Chùa Tây Phương là điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt

Thứ sáu, 15/07/2022 20:39 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chùa Tây Phương được công nhận là điểm du lịch Di tích quốc gia đặc biệt và tổ chức quản lý, khai thác theo đúng quy định của Luật Du lịch.

Ngày 15/7, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 2475/QĐ-UBND, công nhận điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương.

Tại Quyết định này, UBND TP Hà Nội giao Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất tổ chức quản lý điểm du lịch, có trách nhiệm tổ chức quản lý, khai thác, phát triển điểm du lịch theo đúng quy định của Luật Du lịch và các văn bản pháp luật liên quan.

chua tay phuong la diem du lich di tich quoc gia dac biet hinh 1

Kiến trúc chùa Tây Phương được xây dựng theo kiểu chữ Tam, gồm ba ngôi chùa song song với nhau dọc theo sườn núi

chua tay phuong la diem du lich di tich quoc gia dac biet hinh 2

Các đầu đao mái bằng đất nung đường nét nổi lên hình hoa, lá, rồng phượng

chua tay phuong la diem du lich di tich quoc gia dac biet hinh 3

Chùa Tây Phương là nơi tập trung những kiệt tác hiếm có của nghệ thuật điêu khắc tôn giáo, bao gồm các bức chạm trổ, phù điêu và tạc tượng

chua tay phuong la diem du lich di tich quoc gia dac biet hinh 4

8 pho tượng Kim Cương và Hộ pháp, cao chừng 3 m, trang nghiêm phúc hậu

chua tay phuong la diem du lich di tich quoc gia dac biet hinh 5

Bộ tượng 18 vị La Hán được coi là tác phẩm kinh điển của nền nghệ thuật cổ Việt Nam

Các sở, ngành của TP Hà Nội cùng với UBND huyện Thạch Thất và Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức quản lý, khai thác và đầu tư xây dựng điểm du lịch Di tích chùa Tây Phương.

Chùa Tây Phương (tên chữ “Sùng Phúc tự”) là di tích thuộc loại hình kiến trúc nghệ thuật, nằm trên địa phận xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, cách trung tâm TP Hà Nội khoảng 40 km về phía Tây. Du khách theo Đại lộ Thăng Long, qua ngã tư Chùa Thầy, rẽ phải khoảng 5 km, sau đó rẽ trái 1 km nữa là đến di tích.

Chùa Tây Phương nằm trên đỉnh núi cao hơn 100m, kiến trúc chùa được xây dựng theo kiểu chữ Tam, gồm ba ngôi chùa song song với nhau dọc theo sườn núi. Chùa đã được trùng tu nhiều lần đến thời nhà Tây Sơn 1788-1802, được dựng lại và giữ nguyên hình dáng kiến trúc như ngày nay.

Nổi bật nhất ở chùa Tây Phương là hơn 70 pho tượng cùng với các bức phù điêu, chủ yếu được tạc bằng gỗ mít sơn son thếp vàng.

Với những giá trị về kiến trúc, lịch sử, tôn giáo, năm 1962, chùa Tây Phương đã được công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa quốc gia, đến năm 2014 được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt. Năm 2015, Bộ tượng Phật giáo chùa Tây Phương thời Tây Sơn, niên đại cuối thế kỷ 18 đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia.

T.Toàn (Ảnh: Tư liệu)

Tin khác

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa