Chuỗi cung ứng toàn cầu bị đe dọa khi Omicron lan rộng tại Trung Quốc

Thứ năm, 13/01/2022 10:22 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đợt bùng phát các ca nhiễm biến thể Omicron ở Trung Quốc đang khiến các nhà sản xuất và chủ hàng lo lắng về sự tê liệt bên trong “công xưởng của thế giới”, thậm chí dẫn đến sự gián đoạn của chuỗi cung ứng toàn cầu.

Kiên trì theo đuổi chiến lược “Zero Covid”, Trung Quốc sẵn sàng phong tỏa cả thành phố hàng chục triệu dân ngay khi phát hiện 1 vài ca mắc Covid-19. Tuy nhiên, với tốc độ lây lan khủng khiếp của biến thể Omicron và nếu Trung Quốc không thể kiểm soát được tình hình, tương lai Trung Quốc sẽ đóng cửa hàng loạt các thành phố không phải điều khó hiểu.

chuoi cung ung toan cau bi de doa khi omicron lan rong tai trung quoc hinh 1

Chuỗi cung ứng toàn cầu lao đao khi ca nhiễm Omicron lan rộng tại Trung Quốc. Ảnh: South China Morning Post.

Các nhà sản xuất và vận chuyển hiện cũng sẽ phải chuẩn bị tốt cho tình trạng gián đoạn nguồn cung tại “công xưởng của thế giới”.

Từng thành công trong công cuộc chống dịch, Trung Quốc đảm bảo để cho các nhà máy hoạt động liên tục trong phần lớn năm 2020 và 2021. Chiến dịch “Zero Covid” đồng nghĩa vơi việc các nhà máy có thể duy trì mở cửa để sản xuất các loại hàng hóa, từ thiết bị y tế cho đến máy tính xách tay, trong suốt thời gian dịch bệnh, đáp ứng nhu cầu lớn của người tiêu dùng.

Tuy nhiên, ngay cả việc đó cũng không thể đáp ứng được nhu cầu khủng khiếp của toàn cầu. Vì vậy, việc hoạt động sản xuất này bị gián đoạn khi các ổ dịch mới ở Trung Quốc xuất hiện ngày càng nhiều khiến Bắc Kinh áp dụng các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt hơn. Khi đó, điều này này sẽ khiến chuỗi cung ứng toàn cầu chịu một đòn khủng khiếp.

Tính đến nay, Trung Quốc vẫn chưa đối diện với những vấn đề như các nước khác như tình trạng thiếu hụt thực phẩm tại Australia và Nhật Bản, hoặc thiết hụt 5 triệu lực lượng lao động vì đại dịch như ở Mỹ.

Tuy nhiên, khi Trung Quốc tổ chức Thế vận hội mùa đông vào tháng tới và một loạt các sự kiện chính trị quan trọng khác diễn ra vào cuối năm nay, chiến lược “Zero Covid” của nước này sẽ bị đe dọa nghiêm trọng, đặc biệt là khi biến thể Omicron đang có tốc độ lây lan khủng khiếp. Các nhà hoạch định chính sách nước này cần phải quyết định tăng cường các biện pháp hạn chế, đồng thời đánh giá tác động của nó đến nền kinh tế, vốn phụ thuộc vào thương mại toàn cầu.

Tình trạng báo động

chuoi cung ung toan cau bi de doa khi omicron lan rong tai trung quoc hinh 2

Trung Quốc liên tục áp dụng biện pháp phong tỏa đối với nhiều thành phố nhằm ngăn chặn sự lây lan của biến thể Omicron. Ảnh: Xinhua.

Theo Thomas O’Connor, chuyên gia về chuỗi cung ứng tại Gartner Inc. ở Sydney, Trung Quốc trên thực tế vẫn là trung tâm của ngành sản xuất toàn cầu. Nếu có sự ngưng trệ đáng kể trong hoạt động sản xuất hoặc vấn đề về logistics nghiêm trọng liên quan đến Covid-19, nó sẽ làm tổn hại rất lớn đến nền kinh tế toàn cầu.

Trong những tuần gần đây, các đợt bùng phát lẻ tẻ trên khắp đất nước của cả biến thể Delta và Omicron đã khiến một số nhà máy sản xuất quần áo, hoạt động vận tải khí đốt xung quanh một trong những cảng biển lớn nhất đất nước tại Ninh Ba bị gián đoạn. Hoạt động sản xuất chip ở thành phố Tây An cũng bị đình trệ khi thành phố này bị phong tỏa.

Nhiều thành phố khác cũng đang phải đối mặt với những hạn chế. Hôm 11/1, chính quyền Thâm Quyến thắt chặt hạn chế đối với phương tiện ra vào thành phố này. Điều đó làm dấy lên lo ngại về sự chậm trễ tại cảng Yantian, một trong những cảng container lớn nhất châu Á. Năm ngoái, cảng này từng bị đóng cửa cục bộ trong một tháng do dịch bệnh bùng phát.

Bên cạnh đó, Trung Quốc đang bước vào những ngày cao điểm sản xuất trước kỳ nghỉ tết kéo dài nhiều tuần. Nhiều chủ xưởng lo ngại, nếu hàng hóa của họ không được giải tỏa kịp thời, các khách hàng sẽ không có sản phẩm để tung ra thị trường vào mùa xuân và đầu hè.

Những vấn đề ở Trung Quốc chắn chắn sẽ làm trầm trọng thêm những sự cố với kinh tế toàn cầu, đặc biệt là khi Omicron gây ra tình trạng thiếu thốn nhiều mặt hàng tại khắp nơi. Các nhà máy thiếu nhân công, logistics thiếu tài xế, phi công, hệ thống siêu thị hay các cửa hàng thiếu nhân viên… do có quá nhiều người mắc Covid-19.

Đồng thời, khủng hoảng chuỗi cung ứng chưa bao giờ hạ nhiệt kể từ khi đại dịch bùng phát. Giá vận tải tăng phi mã, giá các nguyên vật liệu cũng liên tiếp đội giá ở mức kỷ lục và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Theo phân tích của Oxford Economics, chi phí vận chuyển container vẫn tăng gấp bội so với mức vốn đã thấy trong cuộc khủng hoảng. Giá nguyên liệu thô vẫn ở mức cao và sự gián đoạn sẽ có thể kéo dài trong năm nay.

Ba kịch bản

Năm ngoái, khi dịch bùng lên ở Đông Nam Á, hoạt động sản xuất ở các nước như Việt Nam, Malaysia bị đình trệ vì các biện pháp hạn chế, một số doanh nghiệp đã đưa dây chuyền sản xuất trở lại Trung Quốc – nơi có lượng hàng hóa xuất khẩu kỷ lục bất chấp sự bùng phát của đại dịch và sự tắc nghẽn vận tải toàn cầu.

Tuy nhiên, khi biến thể Omcron chưa cho thấy nhiều tác động ở châu Á, một số chuyên gia cho rằng điều tồi tệ nhất vẫn có thể còn ở phía trước. Cụ thể, nếu Trung Quốc ngăn chặn thành công đợt bùng phát dịch, áp lực với nguồn cung toàn cầu sẽ được giảm nhẹ. Song, tổn hại vẫn có trong trường hợp này.

Ngược lại, thảm họa sẽ thực sự xảy ra khi Trung Quốc thất thủ. Việc đòi hỏi sạch bóng hoàn toàn Covid-19 như trên có thể khiến Trung Quốc áp đặt các biên pháp nghiêm ngặt hơn nhằm dập dịch. Tuy nhiên, với khả năng lây lan khủng khiếp của Omicron cùng với các biến thể tiềm năng khác, việc ngăn chặn dịch bệnh sẽ kéo dài và kéo theo sự đình trệ với hoạt động sản xuất và kinh doanh.

Còn việc Trung Quốc sẽ thay đổi cách tiếp cận với Covid-19 có lẽ cũng không phải điều mà thế giới mong chờ, ít nhất là đến thời điểm hiện tại. Bắc Kinh vẫn tỏ ra kiên định với chính sách “Zero Covid” và thậm chí còn gia tăng hơn những quyết tâm với việc ban hành những quy định nghiêm ngặt hơn.

“Trong 6 tháng tới, tôi không thấy có sự thay đổi nào đáng kể”, Sidney Yu, giám đốc một công ty tại Hồng Kông, cho hay.

Hương Vũ (Theo Bloomberg)

Bình Luận

Tin khác

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

(CLO) Bloomberg đưa tin, dẫn lời một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc "vũ khí hóa" đồng đô la Mỹ thông qua việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga có thể thúc đẩy toàn cầu xa lánh đồng bạc xanh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

(CLO) Một con tàu do hãng vận tải khổng lồ Sovcomflot (SCF) của Nga bị Mỹ trừng phạt đã xả dầu nhiên liệu tại một cảng phía tây Ấn Độ vào thứ Sáu (26/4), Reuters đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp