Có lẽ nào đời sống quanh ta đang như những loài thú?

Chủ nhật, 30/06/2019 06:30 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hai sự việc ở hai đầu đất nước nhưng buộc chúng ta phải có những nghĩ ngợi về sự tử tế của đời sống và của chính mình.

Đại úy Vũ Đức Lợi đón thí sinh Trần Thị Yến kịp giờ thi. Ảnh: Trường Phong.

Đại úy Vũ Đức Lợi đón thí sinh Trần Thị Yến kịp giờ thi. Ảnh: Trường Phong.

Sáng 26/6, tại điểm thi THPT Quốc gia 2019 tại trường THPT Lê Hồng Phong (TP Hà Giang), một sự kiện hiếm hoi được nhiều phóng viên ghi nhận và khai thác: Thí sinh Trần Thị Yến đã được đại úy Vũ Đức Lợi, Phó trưởng Công an phường Minh Khai (Hà Giang) dùng xe gắn máy đón từ nhà đến điểm thi và rất may mắn đã kịp giờ vào phòng thi. Nếu đại úy Lợi không kịp thời làm việc này, chắc chắn thí sinh Trần Thị Yến sẽ lỡ mất kỳ thi quan trọng nhất của đời học sinh.

Việc anh Lợi làm là nhiệm vụ nhưng cũng đồng thời là tình cảm. Đây là một việc tử tế. Sự kiện này đương nhiên được các báo khai thác triệt để để khỏa lấp những thông tin nhàm chán khác về kỳ thi và có xu hướng na ná giống nhau nhau trên các mặt báo.

Thế nhưng miệng đời đâu có dễ dàng.

Người ta kháo nhau rằng việc này là việc “đóng kịch”. “Lấy đâu ra công an tốt thế?”; “Em Yến là con đồng chí nào?”; “Biết đâu Hà Giang bày ra trò này để đánh lạc hướng dư luận về những tiêu cực của mùa thi năm trước mà đến giờ còn chưa xử lý được ai...” và nhiều bình luận độc địa khác.

Thậm chí ngay cả khi các phóng viên trực tiếp công khai xuất hiện và nói về tình huống này thì nhiều người vẫn không chịu chấp chận các giải thích ấy.

Dù có thể đến từ nhiều động cơ, mục đích khác nhau nhưng tất cả những bình luận ấy đều có chung một nhận định: Đấy không phải là một điều tử tế.

Tài xế Vinasun ra khỏi xe nhìn nạn nhân vụ tai nạn trước khi lên xe bỏ chạy. Ảnh cắt từ video clip.

Tài xế Vinasun ra khỏi xe nhìn nạn nhân vụ tai nạn trước khi lên xe bỏ chạy. Ảnh cắt từ video clip.

Trước đó, vào khoảng hơn 3 giờ sáng ngày 25/6, một vụ tai nạn xảy ra ở giao lộ Võ Công Tồn - Tân Hương (phường Tân Qúy, quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh) khiến hai người thương vong. Lái xe Đặng Tấn Phú (48 tuổi, ngụ quận 5, TP.HCM) điều khiển xe taxi hiệu Vinasun chạy trên đường Tân Hương theo hướng về đường Bình Long về đường Võ Công Tồn. Khi đến giao lộ với đường Võ Công Tồn thì xảy ra va chạm với xe máy 59N1-81775 do anh Nguyễn Hoàng Long (16 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn, TP.HCM) điều khiển chở chị Nguyễn Thị Mỹ Tiên (25 tuổi, ngụ huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre). Cú va chạm mạnh khiến đôi nam nữ văng xa, trúng vào gờ nắp cống khiến cô gái tử vong tại chỗ, riêng anh Long bị thương nặng.

Hình ảnh camera cho thấy, sau va chạm, tài xế Phú đã rời khỏi hiện trường. Khoảng thời gian sau đó, có 17 xe máy và một ôtô 4 chỗ đi qua khu vực xảy ra tai nạn, thấy cảnh nam thanh niên vùng vẫy kêu cứu, còn cô gái nằm bất động trên vỉa hè nhưng chỉ có một người đi xe máy dừng lại.

Đã có ít nhất 18 con người đi qua nhưng nhẫn tâm bỏ đi trong im lặng. Vì không được cấp cứu kịp thời, cô gái đã qua đời.

Cũng như tôi, nhiều người tự đặt ra câu hỏi: Có khó gì một lời thăm hỏi, một động tác sơ cứu? Hay đơn giản nhất là nhấc điện thoại gọi đến số cấp cứu nhanh 115? Ở nhiều diễn đàn, người ta nói về chuyện gặp những rắc rối pháp lý liên quan đến chuyện cứu giúp, hỗ trợ người bị tai nạn. Thậm chí, họ kể lại cho nhau nghe chuyện có người bị mất mạng sau khi giúp người khác bị tai nạn. Đó là cách sống lý tính vượt qua bản năng “nhân chi sơ” trong mỗi con người? Hay đó là sự thỏa hiệp với lương tâm khi muốn chứng minh một điều rằng “tôi cũng sẽ không giúp người gặp nạn” tương tự như 18 con người kia?

Những nghi ngờ sự tử tế trong sự việc đưa thí sinh đi ngủ dậy muộn kịp giờ thi ở Hà Giang cũng vậy? Nghi ngờ là một dạng phản ứng thuộc về bản năng sinh tồn, giúp con người sinh tồn. Nhưng bất chấp lý lẽ để nghi ngờ sự tử tế thì chỉ có thể là thiên kiến một cách cực đoan.

Nhà thơ Hữu Thỉnh có một bài thơ ngắn như sau:

“Tôi hỏi đất:

-  Đất sống với đất như thế nào?

- Chúng tôi tôn trọng nhau

Tôi hỏi nước:

- Nước sống với nước như thế nào?

- Chúng tôi làm đầy nhau

Tôi hỏi cỏ:

- Cỏ sống với cỏ như thế nào?

- Chúng tôi đan vào nhau

Làm nên những chân trời

Tôi hỏi người:

- Người sống với người như thế nào?”

“Người sống với người như thế nào?” - Một câu hỏi da diết, khắc khoải nhưng không có lời đáp. Nó buộc chúng phải sống, phải nghĩ ngợi và phải ứng xử làm sao để những thứ vô tri như đất, như cây, như nước cũng phải lay động.

Nhìn từ câu chuyện ở Hà Giang và ở TP Hồ Chí Minh, từ khi nào con người không thể nhìn nhau và đối xử với nhau – với đồng loại – một cách tử tế?

Một chiến sĩ kịp thời giúp một em học sinh đến kịp kỳ thi; Một người vô danh (thực tế đến giờ báo chí không một dòng nhắc về người đã dừng lại ở vụ tai nạn kia) dừng lại giúp đỡ người bị nạn sau khi 18 người đi qua trong câm lặng - Những điều đó như một thứ hy vọng le lói rằng cuộc đời vẫn còn những điều đẹp đẽ, lương thiện. Nhưng chúng ta cũng không được phép dễ dàng quên đi một đám đông không làm được một việc tử tế; một đám đông không tin vào điều tử tế. Lẽ nào chúng ta muốn con cái mình lớn lên trong một cuộc đời mất niềm tin đến vậy? Lẽ nào đời sống quanh nơi chúng ta đang sống chỉ như những loài thú, bởi “chỉ có loài thú mới có thể quay lưng lại nỗi khổ đau của đồng loại mà chăm lo riêng cho bộ lông của mình”?

Tử Hưng

Tin khác

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

(NB&CL) Khi Điện Biên Phủ, vùng rừng núi hiểm trở cách xa hậu phương 600 đến 700 km, trở thành nơi quyết chiến chiến lược của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật, khó khăn về cung cấp lương thực không kém khó khăn về tác chiến”.

Góc nhìn
Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

(NB&CL) Nằm trong xu thế phát triển chung, vấn đề liên kết vùng, liên kết ngành là định hướng quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là một trong những vấn đề được TP.HCM đặc biệt coi trọng, xem đây là một trong những nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển.

Góc nhìn
Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

(CLO) Trong những ngày này, cả nước đang hồ hởi, phấn khởi chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn