng hoảng tại Việt Nam đã được chứng minh qua 4 lần bất ổn kinh tế trong 40 năm trở lại đây với điểm rơi vào các năm 1979 – 1989 – 1999 và 2009. 

Báo Công luận
Các chuyên gia cũng nhận định, chu kì khủng khoảng kinh tế sẽ khó có thể xảy ra. Ảnh Thanh Niên 

Nếu có thể vượt qua được “dớp” này thì sẽ là cú huých rất lớn cho sự phát triển của Việt Nam. Tâm lý này nảy sinh khi nền kinh tế tăng trưởng tốt khiến thị trường tài sản tự động nóng lên, khi người dân, doanh nghiệp chuyển kỳ vọng sang đầu cơ đất, chứng khoán khiến nhu cầu tín dụng, tiền tệ tăng cao.

 Do đó, nếu chính sách điều tiết vĩ mô không khéo léo sẽ khiến vòng xoáy bùng nổ: người đổ xô đi mua – giá tăng cao – giá tăng cao nên người đổ đi mua. Lúc này, chỉ một tác động nhỏ cũng khiến cho bong bóng bị vỡ, và kinh tế lâm vào khủng hoảng, như những gì từng diễn ra. 

Mặc dù các yếu tố đầu vào cho nền kinh tế vẫn còn dư địa sử dụng nhưng việc cần thiết phải là cơ cấu lại chất lượng sử dụng các yếu tố nguồn lực. Hiện Việt Nam chưa hình thành được đầy đủ các thị trường để phân phối các nguồn lực kinh tế (vốn, đất đai - bất động sản, lao động, khoa học kỹ thuật, hàng hoá - dịch vụ). Sâu xa hơn là thể chế vận hành của các thị trường này chưa có, cần phải được tập trung xây dựng. 

Bê cạnh đó, nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào FDI. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra hai kịch bản tăng trưởng 2018: Trong kịch bản 1, tăng trưởng GDP năm 2018 là 6,7%; trong đó quý I tăng 7,47%, quý II tăng 6,83%, quý III tăng 6,61% và quý IV tăng 6,25%. Kịch bản thứ 2, tăng trưởng GDP năm 2018 là 6,8%; trong đó quý I tăng 7,47%, quý II tăng 6,86, quý III tăng 6,72% và quý IV tăng 6,97%. 

Tuy nhiên có thể thấy, dù tăng trưởng kinh tế cải thiện, nhưng giá trị gia tăng của nền kinh tế lại giảm đi. Các thị trường như thị trường tài chính - vốn, lao động, khoa học công nghệ, hàng hoá - dịch vụ và thị trường bất động sản vừa phát triển chưa đầy đủ, lại đang có những dấu hiệu quá nóng. 

Những kết quả đạt được nói trên cũng chỉ là thành công ban đầu và chủ yếu nhờ vào các giải pháp mang tính ngắn hạn cộng với sự quyết liệt trong điều hành của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ. Nhiều vấn đề mang tính cơ cấu của nền kinh tế mới chỉ được nhận diện mà chưa có phương án giải quyết một cách căn cơ. 

Đặc biệt tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng vẫn khá chậm chạp. Tuy nhiên, cũng có nhiều chuyên gia nhận định Việt Nam sau các cuộc khủng hoảng trong thời gian qua đã có sự điều tiết mỗi khi nhận thấy nguy cơ. 

Một số chuyên gia đánh giá, khủng hoảng có cơ hội xảy ra vì nền kinh tế đang được điều hành rất tốt thông qua các đợt điều chỉnh ngân hàng, thị trường chứng khoán. Vừa phát triển bền vững, vừa phát triển nhanh đang là một yêu cầu để bảo đảm đất nước không tụt hậu với các nước trong khu vực. 

So với mặt bằng 10 năm trước thì nền tảng của nền kinh tế tốt hơn rất nhiều; chất lượng tăng trưởng cũng được cải thiện tích cực, tăng trưởng kinh tế vẫn đạt kết quả tốt nhờ ở kinh tế thực, nhờ ở năng suất lao động tăng lên, nhờ ở vốn đầu tư tư nhân gia tăng mạnh mẽ… chứ không phải dựa vào vốn như trước, và tăng trưởng cao nhờ ở công nghiệp chế tạo không còn phụ thuộc vào khai khoáng, vào khai thác dầu thô. 

Điều này được thể hiện qua việc khủng hoảng năm 2009 – tức 10 năm sau khủng hoảng tài chính 1997 – 1998, dù kinh tế bị thiệt hại nhưng sức phục hồi rất nhanh./.

Bảo Anh

 

Tin khác

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

(CLO) Tại Singapore, tốc độ tăng trưởng của các văn phòng gia đình Trung Quốc đang chậm lại do hậu quả từ vụ bê bối rửa tiền trị giá hàng tỷ USD năm ngoái và việc kiểm tra chặt chẽ hơn đối với những cá nhân nộp đơn mới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

(CLO) Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã CK: BSR - UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 30.696 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.195 tỷ đồng và nộp NSNN đạt 3.355 tỷ đồng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp