Chuyên gia quốc tế nhận định về cơ hội thắng cử Thủ tướng Nhật Bản của ông Suga

Thứ ba, 01/09/2020 19:50 PM - 0 Trả lời

(CLO) Với việc ông Shinzo Abe lên tiếng đề cử cánh tay phải của mình là người kế nhiệm, nhiều khả năng ông Yoshihide Suga sẽ là người chiến thắng trong cuộc đua thay thế ông Abe sắp tới. Vậy các chuyên gia quốc tế nhận định thế nào về tình hình này?

Yoshihide Suga (trái), cánh tay phải đắc lực của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: AFP

Yoshihide Suga (trái), cánh tay phải đắc lực của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: AFP

Yoshihide Suga gần như đã chắc chắn trở thành Thủ tướng kế nhiệm ông Abe sau khi đa số các thành viên chủ chốt của đảng Lao động Tự do (LDP) lên tiếng ủng hộ ông.

Hiện có 2 người nổi bật nhất trong cuộc đua lần này là ông Suga và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Íshiba.

Ông Suga nổi tiếng là một nhà điều hành "sau cánh gà" với kinh nghiệm dày dặn nhưng lại là một nhân vật thiếu sức hấp dẫn trước công chúng.

Dẫu vậy, khả năng chiến thắng lại đang nghiêng nhiều về ông Suga, mặc dù các cuộc thăm dò mới đây cho thấy ông nhận được ít sự ủng hộ hơn từ các cử tri so với ông Ishiba.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã gây chấn động cả nước Nhật vào thứ Sáu tuần trước khi tuyên bố từ chức vì lý sức khỏe. Ông Abe, vị Thủ tướng tại nhiệm lâu nhất của Nhật Bản sẽ vẫn giữ chức vụ này cho đến khi tìm được người kế nhiệm.

Yoshihide Suga, lựa chọn của các lãnh đạo đảng LDP

Sáng nay, cơ hội chiến thắng của ông Suga đã tăng lên khi Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền quyết định loại trừ các thành viên bình thường của đảng khỏi cuộc bỏ phiếu lãnh đạo vào ngày 14 tháng 9 và chỉ cho phép các nghị sĩ và một số lượng hạn chế các đại diện của các tỉnh trên toàn quốc bỏ phiếu.

Điều này khiến quyền lựa chọn Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản rơi vào tay một nhóm nhỏ các chính trị gia lớn tuổi của đảng LDP.

Và rõ ràng là những con người quyền lực đó đã ưu tiên cho tính liên tục và ổn định của ông Suga, thay cho sự nổi tiếng của ông Ishiba.

Chăn văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga. Ảnh: Reuters

Chăn văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga. Ảnh: Reuters

Gerald Curtis, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Columbia và là nhà quan sát kỳ cựu về chính trị Nhật Bản cho biết: “Tất cả các bước đi này đều nhằm ngăn chặn ông Ishiba thắng cử".

“Ông Suga sẽ trở thành Thủ tướng trong sự phê bình và chỉ trích của truyền thông và dư luận rằng ông chẳng nổi tiếng và có tiếng nói", ông Curtis nhận định.

“Nhưng tôi nghĩ nếu ông ấy làm đúng, trong vòng một tháng nữa, bạn sẽ bắt đầu nghe thấy mọi người nói rằng: “Chà, anh chàng này đã kiểm soát được vấn đề về đại dịch Covid-19. Ông ấy đang thực hiện các bước để vực dậy nền kinh tế".

"Ông ấy không phải là một người có sức hút, nhưng ông ấy biết cách hoàn thành công việc", theo đánh giá của ông Curtis.

Yoshihide Suga đảm nhiệm vai trò Chánh văn phòng nội các và là phát ngôn viên chính của chính phủ trong chính quyền Thủ tướng Abe từ năm 2012 tới nay. Ông cũng quản lý các cuộc bổ nhiệm nhân sự, điều phối chính sách liên bộ và là một trong số ít những người có tầm ảnh hưởng trong quyết định của Thủ tướng.

Ông chính là người đã quản lý bộ máy hành chính của chính phủ ông Abe trong bảy năm và được nhiều người đánh giá là đảm nhiệm rất tốt vị trí này.

Sự nổi tiếng của Abe đã giảm trong năm nay do không thể giải quyết được hai vấn đề song song là đại dịch Covid-19 và khủng hoảng suy thoái kinh tế Nhật Bản.

Nếu ông Suga chiến thắng, thử thách đầu tiên sẽ là chứng tỏ rằng bản thân hoàn toàn có thể chỉ huy và giao tiếp một cách hiệu quả hơn với công chúng. Nhưng hình ảnh trước đây của ông, "người đàn ông chuyên sửa chữa các vấn đề" có thể sẽ có ảnh hưởng tích cực trong thời kỳ khó khăn hiện nay, ông Curtis nhận định.

Sẽ không có tính đột biến nếu ông Suga đắc cử

Thông thường, lãnh đạo LDP sẽ được bầu theo cơ cấu phiếu bầu phức tạp, bao gồm cả lá phiếu của các nghị sĩ và các thành viên bình thường. Nếu không ai đảm bảo được đa số sau vòng đầu tiên, người chiến thắng được xác định bằng một cuộc bầu cử của các nghị sĩ.

Ông Suga là người công bố niên hiệu mới khi tân vương Nhật Bản lên ngôi. Ảnh: JT

Ông Suga là người công bố niên hiệu mới khi tân vương Nhật Bản lên ngôi. Ảnh: JT

Năm 2012, Ishiba đánh bại Abe trong vòng bỏ phiếu đầu tiên, nhưng lại thua ở vòng thứ hai.

Khoảng 145 nghị sĩ đảng LDP, bao gồm ông Ishiba, đã đệ trình một bản kiến ​​nghị vào hôm thứ Hai yêu cầu thực hiện thủ tục tương tự lần này, nhưng lời kêu gọi đó đã bị các lãnh đạo đảng từ chối với lý do cần phải đưa ra quyết định nhanh chóng về nhà lãnh đạo tiếp theo sau khi Abe từ chức.

Ưu tiên hàng đầu với ông Suga sau khi thắng cử sẽ là chiếm được lòng tin của công chúng.

Tobias Harris, phó chủ tịch cấp cao của Teneo, một công ty tư vấn và cố vấn cho biết: “Việc hàng loạt các phe phái của đảng LDP bắt tay để "dựng" ông lên làm người thay thế ông Abe sẽ khiến ông ấy khó xây dựng được lòng tin của công chúng đối với chính phủ của mình”.

Tuy nhiên, ông Harris cảm thây hơi ngạc nhiên khi thấy các nhà lãnh đạo đảng LDP lại quyết định lựa chọn một nhân vật "không có tính đột biến" khi mà đại dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành tại nước này.

Về mặt kinh tế, ông Suga khó có thể rời xa các chiến lược mà Abe đã vạch ra từ trước, về việc sử dụng các gói kích thích tài chính và tiền tệ nhằm giữ cho nền kinh tế Nhật Bản phát triển.

Khả năng ông đưa ra các biện pháp táo bạo hơn nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế là rất thấp.

Các chuyên gia cho rằng giống như ông Abe, ông Suga sẽ phản đối việc áp đặt tình trạng khẩn cấp một lần nữa nếu số ca nhiễm Covid-19 gia tăng trở lại. Thay vào đó, ông sẽ ưu tiên các nỗ lực tái khởi động nền kinh tế.

Ngoại giao, điểm yếu của Suga

Bức ảnh tự sướng khẳng định quan hệ thân thiết của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cùng Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP

Bức ảnh tự sướng khẳng định quan hệ thân thiết của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cùng Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP

Về mặt ngoại giao, ông Suga có thể cũng sẽ theo bước ông Abe, cố gắng cùng lúc củng cố quan hệ đồng minh với Mỹ đồng thời cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Tuy nhiên, ông không được biết đến như một chuyên gia về chính sách đối ngoại và không có sức ảnh hưởng như ông Abe trên trường quốc tế.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hết lời ca ngợi ông Abe sau khi ông tuyên bố từ chức, gọi ông là “Thủ tướng vĩ đại nhất trong lịch sử Nhật Bản”. Hai người đã gắn bó với nhau thông qua các chính trị dân tộc và các buổi chơi golf.

Thế nhưng bản chất nông nổi hơn của ông Suga có thể trở thành một rào cản trong việc xây dựng mối quan hệ cá nhân tương tự với Tổng thống Mỹ, đặc biệt nếu Trump tái đắc cử.

Jeffrey Hornung, một chuyên gia về khoa học chính trị tại Rand Corp, cho biết: “Ông ấy có thể sẽ làm rất tốt việc quản lý chính phủ hoặc đảng, nhưng không rõ ông ấy sẽ làm thế nào đối với các vấn đề ngoại giao hoặc an ninh”.

"Đối với chính sách đối ngoại và an ninh, ông Suga có thể sẽ tiếp tục với các đường lối của ông Abe, nhưng tôi không thể tưởng tượng Suga có thể trở thành người tạo ảnh hưởng toàn cầu như ông Abe", Hornung nhận định.

Một trong những thách thức ban đầu khác mà ông sẽ phải giải quyết là vấn đề ứng phó với các đối thủ cạnh tranh của mình, ông Ishiba và cựu Ngoại trưởng Fumio Kishida cùng với những người kế nhiệm tiềm năng khác như Bộ trưởng Quốc phòng Taro Kono, Harris nói.

Dự kiến ông Suga sẽ chính thức tuyên bố tranh cử trong một cuộc họp báo vào sáng ngày mai, 2/9.

Cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào ngày 14 tháng 9 và sẽ lựa chọn ra người tạm thời đảm nhiệm vai trò Thủ tướng Nhật Bản tới cuộc tổng tuyển cử vào tháng 10 năm sau.

Hoàng Việt

Tin khác

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

(NB&CL) “Đối với chúng tôi, những năm tháng làm phóng viên chiến trường là thời gian ghi lại những ký ức hào hùng của dân tộc và cũng là thời gian tích lũy kinh nghiệm, hiểu biết về nghề làm báo, viết báo. Thật tự hào mỗi khi vào lại Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, tôi lại đắm chìm trong nỗi nhớ ngày 30/4/1975”- Nhà báo Đậu Ngọc Đản - người phóng viên miền Bắc đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập 30/4/1975, sau 50 năm, vẫn xúc động khi trò chuyện về những năm tháng lịch sử.

Nghề báo
Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo
Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo