Chuyên gia hiến kế các loại “vaccine" cho doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng COVID-19

Thứ tư, 01/09/2021 11:34 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chỉ ra bức tranh tài chính giữa dịch bệnh Covid-19 kém lạc quan, các chuyên gia cho rằng bên cạnh chiến lược tiêm vaccine “thần tốc”, các doanh nghiệp còn trông chờ “bàn tay cứu vớt” của Chính phủ để có thể vực dậy.

Lập tổ hợp tín dụng

Tiến sĩ, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu đánh giá, “làn sóng” Covid-19 lần này tác động rất mạnh mẽ đến nền kinh tế nước ta, đặc biệt ngành xuất khẩu bị ảnh hưởng nặng nề. Các doanh nghiệp hiện rất lao đao và tình trạng này sẽ còn kéo dài cả năm nay.

Theo ông Hiếu, trong trường hợp kiểm soát được dịch bệnh, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6-7% do chính phủ đề ra vẫn rất thách thức. Trong kịch bản khả thi hơn, tăng trưởng sẽ ở mức 5%. Song, nếu kém khả quan, tăng trưởng chỉ ở mức 3-4%.

“Giá nguyên vật liệu đầu vào tăng rất mạnh từ xăng dầu, sắt thép, linh kiện điện tử… Trên thế giới, các Chính phủ đổ tiền vào để cứu vãn nền kinh tế của họ, vậy nên giá nguyên vật liệu tăng. Tức, chúng ta nhập khẩu lạm phát từ các quốc gia tăng giá”, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu phân tích.

Bên cạnh lạm phát nhập khẩu, ông Hiếu cho biết nội địa cũng chịu sự tăng giá. Từ đó, chuyên gia kinh tế e rằng năm nay khó kiểm soát mức lạm phát dưới 4% - điều mà 6 tháng đầu năm đã thực hiện được.

chuyen gia hien ke cac loai vaccine cho doanh nghiep vuot qua khung hoang covid 19 hinh 1

Tiến sĩ, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu

Giữa bối cảnh này, chuyên gia kinh tế cho rằng Chính phủ phải có những biện pháp hỗ trợ mạnh mẽ. Trước đó, ông từng đề nghị Ngân hàng Nhà nước tổ chức tổ hợp tín dụng 300.000 tỷ đồng để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tổ hợp tín dụng này phải có sự tham gia của tất cả các ngân hàng hoạt động ở Việt Nam lẫn nước ngoài. Các ngân hàng sẽ tham gia với tỉ lệ tùy theo quy mô của họ.

Số tiền được ngân hàng góp vào tổ hợp tín dụng là tiền gửi không kỳ hạn (CASA). Từ đó, cho các doanh nghiệp đang bị tác động bởi dịch bệnh vay lại với lãi suất rất thấp từ 3-5% trong thời hạn 5 năm. Đặc biệt, sử dụng hình thức cho vay tín chấp, không cần tài khoản đảm bảo.

“Bởi nếu phải có tài sản đảm bảo thì không ai vay cả. Nhưng cho vay tín chấp như thế rủi ro sẽ rất cao. Chính vì thế, cần phải có cơ chế để hợp tác với tổ hợp tín dụng, quỹ bảo lãnh tín dụng quốc gia”, ông Hiếu nêu.

Quỹ bảo lãnh có nhiệm vụ bảo lãnh cho các ngân hàng. Nếu doanh nghiệp vay không trả, quỹ bảo lãnh sẽ đóng vai trò như bảo hiểm cho ngân hàng.

Hiện, nước ta đã có quỹ tín dụng bảo lãnh của riêng mỗi địa phương từ ngân sách của họ. Song, ông Hiếu đánh giá những quỹ này “rất nhỏ, làm việc èo uột”. Vì thế, Chính phủ phải xây dụng quỹ tín dụng bảo lãnh Quốc gia.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu “chỉ có cách này mới có thể hỗ trợ các doanh nghiệp”. Bởi, Chính phủ luôn yêu cầu các ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp, song ngân hàng “không dại gì” cho các doanh nghiệp nhỏ vay để có nợ xấu. Do đó, các doanh nghiệp hiện không tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng.

Giảm lãi suất cho vay

Bên cạnh đó, báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong 8 tháng đầu năm nay cả nước có đến 85.000 doanh nghiệp rời khỏi thị trường.

Chuyên gia kinh tế Phan Dũng Khánh chỉ ra các số liệu dự báo từ những tổ chức ngoài nước cũng cho rằng tăng trưởng trong quý này của Việt Nam sẽ giảm. Do đó, nền kinh tế sẽ còn khó khăn và số lượng doanh nghiệp “tới giới hạn chống chịu” cũng tăng cao.

Tuy vậy, thu thuế vẫn khá tích cực. Nguồn thu từ bất động sản, chứng khoán tăng vọt bù lại cho các doanh nghiệp tại nhiều lĩnh vực khác.

chuyen gia hien ke cac loai vaccine cho doanh nghiep vuot qua khung hoang covid 19 hinh 2

Chuyên gia kinh tế Phan Dũng Khánh

Song, ông Khánh đánh giá điều này cho thấy sự bất ổn vì phát triển lệch. Các ngân hàng, doanh nghiệp tài chính vẫn có lãi lớn, trong khi những ngành này phải gắn chặt với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Do đó, điều này sẽ khó bền vững nếu các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không sớm tăng trưởng tốt trở lại.

“Dòng tiền hướng vào sản xuất kinh doanh chứ không phải vào các tài sản đầu cơ, kích giá tăng vù vù và thúc đẩy lạm phát. Bên cạnh đó, cần kiểm soát chặt dòng tiền vào đúng chỗ đồng thời đem lại chất lượng hiệu quả thật sự”, ông Khánh nêu.

Trong lúc các doanh nghiệp mòn mỏi chờ những chính sách “giải cứu”, giảm thuế, giảm lãi suất... ông Khánh cho rằng các ngân hàng hoàn toàn có thể giảm lãi suất cho vay, cụ thể đối với những hợp đồng vay cũ. Bởi trước đây, doanh nghiệp không hề tính đến tình cảnh dịch Covid-19 gây khó khăn như hiện nay.

“Vấn đề ở đây ngân hàng có quyết tâm giảm lợi nhuận để giảm lãi vay hay không. Mặt bằng lãi suất huy động của các ngân hàng cũng đã được điều chỉnh giảm từ hơn một năm trở lại đây, người gửi tiền chịu thiệt lãi suất thấp nhưng ngân hàng cho vay ra cao và thu lợi lớn là ích kỷ”, ông Khánh nhấn mạnh.

Giảm – giãn thuế, tận dụng nguồn vốn nước ngoài

Nêu ý kiến, ông Trần Quang Thắng, Viện trưởng Viện Kinh tế và quản lý TP. HCM cho rằng, cần tạo mọi điều kiện cho giới kinh doanh phát triển làm ăn thật thuận lợi. Giảm hoặc giãn thuế là điều kiện cần thiết để nuôi dưỡng lại sức khỏe và nền kinh tế của các doanh nghiệp. Về chính sách, tạo cơ chế thông thoáng tốt nhất để doanh nghiệp hoạt động

“Đồng thời, phải tạo điều kiện thuận lợi cho giới tư nhân có thể tiếp cận nguồn vốn nước ngoài. Trong hiệp định thương mại quốc tế, tư nhân có quyền tiếp cận những nguồn vốn nước ngoài để phát triển kinh tế, bởi họ có những dự án rất đặc sắc mà không cần phải bảo lãnh bởi chính phủ”, Viện trưởng Viện Kinh tế và quản lý TP. HCM nêu.

Tuy nhiên, theo ông Thắng, trong việc này nhà nước không phải không có trách nhiệm, mà vẫn phải bảo đảm trật tự về anh ninh tiền tệ, giám sát nguồn gốc nguồn tiền nước ngoài.

chuyen gia hien ke cac loai vaccine cho doanh nghiep vuot qua khung hoang covid 19 hinh 3

Ông Trần Quang Thắng, Viện trưởng Viện Kinh tế và quản lý TP. HCM - Nguồn: PLO

“Vai trò của nhà nước phải đi vào cụ thế hơn, thiết thực hơn, quản lý ở nguồn thay vì ở ngọn. Phải thông thoáng hết mức để bên cạnh nguồn vốn của nhà nước, còn nguồn vốn rất lớn ở quốc tế”, ông Thắng nhấn mạnh.

Theo Viện trưởng Viện Kinh tế và quản lý TP. HCM, tất cả những điều đó sẽ là lực đẩy, nếu tận dụng được sẽ cứu vãn phần lớn thiệt hại từ đại dịch Covid-19.

Thực tế, vẫn còn một khoảng cách lớn giữa chủ trương của Chính phủ đến quá trình thực thi tại các Bộ ban ngành và địa phương gây nên sự trì hoãn, ách tắc không đáng có.

Chỉ có mạnh dạn đổi mới, cải cách cơ chế, chính sách một cách mạnh mẽ, chuẩn hóa hệ thống dịch vụ công mới giúp thúc đẩy nền kinh tế tiến nhanh về phía trước, nắm bắt được các cơ hội phát triển và nâng tầm cạnh tranh quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Kỳ Hoa

Bình Luận

Tin khác

The Global City không ngừng “thay da đổi thịt” xứng tầm trung tâm mới của thành phố Hồ Chí Minh

The Global City không ngừng “thay da đổi thịt” xứng tầm trung tâm mới của thành phố Hồ Chí Minh

(NB&CL) “Thật không ngờ The Global City có thể xây dựng và hoàn thiện nhanh như thế, thay đổi và nhộn nhịp đến không ngờ. Dãy nhà phố thương mại SOHO ngoài thực tế còn đẹp và hiện đại hơn cả trên bản vẽ”, đó chính là nhận xét của hầu hết những khách hàng đến tham quan, hay từ những chủ sở hữu nhà phố SOHO khi quay lại The Global City nhận bàn giao nhà trong thời gian qua.

Bất động sản
ROX Group: Khi sức sống thương hiệu đến từ nền tảng văn hóa

ROX Group: Khi sức sống thương hiệu đến từ nền tảng văn hóa

(NB&CL) Lịch sử gần ba thập kỷ phát triển đã giúp ROX Group (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) trang bị cho thương hiệu bản sắc văn hóa và sức bật nội tại. Ban lãnh đạo Tập đoàn vững tin rằng nền tảng văn hóa mang lại sức sống và sinh khí mới cho thương hiệu ROX.

Thị trường - Doanh nghiệp
Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

(CLO) Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông Sacombank đã họp thường niên, thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

(CLO) Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Thị trường - Doanh nghiệp