Có gì độc đáo ở Festival Nghề truyền thống Huế 2019

Thứ hai, 01/04/2019 07:08 AM - 0 Trả lời

(CLO) Festival nghề truyền thống Huế đã là một thương hiệu, nhưng Thành phố muốn thương hiệu này phải được nâng tầm, để Festival phải thực sự trở thành một sự kiện chính trị - văn hóa - kinh tế - du lịch ngày càng khẳng định tiếng vang và đem đến sự phát triển bền vững, lâu dài cho thành phố Festival Huế...

Sản phẩm dệt thổ cẩm trình diễn tại festival Huế..

Sản phẩm dệt thổ cẩm trình diễn tại festival Huế..

Kể từ Festival nghề truyền thống Huế lần thứ nhất được tổ chức vào năm 2005 cho đến nay, qua 7 lần tổ chức, Festival nghề truyền thống Huế vẫn giữ được giá trị cốt lõi của một Festival truyền thống, đó là giới thiệu những gì là tinh hoa nhất của nghề thủ công truyền thống Việt Nam. Qua đó góp phần tôn vinh tài năng của những người thợ thủ công truyền thống, và đây không chỉ riêng với Huế mà còn cả với mọi miền của tổ quốc.

Mặc dù đơn vị tổ chức chỉ là UBND TP. Huế nhưng tầm vóc của Festival nghề Huế thì vượt ra khỏi biên giới của địa phương, từng bước khẳng định vị thế của một lễ hội hàng đầu và mang tính đặc trưng trong cả nước. Sở dĩ như thế vì Festival nghề truyền thống Huế ngày càng hướng đến tính chuyên nghiệp trong cách thức tổ chức, đảm bảo tính mới mẻ, hấp dẫn từ sự mở rộng, đa dạng hóa không gian giới thiệu làng nghề, sự sáng tạo, đổi mới của người thợ thủ công thông qua các sản phẩm thủ công truyền thống mang hơi thở hiện đại.

Các nghệ nhân khắp mọi miền đất nước về tranh tài tại Festival Huế.

Các nghệ nhân khắp mọi miền đất nước về tranh tài tại Festival Huế.

Ngoài ra, Lễ hội cũng dần hướng đến tính xã hội hóa, ở đó không chỉ có sự tài trợ về vật chất mà còn từ sự hưởng ứng của các nghệ nhân trong tỉnh và ngoài tỉnh. Nhiều nghệ nhân xem Festival nghề truyền thống Huế như là cơ hội để họ phô diễn tài năng, giới thiệu những sản phẩm tinh hoa nhất của họ trong quá trình sáng tạo nghề nghiệp của bản thân đến với công chúng cũng như với đồng nghiệp.

Festival nghề truyền thống Huế cũng đã làm sống lại những làng nghề tưởng như đã đi vào quên lãng như làng gốm Phước Tích (Phong Điền), Pháp lam, Chế tác nhà rường; nghề áo dài truyền thống hay là sự hoàn thiện ý tưởng để hình thành nên một nghề mới rất độc đáo như giấy Trúc Chỉ, Hàng mỹ nghệ từ lá Sen. Nhiều điểm đến du lịch được Nhà nước và tư nhân đầu tư xây dựng cũng thành hình như: Trung tâm Làng nghề đúc đồng Phường Đúc; Tịnh Tâm Kim Cổ của doanh nghiệp tư nhân Thuận Thành Duy Mong…

Rất đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham dự Festival Huế.

Rất đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham dự Festival Huế.

Sau 7 kỳ tổ chức, UBND thành phố Huế, đơn vị tổ chức Festival nghề truyền thống Huế còn kỳ vọng nhiều hơn thế, Huế làm Festival không phải chỉ cho riêng Huế mà cho cả nước... cũng như Festival Huế tổ chức vào năm chẵn, Festival nghề truyền thống Huế cũng từng bước hướng đến tính quốc tế với sự tham gia của các nghề thủ công nổi tiếng đến từ các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản...thông qua mối quan hệ hợp tác hữu nghị mà Huế với uy tín của mình đã thiết lập.

Trong hội nghị lấy ý kiến về việc tổ chức Festival nghề truyền thống Huế, nhiều nhà nghiên cứu, nhà văn hóa Huế rất đồng tình về việc kéo dài thời gian tổ chức Festival nghề truyền thống 2019 dài hơn 2 ngày so với Festival nghề truyền thống Huế 2017 (diễn ra trong 7 ngày từ ngày 26/4 đến 2/5/2019), bởi cho rằng, cần thời gian đủ dài để du khách trải nghiệm, các nghệ nhân giới thiệu tay nghề và những sản phẩm tâm huyết; không chỉ vậy, đây cũng là cơ hội để nâng cao hiệu quả kinh tế thông qua việc các làng nghề giới thiệu và bán được nhiều sản phẩm hơn cho du khách.       

Ông Nguyễn Văn Thành - Chủ tịch UBND thành phố Huế cho biết: “Chọn sản phẩm làng nghề phục vụ Festival mang tính chất đặc trưng, không chỉ mang sản phẩm đến Festival để phô diễn mà phải làm sao để nâng cao chất lượng hàng thủ công mỹ nghệ, tham dự lễ hội là phải bán được sản phẩm tại lễ hội. Festival Huế là một sự kiện - văn hóa - kinh tế - chính trị, vì vậy song hành với tổ chức sự kiện, giới thiệu văn hóa, đảm bảo ốn định chính trị thì cũng rất cần phải chú trọng đến mặt kinh tế, nếu chỉ coi đó là sự kiện văn hóa thì chưa đạt hiệu quả toàn diện”.

Ông Thành nói thêm: “Thời gian tới thành phố sẽ xây dựng hệ thống camera chiếu sáng hai bên bờ sông Hương, tiến tới xây dựng đô thị thông minh, đô thị an toàn. Đặc biệt, vừa qua thành phố đã đầu tư cơ sở hạ tầng để kiểm soát được tình hình an ninh trật tự, giảm tối đa các tệ nạn xã hội. Ví dụ như: thành phố đã bỏ vỉa lề đường, lắp hệ thống chiếu sáng khu trung tâm, đầu tư đường đi bộ kết nối, thành phố mời gọi Chính phủ Hàn Quốc đầu tư tài trợ cầu gỗ lim đi bộ trên sông Hương. Đó là những cơ sở để tạo ra những sản phẩm du lịch, tuyến đường đi bộ trên sông là không gian để tổ chức các chương trình lễ hội, đồng thời tạo sân chơi cho các doanh nghiệp muốn đầu tư ở Huế”.

Cái Văn Long

Tin khác

Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

(NB&CL) Được đào tạo sử dụng các chất liệu màu nước, sơn dầu, lụa, khắc gỗ… nhưng họa sĩ Lê Vinh, chàng trai sinh năm 1979 tại huyện Ba Vì, Hà Nội, lại chọn hướng đi riêng sau khi tốt nghiệp, để rồi thể loại tranh vẽ bằng bút bi mới lạ đưa anh trở thành hiện tượng trong làng hội họa Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

(CLO) Ngày 28/4, tại trung tâm thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới đã tổ chức Lễ hội đường phố năm 2024, với sự tham gia của hàng trăm nghệ sĩ biểu diễn nhiều tiết mục văn nghệ, thời trang...

Đời sống văn hóa
Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

(CLO) Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Đồi C4 anh hùng, Đồi Ba cây thông… từ năm 1965 đến năm 1973 của thế kỷ trước, trên Đồi C4 đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ Đại đội 4 thuộc Trung đoàn 228 nhằm tiêu diệt máy bay của Đế quốc Mỹ dội bom xuống cầu Hàm Rồng.

Đời sống văn hóa
Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

(CLO) Chương trình "Khi âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật" của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam diễn ra vào chủ nhật cuối cùng mỗi tháng, miễn phí cho tất cả khách tham quan.

Đời sống văn hóa
Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

(CLO) Việc trao tặng những kỷ vật của Anh hùng Núp cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai với mong muốn lan tỏa những câu chuyện vô cùng thú vị về một người con ưu tú của các dân tộc Tây Nguyên.

Đời sống văn hóa