Chưa có tài liệu chứng minh giếng của Đền thờ Lê Văn Hưu là giếng cổ nghìn năm

Thứ năm, 24/03/2022 16:24 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đây là thông tin của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá liên quan đến việc tu bổ Giếng Ngọc thuộc Dự án tu bổ, tôn tạo di tích Đền thờ Lê Văn Hưu tại xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá.

Mới đây, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã có công văn số 1116/SVHTTDL-DSVH gửi Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tu bổ Giếng Ngọc thuộc Dự án tu bổ, tôn tạo di tích Đền thờ Lê Văn Hưu, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá.

chua co tai lieu chung minh gieng cua den tho le van huu la gieng co nghin nam hinh 1

Hiện UBND huyện Thiệu Hoá cho tạm dừng việc thi công hạng mục Giếng Ngọc. Ảnh: TM

Theo đó, trước kia, đền thờ Lê Văn Hưu (hay còn gọi là chùa ông Hưu) có quy mô rộng lớn, cây cối um tùm, có hồ, có giếng, có gác chuông. Tuy nhiên, sau cải cách, tiền đường đã bị dỡ để làm một căn nhà tách biệt ở bên cạnh đền làm nơi họp hành làng, xã và làm một nơi đón tiếp khách về viếng thăm.

Như vậy, lý lịch di tích Đền thờ Lê Văn Hưu được ghi là có hồ, có giếng (không có Giếng Ngọc). Căn cứ vào hồ sơ khoa học di tích, Đền thờ Lê Văn Hưu được Bộ Văn hoá (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) công nhận di tích lịch sử quốc gia tại Quyết định số 208/VH-QĐ, ngày 13/3/1990, có hạng mục giếng và chưa có tài liệu nào chứng minh giếng của Đền thờ Lê Văn Hưu là giếng cổ nghìn năm.

Ngày 26/12/2018, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá có Quyết định số 5293/QĐ-UBND; ngày 11/3/2019, UBND huyện Thiệu Hoá ban hành Quyết định số 795/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình: Tu bổ, tôn tạo khu di tích lịch sử Đền thờ Lê Văn Hưu, xã Thiệu Trung với quy mô và nội dung đầu tư gồm 9 hạng mục công trình: Hạng mục hạ tầng kỹ thuật; Đền thờ chính (gồm Tiền bái và Hậu cung); Nhà bia; Nhà từ đền; Cổng tứ trụ; Bình phong; Am hoá vàng; Nhà vệ sinh; Cổng sang chùa và chia làm 3 giai đoạn.

Trong đó giai đoạn 3: Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công Dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Đền thờ Lê Văn Hưu gồm các hạng mục công trình: Nhà từ đền, nhà bia, cổng sang chùa, am hóa vàng, giếng ngọc, ao đền, bình phong, bãi đỗ xe, khuôn viên, hạ tầng kỹ thuật, được HĐND huyện Thiệu Hoá phê duyệt chủ trương tại Nghị quyết số 95/NQ-HĐND ngày 07/10/2021; ngày 29/12/2021, Cục Di sản văn hoá có văn bản số 1104/DSVH-DT về việc thẩm định thiết kế BVTC tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ Lê Văn Hưu (giai đoạn 3), tỉnh Thanh Hoá, trong đó lưu ý: “Điều chỉnh vị trí thiết kế Giếng Ngọc để hạn chế tối đa việc dịch chuyển giếng theo lưu ý của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tại công văn số 1840/BVHTTDL-DSVH ngày 13-6-2011”; ngày 30-12-2021, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch có văn bản số 5514/SVHTTDL-DSVH gửi UBND huyện Thiệu Hoá tiếp thu, chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện hồ sơ thiết kế BVTC tu bổ, tôn tạo di tích Đền thờ Lê Văn Hưu (giai đoạn 3).

Ngày 17/3/2022, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá đã phối hợp với UBND huyện Thiệu Hoá, UBND xã Thiệu Trung, Hội Khoa học lịch sử Thanh Hoá và các nhà nghiên cứu di tích, lịch sử kiểm tra thực tế tại di tích Đền thờ Lê Văn Hưu.

Tuy nhiên, tại hội nghị còn có những ý kiến trái chiều giữa các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu văn hoá, khoa học, lịch sử và địa phương trong việc hiểu nội dung: “Điều chỉnh vị trí thiết kế Giếng Ngọc để hạn chế tối đa việc dịch chuyển Giếng theo lưu ý của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch".

Do còn có các ý kiến trái chiều, trước mắt Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo UBND huyện Thiệu Hóa tạm dừng việc thi công hạng mục Giếng Ngọc.

Tuy nhiên, để tạo sự đồng thuận trong việc tiếp tục thực hiện hoàn thiện dự án, kịp thời phục vụ Lễ kỷ niệm 700 năm ngày mất của nhà Sử học Lê Văn Hưu vào ngày 23/4/2022, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá đề nghị Cục Di sản Văn hoá sớm tổ chức vào kiểm tra thực tế và có ý kiến chỉ đạo cụ thể để địa phương và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có cơ sở triển khai thực hiện các bước tiếp theo đảm bảo đúng quy định.

Hà Anh

Bình Luận

Tin khác

Lò đúc gang từ thời Pháp nằm trong hang núi ở Thanh Hóa

Lò đúc gang từ thời Pháp nằm trong hang núi ở Thanh Hóa

(CLO) Lò cao kháng chiến Hải Vân nằm trong một hang núi (ở thị trấn Bến Sung, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hoá). Hơn 70 năm về trước, nơi đây là địa điểm sản xuất ra hàng trăm tấn gang, phục vụ cuộc kháng chiến chống Pháp. Đến nay, những dấu tích còn lại trong hang đã thu hút nhiều người dân, du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Đời sống văn hóa
Rực rỡ sắc tím hoa bằng lăng khắp phố phường Hà Nội

Rực rỡ sắc tím hoa bằng lăng khắp phố phường Hà Nội

(CLO) Vào đầu tháng 5, những cây hoa bằng lăng trên các con phố tại Hà Nội lại đua nhau bung nở khoe sắc tím rực rỡ, mang lại vẻ đẹp nên thơ cho Thủ đô vào những ngày đầu mùa Hè.

Đời sống văn hóa
Các họa sĩ trẻ đang dần 'chạm' gần hơn tới lịch sử Việt Nam

Các họa sĩ trẻ đang dần 'chạm' gần hơn tới lịch sử Việt Nam

(CLO) Ngày 4/5, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc Gia Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm chuyên đề “Lịch sử dưới góc nhìn của thế hệ trẻ” hướng tới kỉ niệm 70 năm Chiến Thắng Điện Biên Phủ và nâng cao vai trò của thanh – thiếu niên trong sáng tạo nghệ thuật.

Đời sống văn hóa
Trưng bày 150 tư liệu, sách, báo về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trưng bày 150 tư liệu, sách, báo về Chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Triển lãm “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Quyết định lịch sử” vừa được tổ chức vào chiều ngày 4/5 tại Nhà triển lãm số 45 Tràng Tiền (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), nhằm giới thiệu đến độc giả Thủ đô về các sự kiện, dấu mốc, diễn biến quan trọng của Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra từ ngày 13/3/1954 đến ngày 7/5/1954...

Đời sống văn hóa
'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”: Những hình ảnh chân thực và xúc động về lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam

"Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”: Những hình ảnh chân thực và xúc động về lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam

(CLO) Tối 3/5, tại Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương (Hà Nội), hai bộ phim tài liệu “Hồi ức Điện Biên” và “Những người lính già” đã được chiếu mở màn khai mạc “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa