85.500 doanh nghiệp dừng hoạt động và "cuộc chiến" sống còn với COVID-19

Thứ ba, 31/08/2021 10:04 AM - 0 Trả lời

(CLO) So với 3 lần trước, đợt dịch Covid-19 lần này thể hiện rõ nét sự bào mòn các doanh nghiệp. Họ sống trong cảm giác phập phồng lo sợ khi nguồn lực bị suy mòn dần và nhìn các doanh nghiệp khác lần lượt rời khỏi thị trường.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê ngày 29/8, trong 8 tháng đầu năm, cả nước có khoảng 85.500 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, tăng 24,2% so với năm ngoái. Trung bình mỗi tháng có 10.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tương đương hơn 300 doanh nghiệp “ngủ đông” mỗi ngày.

Thiệt hại tính bằng ngày

Giữa bối cảnh này, bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Tổng Giám đốc Đại Phúc Land (Công ty thành viên của Vạn Phúc Group) cho biết, hiện hầu hết công ty đều bật mức cảnh báo cao nhất về khả năng hứng chịu rủi ro.

“Ở góc độ sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp đang bị trì trệ. Ở góc độ văn phòng, hành chánh, chúng tôi cũng gặp rào cản trong việc giải quyết vấn đề. Đợt dịch trước, văn phòng của tôi còn chia ca ra để làm việc, nhưng những đợt này đã đóng cửa hoàn toàn”, bà Hương chỉ ra.

85500 doanh nghiep dung hoat dong va cuoc chien song con voi covid 19 hinh 1

Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Tổng Giám đốc Đại Phúc Land

Đối với riêng Đại Phúc Land, doanh thu giảm đến 70-80% trong mùa dịch. Bởi, văn phòng đóng cửa nên không thể kinh doanh. Về công trường, phải giảm số người lao động dẫn đến tiến độ trễ gấp đôi so với dự kiến.

“Dịch kéo dài cũng ảnh hưởng đến nguồn lực tái đầu tư cho sản xuất kinh doanh, doanh thu sẽ bị giảm sút. Câu chuyện tiếp theo là đầu tư cho hợp đồng sản xuất kinh doanh của tập đoàn. Nó là một chuỗi móc xích, kéo theo”, bà Hương nêu.

Đánh giá khả năng thích nghi của các doanh nghiệp trong “làn sóng” Covid-19 lần 4 có phần cao hơn so với trước đó, song bà Hương cho rằng đợt dịch này lại nguy hiểm và kéo dài hơn. Vậy nên, nguồn lực sẽ bị suy mòn dần và gây ra hệ lụy cho những quý cuối năm.

“Tác nhân gây ra không phải do nội tại doanh nghiệp hay do thị trường mà do vấn đề dịch bệnh tác động đột ngột. Doanh nghiệp nhỏ sẽ bị tổn thất nhỏ theo ngày, còn doanh nghiệp lớn sẽ phải tính tới những tổn thất rất lớn” bà Hương nhấn mạnh.

Tìm hướng đi mới

Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực F&B, đợt dịch Covid-19 lần này đã khiến hệ thống nhà hàng Vua Cua gần như tê liệt. Doanh nghiệp này đã phải tạm đóng 4/5 nhà hàng. Cùng với đó, mục tiêu mở 40 điểm bán lẻ Vua Cua bike trong năm nay chỉ mới thực hiện được 6.

Thực trạng này dẫn đến tổng doanh số của Vua Cua giảm hơn 50%. Đồng thời, doanh nghiệp phải cho ngừng phần lớn các ca làm việc của nhân viên.

85500 doanh nghiep dung hoat dong va cuoc chien song con voi covid 19 hinh 2

Doanh nhân Đoàn Thị Anh Thư, CEO chuỗi nhà hàng Vua Cua

“Làn sóng Covid-19 lần này ảnh hưởng gấp nhiều lần đến các doanh nghiệp, kinh tế chưa kịp phục hồi thì phần lớn doanh nghiệp đã phải đóng cửa ‘ngủ đông’ hoặc suy giảm doanh số nặng nề. Dịch bệnh còn khiến khách hàng ngày càng xiết chặt chi tiêu và cắt giảm những khoản không cần thiết. Kể cả sau giãn cách, phải mất ít nhất từ 1-2 năm thì mọi thứ mới có thể trở lại bình thường”, doanh nhân Đoàn Thị Anh Thư, CEO chuỗi nhà hàng Vua Cua nhận định.

Song, với kinh nghiệm rút ra từ 3 đợt bùng phát dịch trước đó, bà Thư ý thức rằng phải tìm ra hướng đi mới để doanh nghiệp bị ảnh hưởng ít nhất có thể, cũng như nguồn nhân lực được đảm bảo.

85500 doanh nghiep dung hoat dong va cuoc chien song con voi covid 19 hinh 3

Vua Cua triển khai thêm các sản phẩm nông sản, thức ăn có thể dự trữ lâu ngày như bánh mì, bánh bao...

“Chúng tôi đã cho ra mô hình Vua Cua bike để có thể tối ưu chi phí hoạt động và điểm bán. Đồng thời triển khai thêm các sản phẩm nông sản, thức ăn có thể dự trữ lâu ngày như bánh mì, bánh bao... với giá cả phù hợp với nhu cầu khách hàng, ”, bà Thư nêu.

Với mô hình này, Vua Cua mong muốn 80% phục vụ cho phân khúc delivery và take away (giao hàng và mang đi), 20% ngồi tại chỗ dùng nhanh (sau giãn cách xã hội). “Đây có thể xem là sự may mắn khi chúng tôi đưa ra được mô hình phù hợp với tình hình hiện tại”, bà Thư bày tỏ.

Cạnh đó, chuỗi hệ thống này hiện không nhận đơn qua đối tác thứ ba, nhằm cắt giảm chi phí hoa hồng, thay vào đó bán với mức giá tốt hơn cho khách hàng.

85500 doanh nghiep dung hoat dong va cuoc chien song con voi covid 19 hinh 4

Chuỗi hệ Vua Cua hiện không nhận đơn qua đối tác thứ ba, nhằm cắt giảm chi phí hoa hồng, thay vào đó bán với mức giá tốt hơn cho khách hàng

Dẫn ra việc TP. HCM đang nỗ lực tiêm vaccine cho người dân, bà Thư hy vọng những tháng cuối năm sẽ đỡ “u ám” hơn cho các doanh nghiệp. Vua Cua dự định sẽ đẩy mạnh bán hàng kênh delivery cũng như các hoạt động marketing nhầm tăng doanh số cho 3 tháng cuối năm. Đồng thời, tiếp tục mở rộng Vua Cua bike thêm 10-20 điểm.

“Ở Mỹ, mỗi doanh nghiệp thuộc diện phải đóng cửa hoặc chỉ bán giao hàng đều được nhà nước hỗ trợ giảm thuế hoặc tiền bù lỗ. Tôi nghĩ nhà nước Việt Nam cũng nên có những chính sách tương tự dù ít hay nhiều, để doanh nghiệp có thể tồn tại qua đợt khủng hoảng này. Ví dụ như có thể cho nộp chậm thuế hay bảo hiểm xã hội, hoặc hỗ trợ lương cơ bản cho người lao động”, CEO Vua Cua đề xuất.

Khát vọng phục hồi sau đại dịch

Không riêng các tập đoàn bất động sản hay chuỗi nhà hàng kiệt quệ, các doanh nghiệp trong ngành thể hình phải hứng chịu thiệt hại không kém, bởi phòng tập gym là một trong những loại hình bị yêu cầu dừng hoạt động sớm nhất khi dịch bệnh ập đến.

Trong vòng 12 tháng qua, các câu lạc bộ của California Fitness & Yoga phải tạm ngưng hoạt động ba lần.

Song, ông Dane Fort, Tổng giám đốc California Fitness & Yoga khẳng định doanh nghiệp của mình luôn duy trì một cách bền bỉ nhờ những tư duy đổi mới liên tục.

Cụ thể, “ông lớn” ngành thể hình đã chuyển sang tập trung phát triển mô hình tập luyện trực tuyến, sản xuất và phát sóng miễn phí chuỗi video hướng dẫn tập luyện tại nhà trên các trang mạng xã hội.

85500 doanh nghiep dung hoat dong va cuoc chien song con voi covid 19 hinh 5

Ông Dane Fort, Tổng giám đốc California Fitness & Yoga

Đồng thời, California Fitness & Yoga cũng cho triển khai chương trình tư vấn dinh dưỡng - mảnh ghép mới nhất trong việc giúp hội viên sở hữu sức khỏe tốt hơn.

“Đây có lẽ là sự dịch chuyển lớn nhất của chúng tôi kể từ khi đại dịch xảy ra, bắt nguồn từ động lực muốn thay đổi, làm mới doanh nghiệp. Các dịch vụ số hóa được cung cấp miễn phí cho tất cả mọi người, là dịch vụ chính của chúng tôi ở thời điểm hiện tại - điều mà 2 năm trước chúng tôi không hề suy nghĩ tới. Tình thế thay đổi rất nhanh, buộc doanh nghiệp phải phản ứng linh hoạt và nhanh chóng”, ông Dane Fort nhấn mạnh.

Tổng giám đốc California Fitness & Yoga còn chỉ ra, tuy từng trải qua một số lần giãn cách xã hội, nhưng mỗi khi trở lại “ông lớn” ngành thể hình này đều ghi nhận kỷ lục về doanh số bán hàng và số lượng hội viên check-in tại phòng tập.

Cụ thể, doanh số bán hàng và số lượng hội viên check-in tại phòng tập của California Fitness & Yoga tang đến 20% tại các câu lạc bộ sau đợt tạm ngưng hoạt động hồi tháng 4 năm ngoái.

Trong ngắn hạn, doanh nghiệp này kỳ vọng được mở cửa lại các câu lạc bộ khi “làn sóng” Covid-19 lắng xuống. Về dài hạn, California Fitness & Yoga muốn tăng cường quan hệ hợp tác với các cơ quan chức năng trên toàn quốc để hiện thực tầm nhìn trở thành một phần của hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe của Việt Nam.

Kỳ Hoa

Bình Luận

Tin khác

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

(CLO) Tại Singapore, tốc độ tăng trưởng của các văn phòng gia đình Trung Quốc đang chậm lại do hậu quả từ vụ bê bối rửa tiền trị giá hàng tỷ USD năm ngoái và việc kiểm tra chặt chẽ hơn đối với những cá nhân nộp đơn mới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

(CLO) Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã CK: BSR - UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 30.696 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.195 tỷ đồng và nộp NSNN đạt 3.355 tỷ đồng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp