Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF):

Chủ tịch VCCI: Chính phủ cần nhanh chóng triển khai hỗ trợ lãi suất tín dụng 2%

Thứ hai, 21/02/2022 09:53 AM - 0 Trả lời

(CLO) Năm 2022 được dự đoán tiếp tục là một năm đầy thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam. Do đó, nhiều quan điểm cho rằng, Chính phủ cần có thêm những giải pháp cụ thể hóa các chính sách, để kinh tế tiếp tục tăng trưởng.

Dấu ấn kinh tế Việt Nam trong năm 2021

Năm 2021, nền kinh tế Việt Nam đã đối mặt với rất nhiều khó khăn, do phải hứng chịu các tác động của đại dịch COVID-19. Đặc biệt, một số đợt bùng phát dịch COVID-19 với sự xuất hiện của các biến chủng mới lây lan nhanh và nguy hiểm đã xảy ra tại nhiều địa phương.

chu tich vcci chinh phu can nhanh chong trien khai ho tro lai suat tin dung 2 hinh 1

Toàn cảnh Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam thường niên năm 2021 được tổ chức vào sáng 21/2.

Các trung tâm kinh tế, đô thị lớn, vùng kinh tế trọng điểm đã bị ảnh hưởng nặng; tác động nghiêm trọng đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội, sản xuất kinh doanh, sinh kế và đời sống nhân dân.

Trong Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam thường niên năm 2021 được tổ chức vào sáng 21/2, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho biết: Nhằm giảm thiểu các tác tác động của đại dịch, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách bảo vệ tính mạng của người dân và phục hồi kinh tế.

Trong đó, chính sách quan trọng nhất là việc Chính phủ chuyển hướng chiến lược ứng phó dịch bệnh Covid-19 theo hướng “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”. 

Đồng thời, Chính phủ ban hành nhiều chính sách về gia hạn, miễn, giảm một số loại thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, hỗ trợ an sinh xã hội; tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, duy trì, phục hồi và phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Nhờ đó, năm 2021, mặc dù gặp khó khăn, thách thức nhiều hơn các năm trước, nhưng Việt Nam vẫn đạt được những kết quả tích cực, đáng ghi nhận trên các lĩnh vực.

chu tich vcci chinh phu can nhanh chong trien khai ho tro lai suat tin dung 2 hinh 2

Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư phát biểu tại phiên khai mạc.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho biết: Nền kinh tế tiếp tục duy trì tăng trưởng đạt 2,58%; đạt và vượt 7/12 chỉ tiêu chủ yếu, kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm, lạm phát được kiểm soát; cơ cấu kinh tế tiếp tục có chuyển biến tích cực; các ngành, lĩnh vực phát triển ổn định.

Thu ngân sách nhà nước vượt 16,4% dự toán; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 22,6%, đạt 668,5 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay; xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt trên 48,6 tỷ USD; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,37%, tiếp tục là động lực tăng trưởng; thương mại, dịch vụ phục hồi tích cực. 

Các công cụ chính sách tiền tệ được điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ, bảo đảm thanh khoản cho nền kinh tế. Thị trường chứng khoán phát triển nhanh, quy mô vốn hóa tăng trên 46% so với năm 2020, trở thành một kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế.

Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện. Trong năm 2021, gần 160 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội ước đạt trên 2,89 triệu tỷ đồng, tăng 3,2% so với năm 2020. 

Ngoài ra, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phục hồi, tổng vốn đăng ký đạt trên 31 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020, cho thấy nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tin tưởng vào kết quả phòng chống dịch Covid-19 của Chính phủ, cũng như môi trường đầu tư tại Việt Nam. 

“Tuy đây là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm qua nhưng là kết quả khả quan trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và có những tác động tiêu cực tới trong nước và trên thế giới”, ông Dũng nói.

Cần nhanh chóng triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất tín dụng 2% 

Theo Bộ trưởng, để đạt được kết quả đáng khích lệ này có phần đóng góp không nhỏ của cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo tiền đề tăng trưởng trong năm 2022.

Tuy nhiên, để nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng vượt bậc, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng mong muốn nhận được thêm những ý kiến góp ý của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

 Về vấn đề này, bà Trần Thị Lan Anh, Tổng thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, ngay đầu năm 2021, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách quan trọng trong việc kích thích nền kinh tế trưởng.

Tuy nhiên, bà Lan Anh kiến nghị thêm một số giải pháp khác hỗ trợ doanh nghiệp. Trong đó, đại diện VCCI kiến nghị Chính phủ tạo thuận lợi cho việc tiếp cận thông tin chính sách, quy định hỗ trợ doanh nghiệp.

Theo đó, các cơ quan nhà nước cần nâng cao hiệu quả công tác phổ biến các chính sách, quy định để các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ, nhỏ, HTX và hộ kinh doanh dễ dàng tiếp cận thông tin.

chu tich vcci chinh phu can nhanh chong trien khai ho tro lai suat tin dung 2 hinh 3

VCCI kiến nghị Chính phủ nhanh chóng triển khai hỗ trợ lãi suất tín dụng 2%.

Các hướng dẫn thực hiện cần rõ ràng hơn với những tiêu chí đánh giá cụ thể giúp đánh giá mức độ hoàn thành của mục tiêu đề ra và kết quả thực hiện. 

“Trong quá trình này, các cơ quan chức năng cũng cần vận hành hiệu quả đường dây nóng và hòm thư điện tử để tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp, người dân để điều chỉnh kịp thời các quy định, chính sách”, bà Lan Anh nói.

Bên cạnh đó, bà Lan Anh đề nghị Chính phủ hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp tiếp cận vốn để phục hồi sản xuất kinh doanh, cho phép doanh nghiệp, hợp tác xã được giãn nợ, cơ cấu thời hạn trả nợ, miễn giảm phí, không phạt trả chậm tín dụng, giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 để có thêm thời gian phục hồi trả nợ và khắc phục nợ xấu là rất cần thiết.

Cần nhanh chóng triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất tín dụng 2% đối với các khoản vay thương mại trong chương trình hỗ trợ phục hồi theo Nghị quyết 11 của Chính phủ.

 Các gói vay lãi suất thấp trong thời hạn từ 3 đến 6 tháng để hỗ trợ doanh nghiệp trả lương cho người lao động trong giai đoạn khôi phục kinh tế cần được triển khai mạnh mẽ. 

“Năm 2022 được dự đoán tiếp tục là một năm đầy thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam. Đại dịch COVID-19 lại xuất hiện biến chủng Omicron đang bùng phát với tốc độ lây lan rất nhanh trên thế giới và đã thâm nhập vào Việt Nam. Do đó, Chính phủ cần có thêm những giải pháp cụ thể hóa các chính sách, để kinh tế tiếp tục tăng trưởng”, đại diện VCCI chia sẻ.

Ngọc Tú 

Bình Luận

Tin khác

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

(CLO) Tiếp tục chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại tại một số nước châu Âu, trong chương trình công tác tại Hà Lan, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải làm trưởng đoàn có buổi làm việc với một số doanh nghiệp của Vương quốc Hà Lan.

Kinh tế vĩ mô
Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô