Chuyên gia kiến trúc: Phương án thiết kế cầu Trần Hưng Đạo, đơn giản là xấu!

Thứ năm, 23/09/2021 15:37 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo giới chuyên gia kiến trúc, xây dựng, việc Hà Nội làm thêm cầu là điều cần thiết, và vị trí của cầu Trần Hưng Đạo cũng là lựa chọn tốt. Tuy nhiên, thiết kế của cầu, đơn giản là xấu.

Cầu Trần Hưng Đạo xứ Đông Dương: Đơn giản là xấu!

Liên quan tới câu chuyện thiết kế cầu Trần Hưng Đạo (Hà Nội), trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, Ths.KTS Lại Thành Tín, chuyên gia kiến trúc dân dụng, trên thế giới, không hề có định nghĩa về phong cách kiến trúc Đông Dương.

KTS Lại Thành Tín giải thích: “Cha đẻ” của kiến trúc Đông Dương là kiến trúc sư Ernest Hébrard, ông là giáo sư trường Mỹ thuật Đông Dương, Giám đốc sở Quy hoạch kiến trúc Đông Dương thuộc Pháp.

chuyen gia kien truc phuong an thiet ke cau tran hung dao don gian la xau hinh 1

Việc Hà Nội làm thêm cầu là điều cần thiết, và vị trí của cầu Trần Hưng Đạo cũng là lựa chọn tốt. Tuy nhiên, thiết kế của cầu, đơn giản là xấu.

“Kiến trúc sư Ernest Hébrard gọi đó là kiến trúc Đông Dương, nhưng thực chất đây là phong cách chiết trung Á - Âu. Ngoài 3 nước Đông Dương là Lào, Campuchia và Việt Nam, thì phong cách kiến trúc này có thể tìm thấy tại Trung Quốc”, KTS Lại Thành Tín nói.

Chính vì vậy, ông Tín cho rằng, đơn vị thiết kế cho rằng cầu Trần Hưng Đạo được lấy cảm hứng từ phong cách xứ Đông Dương là không hợp lý.

Chia sẻ thêm về thiết kế của cầu Trần Hưng Đạo, KTS Lại Thành Tín cho rằng, Hà Nội và đơn vị lựa chọn thiết kế mang yếu tố bản địa, để tạo ra trục di sản là điều cần thiết. Nhưng người tạo ra thiết kế cây cầu này, nói đơn giản là xấu, xấu xí về cả tỷ lệ và chi tiết. Đặc biệt là 4 trụ cầu.

“Việc cố nhồi nhét mái ngói đặc trưng của người Việt vào đỉnh trụ là một sai lầm. Việc nhồi thêm hình ảnh mái ngói và thêm các cấu kiện chi tiết trang trí nhìn rất khiên cưỡng và ko có tính toán về thẩm mỹ”, ông Tín chia sẻ.

Ngoài ra, theo ông Tín, người thiết kế coi cột trụ là một dạng công trình để ở, chứ không tư duy theo hình khối tổng thể của một cột trụ chức năng là điều không hợp lý.

“Việc Hà Nội làm thêm cầu là điều cần thiết, và vị trí của cầu Trần Hưng Đạo cũng là lựa chọn tốt. Tuy nhiên, thiết kế của cầu, đơn giản là xấu”, ông Tín nói.

Trong khi đó, kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng, một chuyên gia nghiên cứu độc lập đánh giá, tên xứ Đông Dương là sự nhầm lẫn về “nhận thức”. Cầu Long Biên xây dựng cuối thế kỷ 19 mang hình tượng là con rồng, thời điểm đó nó là một cây cầu hiện đại bằng thép do người Việt Nam thi công, ở thời điểm đó chúng ta đã có tư tưởng lớn như thế, vậy bây giờ thế kỷ 21 lại đi làm cầu kiểu giả cổ.

“Trong nghệ thuật kiến trúc không có nghệ thuật kiến trúc xứ Đông Dương, mỗi quốc gia có một nền văn hóa kiến trúc riêng. Ngày nay, Hà Nội phát triển là vì đây là thành phố của hòa bình, thành phố sáng tạo, thành phố của công nghệ số và trí tuệ nhân tạo, thành phố của thời đại mới chứ không phải của xứ Đông Dương xưa. Nó phải theo quy luật thời đại nào thì kiến trúc đó, cho nên người ta mới nói là kiến trúc đô thị là hình ảnh phản chiếu thời đại”, ông Tùng nói.

Cần xem lại tỷ lệ của cầu Trần Hưng Đạo

Trước những ý kiến trái chiều về thiết kế cầu Trần Hưng Đạo, Hội Kiến trúc sư Việt Nam (KTSVN)  đã có văn bản kiến nghị UBND thành phố Hà Nội về phương án kiến trúc của cây cầu này.

Theo Hội Kiến trúc sư, việc xây dựng cầu Trần Hưng Đạo là điều cần thiết, theo đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô – Hà Nội đến 2030, tầm nhìn 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

chuyen gia kien truc phuong an thiet ke cau tran hung dao don gian la xau hinh 2

Hội Kiến trúc sư cho rằng kiến trúc Cầu Trần Hưng Đạo rất cần và nên mang tinh thần mới, đơn giản, thanh thoát.

Cầu được xây dựng sẽ góp phần vào phát triển hệ thống hạ tầng giao thông của Thủ đô trong giai đoạn phát triển mới, đồng thời tạo cho diện mạo kiến trúc đô thị Hà Nội một điểm nhấn Kiến trúc quan trọng.

Vì thế, việc lựa chọn hình thức Kiến trúc Cầu được cân nhắc xem xét, nghiên cứu cẩn trọng, trách nhiệm bởi Hội đồng Kiến trúc gồm các chuyên gia, KTS giàu kinh nghiệm là rất cần thiết. Đồng thời, nên lắng nghe ý kiến nhân dân và giới chuyên môn liên quan để đi đến giải pháp thấu đạt.

Theo Hội Kiến trúc sư, cầu Trần Hưng Đạo sẽ trở thành một biểu tượng về lịch sử, thẩm mỹ và văn hóa đương đại. Vì vậy, rất không nên lặp lại phong cách kiến trúc “Đông Dương” như thuyết minh của tác giả đồ án.

Bên cạnh đó, phương án đưa ra từ đầu đến nay cũng không phải là phong cách kiến trúc Đông Dương mà là hình thức mô phỏng khiên cưỡng nệ cổ, pha trộn hỗn tạp với nhiều chi tiết kiến trúc châu Âu từ thời trung cổ… 

Nếu muốn khai thác giá trị kiến trúc Pháp thuộc thì chỉ nên phát triển tinh thần cốt lõi của kiến trúc đó trong Kiến trúc Cầu hiện đại. Đó là sự ổn định, đĩnh đạc, sang trọng, thanh nhã.

Hội Kiến trúc sư cho rằng kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo rất cần và nên mang tinh thần mới, đơn giản, thanh thoát. Cần xem xét kỹ càng về tỷ lệ và kiến trúc tất cả các bộ phận hình thái như các tháp – trụ cầu, mố cầu, lan can cầu…

Chú ý đến cả các điểm dừng ngắm cảnh bố cục trên phần đường đi bộ của cầu. Về mặt lưu thông, đây là tuyến tốc độ giao thông lớn, nên Kiến trúc Cầu càng cần mạch lạc, thanh giản nhằm đạt an toàn cao khi sử dụng, đồng thời tạo được dấu ấn biểu tượng.

Vì những lý do trên, nếu vẫn bắt buộc tiếp tục phát triển theo hướng đã lựa chọn của hợp đồng tuyển chọn là phương án bố trí 2 cụm trụ, thì phải chỉnh sửa căn bản để đạt được yêu cầu: Có hình thái kiến trúc tiếp biến bản sắc Việt Nam kết hợp với hiện đại, không bị trùng lặp với các công trình gần giống đã có.

Về mặt pháp lý, Hội KTSVN cho rằng đây là công trình công cộng rất quan trọng, điểm nhấn trong khu lõi đô thị và trên các tuyến đường chính của Hà Nội nên quy trình thực hiện cần đặt lên hàng đầu yếu tố cẩn trọng tuyệt đối, tránh hậu quả đáng tiếc, không còn cơ hội sửa chữa. 

Vì vậy, không nên tiếp tục vận dụng yếu tố quá độ quy định pháp lý theo hình thức Tuyển chọn mà nên thực hiện thi tuyển Kiến trúc, theo quy định của Luật Kiến trúc (điều 17, khoản 2). Nhiều địa phương cũng đã thực hiện thi tuyển Kiến trúc công trình cầu như Cầu Thủ Thiêm 2 ở TP. Hồ Chí Minh; Cầu đi bộ qua sông Hương ở TP.Huế…

Hội KTSVN khẩn thiết mong UBND thành phố Hà Nội quan tâm chỉ đạo, để Cầu Trần Hưng Đạo được thiết kế, xây dựng đúng quy định của pháp luật. 

Hội KTS Việt Nam sẵn sàng cử các KTS giàu kinh nghiệm để cùng Thành phố tiếp tục quá trình lựa chọn Phương án Kiến trúc Cầu Trần Hưng Đạo tốt nhất, đáp ứng được các yêu cầu của Thành phố đặt ra thông qua thi tuyển phương án Kiến trúc theo quy định của pháp luật.

Nguyệt Hồ

Tin khác

Đường sắt chạy hàng ngày đôi tàu SPT2/SPT1 tuyến Sài Gòn - Phan Thiết

Đường sắt chạy hàng ngày đôi tàu SPT2/SPT1 tuyến Sài Gòn - Phan Thiết

(CLO) Tin từ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, từ tháng 5/2024, ngành đường sắt chạy hàng ngày đôi tàu SPT2/SPT1 Sài Gòn - Phan Thiết thay vì chạy một số ngày trong tuần như trước, phục vụ nhu cầu hành khách đi lại tăng cao dịp hè.

Giao thông
Hà Nội: Tổ chức giao thông cho phương tiện di chuyển qua nút giao Mai Dịch từ ngày 6/5

Hà Nội: Tổ chức giao thông cho phương tiện di chuyển qua nút giao Mai Dịch từ ngày 6/5

(CLO) Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có thông báo phân luồng tổ chức giao thông tạm thời cho các phương tiện qua nút giao Mai Dịch từ ngày 6/5 cho đến khi có quyết định bàn giao chính thức.

Giao thông
14,6 tỷ đồng nâng cấp 1,5km đường 'không thể nát hơn' tại Hạ Hòa, Phú Thọ

14,6 tỷ đồng nâng cấp 1,5km đường "không thể nát hơn" tại Hạ Hòa, Phú Thọ

(CLO) Nhiều năm không được nâng cấp, cải tạo, đường huyện 62, đoạn từ Quốc lộ 70B đi xã Gia Điền, thuộc khu 3, xã Phương Viên, huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) đã xuống cấp rất nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân.

Giao thông
Bỏ cọc đấu giá biển số xe có nguy cơ bị cấm tham gia đấu giá trong 12 tháng

Bỏ cọc đấu giá biển số xe có nguy cơ bị cấm tham gia đấu giá trong 12 tháng

(CLO) Theo đề xuất mới nhất được Bộ Công an xây dựng tại dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, người trúng đấu giá biển số xe không nộp đủ tiền thì không được nhận lại tiền đặt cọc và bị cấm tham gia đấu giá trong 12 tháng.

Giao thông
Hành khách di chuyển qua cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất giảm

Hành khách di chuyển qua cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất giảm

(CLO) Số chuyến bay và lượng hành khách di chuyển trong đợt cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5 vừa qua tại cảng hàng không Tân Sơn Nhất giảm khoảng 8% so với cùng kỳ năm trước và giảm 10% so với trước dịch Covid-19.

Giao thông