Chuyện ít người biết về logo vẽ tay Duyên Dáng Việt Nam

Thứ sáu, 03/04/2015 09:54 AM - 0 Trả lời

Chuyện ít người biết về logo vẽ tay Duyên Dáng Việt Nam

(Congluan.vn) - Duyên Dáng Việt Nam đã thành chương trình nghệ thuật ấn tượng được đón đợi đối với khán thính giả trong cũng như ngoài nước suốt hơn hai mươi năm qua. Dường như tất cả những gì tinh túy, đặc sắc, những gương mặt nghệ sĩ tài ba nhất đều xuất hiện trong chương trình. Đặc biệt hơn, chỉ cần nhìn lo-go cách điệu cô gái mặc áo dài tha thướt, trang nhã là có thể nhận diện được dấu ấn thương hiệu. Họa sĩ nào đã vẽ logo này?
 
Báo Công luận
 Họa sĩ Kim Lan, người đã thiết kế logo chương trình Duyên Dáng Việt Nam
 
Nhà Báo & Công Luận đã đi tìm và tình cờ gặp được nữ họa sĩ thiết kế Kim Lan. Qua một câu chuyện phiếm liên quan đến những chương trình nghệ thuật đang diễn ra cuối năm, chị buộc miệng nói: -"Nếu có dịp vẽ lại một vài thiết kế logo, tôi sẽ vẽ đẹp hơn!". -"Ví như logo nào?". " chẳng hạn!". Câu chuyện đã hào hứng bất ngờ.
Lâu nay trong cách nhìn của bạn bè am hiểu cùng thời, logo chắc chắn phải là của một gã đàn ông râu ria bặm trợn nào đó. Vì sao? Thì đa phần các họa sĩ là... đàn ông (!) và có ông họa sĩ nào không phết đủ màu lên người, đen đúa xồm xoàm râu ria (!). Nếu không thế thì cũng cỡ họa sĩ thiết kế, trình bày nổi tiếng như Hoàng Ngọc Biên, Cao Tuân, Bùi Đình Lâm, Nhã Bình... Ồ, hình như tôi đã nhắc đến cái tên Nhã Bình. Hình như anh ấy có liên quan ít nhiều đến logo này? Phải!
 
Báo Công luận
Họa sĩ chồng và họa sĩ vợ Kim Lan - Nhã Bình trong ngày cưới
 
Họa sĩ Nhã Bình là chồng của chị Kim Lan. Và cả hai đều là những học trò cưng của thầy Hoàng Ngọc Biên. Nếu có thời gian kể chuyện tình của đôi lứa này chắc diễm lệ và diễm tình hơn tiểu thuyết. Một chàng hào hoa Sài Gòn lên phố núi và tương tư một nàng tiểu thư Đà Lạt. Đại loại thế! Hãy nhìn lại tấm ảnh cưới của họ. Hai ánh mắt nhìn về một hướng. Chàng đã cười rất tươi. Còn nàng vẫn hơi giữ kẽ một chút. Như nghiêm nghị dè chừng. Các cô gái trẻ trước khi về nhà chồng đều như vậy! Và họ đã yêu nhau đến mức bút danh Kim Lan thường ký trên các hình vẽ minh họa báo chí đã ký tắt là Kimb hay KimB. B là mẫu tự đầu của tên Bình. Kim là Kim Lan. Có nghĩa cô Kim Lan của anh Nhã Bình. Yêu nhau lấy thành tên bút danh hỏi xem trong thiên hạ có được mấy người?
 
-"Anh Nhã Bình mạnh ở thiết kế đồ họa - Chị Kim Lan nói. Chứ anh rất ít vẽ. Vì thế khi báo Thanh Niên tổ chức chương trình Duyên Dáng Việt Nam lần thứ nhất anh Nguyễn Công Khế muốn nhờ anh vẽ một logo để nhận dạng! Tôi biết cả anh Khế và toàn bộ ê kíp tổ chức đều đặt hy vọng vào sự thành công của chương trình này. Ngay từ những ngày đầu tiên. Và cái đầu tiên phải làm xong để trên bàn làm việc của anh phải là lo-go chương trình. Nhã Bình về chia sẽ với tôi. "Em thử làm đi! Một người đẹp làm logo duyên dáng thì còn gì bằng!...."
 
Báo Công luận
Họa sĩ Kim Lan (phải), nhà nhiếp ảnh Huỳnh Nghĩa, nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh
và cây bút Miên Du. Cà phê Hi end Nghêu Ngao - Tân Định Sài Gòn, 1.2014
 
Khó có thể kể ra bao nhiêu tấm gương hiếu học, học sinh sinh viên nghèo đã được hỗ trợ từ ? Hơn 25 chương trình đã được thực hiện đem đến bao nhiêu niềm vui cho mọi người trong và ngoài tổ quốc? Mỗi sự kiện đều như mang một dấu ấn thật khó quên. Có thể nói chưa có một chương trình nghệ thuật nào có thể mang dấu nối sinh tồn và mỗi lúc một hay lên như vậy.
 
Vậy đó, nữ họa sĩ Kim Lan đã mày mò với công việc. Hình như rất nhiều tâm sức và ước nguyện để một cái logo rất đẹp vẽ bằng tay đã ra đời. Cách đây hơn hai mươi năm, một chặng đường dài để ngành thiết kế đồ họa phát triển. Phải nói. computer đã mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành đồ họa. Tuy nhiên, nếu so sánh về sáng tạo thì chưa hẳn thời nào đam mê và cháy bỏng hơn? Dường như khi vẽ tay người họa sĩ đã làm việc quăng quật và vươn tới hơn. Khi xung quanh họ chỉ là những vật dụng pa-let bằng tay chứ không có công cụ thông mình nào hỗ trợ cả. Và sức sống của lo-go Duyên Dáng Việt Nam thật mãnh liệt. Cả người Việt hay quốc tế đều biết đến hay được gợi ý khi nhắc đến tên chương trình. Cô gái Việt duyên dáng cầm nón lá đã theo nỗi nhớ nghệ thuật hành trình ra với thế giới. Như sông suối đổ về biển cả. 
 
Báo Công luận
Cô gái tay cầm nón lá tinh thần yêu Việt Nam là một lo-go sáng tạo
của họa sĩ Kim Lan theo suốt chương trình DDVN 26 lần tổ chức
 
"-Vậy như thế chưa thõa mãn ư?" Tôi hỏi nữ họa sĩ. Tại sao cần phải thiết kế lại những gì đã thuộc về tâm hồn và ký ức?". Kim Lan cười: -"Tôi chưa bao giờ hài lòng với những gì đã làm của mình. Như cái lo-go này ước gì tôi được làm lại để có thể đẹp hơn nữa, riêng hơn nữa!". Tồi chị quay sang nhà nhiếp ảnh Huỳnh Nghĩa, đang ngồi chung bàn với chúng tôi như tìm sự đồng điệu: -"Là nghệ sĩ chụp ảnh chắc anh thấy rõ hơn cả những bước tiến ghê gớm vũ bão của kỹ thuật. Thời thiết kế bằng tay cơ hồ đã lạc hậu. Bây giờ xem lại go-go tôi phát hiện ra những vụng về mà có thể làm đẹp hơn! Ước gì có một ngày Ban tổ chức cho tôi làm tiếp điều đó để hoàn thiện. Như chương trình mỗi năm đòi hỏi phải hay hơn, nghệ thuật hơn trước đáp ứng nhu cầu khán thính giả. Sao tôi đã dừng lại?..."
 
Báo Công luận
Họa sĩ Kim Lan và Đạo diễn sân khấu Trần Minh Ngọc
 
Tôi viết bài báo này hoàn toàn không để PR cho nữ họa sĩ Kim Lan. Bởi điều đó đã bằng thừa. Tên tuổi của chị đã được giới yêu mỹ thuật và nghệ thuật đánh giá cao. Đặc biệt là sân khấu. Chị là người có nhiều đóng góp cho nghệ thuật thiết kế sân khấu ở Sài Gòn suốt hai thập kể qua. Nhắc đến cái tên Kimb hay KimB, Kim Lan không còn là cô "Kim Lan của anh Bình" nữa mà là cô Kim Lan của sân khấu, nghệ thuật thiết kế trên sàn sàn diễn. 
Sân khấu là cuộc đời hay chính mỗi cuộc đời chúng ta đang diễn tuồng như một vở kịch lớn trên sân khấu của nhân gian? Cuộc đời là quán trọ nhỏ hay khách sạn xa hoa phòng the? Dù dưới ánh đèn màu nào cũng không giấu được kiếp thuật mong manh và nhỏ nhoi như cánh bướm. Và người làm nghệ thuật mỗi tác phẩm như phấn hoa rơi ra từ cánh bướm phù dung đó.
 
Phù dung lớn nhất của Kim Lan là triển lãm nghệ thuật Tình Yệu & Ánh Sáng tại viện trao đổi văn hóa Pháp Sài Gòn cuối tháng 12 vừa qua. Tôi đã ở đó về là tâm hồn bị rắc thêm nhụy và phấn hương cánh bướm. Để xao xuyến trong thầm lặng, viết bài thơ tặng chị "Ánh sáng và Bóng tối / Ở đâu linh hồn tôi..."
 
Chị đang ở đâu trên hành trình nghệ thuật đi tìm chính mình, chị Kim Lan?
 
Và nữa, chúng ta đang ở đâu? Đi tới đâu?
 
Sài Gòn, 9.1.2014
 
NGUYỄN HỮU HỒNG MINH
 
 
 

Tin khác

Chiêm ngưỡng những kỷ vật kháng chiến gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng những kỷ vật kháng chiến gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phản ánh về trận quyết chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954 hiện đang thu hút nhiều người dân Thủ đô Hà Nội và du khách quốc tế tới tham quan, khám phá.

Đời sống văn hóa
Hào hứng Lễ hội thả diều - Hello Sunny Phan Thiết

Hào hứng Lễ hội thả diều - Hello Sunny Phan Thiết

(CLO) Hơn 100 cánh diều đầy màu sắc và hình dạng độc đáo bay lượn giữa bầu trời xanh tại Lễ hội thả diều Hello Sunny Phan Thiết.

Đời sống văn hóa
Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

(NB&CL) Được đào tạo sử dụng các chất liệu màu nước, sơn dầu, lụa, khắc gỗ… nhưng họa sĩ Lê Vinh, chàng trai sinh năm 1979 tại huyện Ba Vì, Hà Nội, lại chọn hướng đi riêng sau khi tốt nghiệp, để rồi thể loại tranh vẽ bằng bút bi mới lạ đưa anh trở thành hiện tượng trong làng hội họa Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

(CLO) Ngày 28/4, tại trung tâm thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới đã tổ chức Lễ hội đường phố năm 2024, với sự tham gia của hàng trăm nghệ sĩ biểu diễn nhiều tiết mục văn nghệ, thời trang...

Đời sống văn hóa
Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

(CLO) Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Đồi C4 anh hùng, Đồi Ba cây thông… từ năm 1965 đến năm 1973 của thế kỷ trước, trên Đồi C4 đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ Đại đội 4 thuộc Trung đoàn 228 nhằm tiêu diệt máy bay của Đế quốc Mỹ dội bom xuống cầu Hàm Rồng.

Đời sống văn hóa