Xử "ma trận" tin giả về dịch Covid-19:

Có thể bị xử lý hình sự khi đăng tải tin giả về tình hình dịch COVID-19

Chủ nhật, 22/08/2021 17:58 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 có những diễn biến phức tạp, ở khắp nơi các lực lượng không quản ngại khó khăn nguy hiểm để chiến đấu với đại dịch. Nhưng vẫn còn một số cá nhân mặc dù đã được tuyên truyền nhưng vẫn cố ý tung tin giả, tin sai sự thật gây nhiễu loạn trên internet, hoang mang dư luận.

Cả hệ thống chính trị tăng cường theo dõi, phát hiện kịp thời

Thời gian qua, tình trạng phát tán tin giả, tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch Covid-19 có dấu hiệu gia tăng. Tin giả không chỉ làm sai lệch thông tin về tình hình chống dịch, công tác chỉ đạo phòng dịch mà còn tập trung vào việc kích động vùng miền, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc; tung tin sai sự thật về hiệu quả của các loại vắc xin Covid-19, đặc biệt là đăng thông tin sai lệch về diễn biến dịch bệnh tại các điểm nóng về dịch ở các tỉnh miền Nam…

Như tại tỉnh Cà Mau, ông Hồ Minh Giáp (ngụ xã Tân Hưng Tây, huyện Phú Tân, Cà Mau) đã cung cấp phiếu kết quả xét nghiệm sai với phiếu kết quả xét nghiệm của Bệnh viện đa khoa Hòa Hảo - Medic Cần Thơ. Rồi bịa đặt nội dung cách ly ngay Bệnh viện Sản nhi Cà Mau, phong tỏa toàn tỉnh, quán cà phê trái phép đường Lê Đại Hành, khẩn trương truy vết các ca tiếp xúc F1… Hình ảnh phiếu kết quả xét nghiệm sai, kèm theo ghi chú nhiều nội dung bịa đặt, sai sự thật, gây hoang mang trong xã hội.

Ngay sau khi thông tin được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội, Sở Thông tin - truyền thông (TT&TT) tỉnh Cà Mau đã xác minh và khẳng định đây là phiếu giả mạo, bị kẻ xấu can thiệp, chỉnh sửa kết quả xét nghiệm, bổ sung thêm nội dung bịa đặt, sai sự thật.

Cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau làm việc với Hồ Minh Giáp về cung cấp thông tin bịa đặt. Ảnh: N.H.

Cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau làm việc với Hồ Minh Giáp về cung cấp thông tin bịa đặt. Ảnh: N.H.

Nhận thấy vấn đề tin giả có diễn biến phức tạp, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã phải ban hành công văn yêu cầu các đơn vị trong tỉnh tăng cường công tác theo dõi, phát hiện kịp thời tin giả, tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch của địa phương; khi phát hiện sai phạm. Tỉnh cũng khuyến cáo người dân khi tiếp cận thông tin trên không gian mạng cần bình tĩnh, tỉnh táo sàng lọc thông tin, tự trang bị kiến thức về pháp luật, xã hội và nhận diện rõ các thông tin xuyên tạc, giả mạo.

Tương tự, tại TP.Hồ Chí Minh khi dịch bệnh có chiều hướng phức tạp, các sự kiện thời sự, diễn biến xã hội, nhất là vấn đề liên quan đến an sinh trong đời sống cộng đồng luôn thu hút đông đảo sự quan tâm của người dân. Lợi dụng việc nhiều người đang quan tâm đến thông tin trên mạng xã hội, đã có những cá nhân đã cố tình đăng tải thông tin phiến diện, nhào nặn, bóp méo thông tin thật để gây chú ý với người xem càng nhiều càng tốt.

Điển hình như sáng 12/8, trên mạng xã hội lan truyền thông tin có nội dung sai sự thật về chủ trương chống dịch ở thành phố Hồ Chí Minh: “Bí thư TP chỉ đạo: Sẽ ko cho người dân di chuyển trong 7 ngày, ở nhà sẽ ở nhà 7 ngày, đi làm công sở thì ở công sở 7 ngày, đi làm phân xưởng thì ở phân xưởng 7 ngày. Sẽ cho người dân và cơ quan chuẩn bị 4 ngày. Đúng 8 giờ sáng thứ 2 tuần sau, án binh bất động toàn TP…”

Ngay tối hôm đó, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TPHCM khẳng định đây là thông tin giả mạo, nhằm gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch của TP.

Hoàn toàn có thể bị xử lý hình sự

Cùng với sự bùng phát của COVID-19, các tin giả liên quan tới dịch bệnh này cũng bắt đầu quay trở lại vào giữa năm 2021. Nhiều Sở TT&TT trên cả nước đã tiến hành xử phạt hành chính đối với các trường hợp cố tình phao tin giả, tin sai sự thật.

Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam đã đưa ra hướng dẫn cách nhận biết, phòng tránh, đối phó với tin giả.

Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam đã đưa ra hướng dẫn cách nhận biết, phòng tránh, đối phó với tin giả.

Trước đó, Bộ TT&TT cũng ban hành nhiều văn bản, hướng dẫn xử lý triệt để vấn đề tin giả. Bằng những việc làm thiết thực, Bộ đã ra mắt Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam (VAFC) nhằm phối hợp cơ quan chức năng thẩm định, công bố tin giả; đánh giá xu hướng thông tin chia sẻ, tương tác lớn để dán nhãn cảnh báo tin giả. Hay tổng đài 18008108 hướng dẫn người dân về báo tin giả tiếp nhận hàng nghìn cuộc gọi đến… để tiếp nhận các ý kiến của người dân về vấn đề tin giả. Ngoài ra, Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội cũng kịp thời được ban hành nhằm tạo điều kiện phát triển lành mạnh mạng xã hội tại Việt Nam.

Cùng với Bộ TT&TT, Bộ Công an đã có khuyến cáo và hướng dẫn người dân kỹ năng để nhận biết thông tin sai sự thật trên không gian mạng. Theo đó, người dân khi tiếp cận thông tin trên không gian mạng cần bình tĩnh, tỉnh táo sàng lọc thông tin, tự trang bị kiến thức về pháp luật, xã hội và nhận diện rõ các thông tin xuyên tạc, giả mạo.

Bên cạnh đó, nhiều trường hợp chia sẻ, phát tán, bịa đặt thông tin sai sự thật, vi phạm quy định phòng, chống dịch Covid-19 đã bị xử phạt nghiêm minh, thậm chí có thể xử lý hình sự với những trường hợp vi phạm nghiêm trọng.

Trao đổi với phóng viên báo Nhà báo và Công luận, luật sư Giang Hồng Thanh (Trưởng Văn phòng luật sư Giang Thanh) cho biết: Tình trạng đăng tải, chia sẻ thông tin chưa được kiểm chứng, thông tin sai sự thật đã xảy ra thường xuyên, liên tục, nhất là trong thời gian dịch bệnh Covid-19 hoành hành. Điều này không chỉ khiến người dân hoang mang mà còn gây khó khăn, cản trở cho công tác phòng chống dịch bệnh của Nhà nước.

Theo luật sư Giang Hồng Thanh, chúng ta thường áp dụng theo Nghị định số 15/2020/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. Nhưng trước đây Luật an ninh mạng 2018 cũng đã quy định nghiêm cấm hành vi đăng tải thông tin trên không gian mạng có nội dung bịa đặt, sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước...

Luật sư Giang Hồng Thanh tuyên truyền Luật An ninh mạng và phòng ngừa tội phạm trên không gian mạng cho các em học sinh.

Luật sư Giang Hồng Thanh tuyên truyền Luật An ninh mạng và phòng ngừa tội phạm trên không gian mạng cho các em học sinh.

Người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự. Trong trường hợp bị xử phạt hành chính, cá nhân vi phạm sẽ bị áp dụng điểm d Khoản 1 Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, tổ chức vi phạm bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Hay gần đây, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cũng ban hành Công văn số 45/TANDTC-PC về xử lý người có hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh Covid-19. Những thông tin đăng tải gây dư luận xấu thì bị xử lý về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông theo Điều 288 Bộ luật hình sự. Như vậy tùy vào tính chất mức độ của hành vi vi phạm, người vi phạm hoàn toàn có thể bị xử lý hình sự khi đăng tải tin giả về tình hình dịch Covid-19.

Để xử lý tận gốc "ma trận" tin giả về dịch Covid-19, luật sư Giang Hồng Thanh cho biết: “Theo tôi, để hạn chế được tình trạng đăng tải, chia sẻ tin giả, cơ quan chức năng cần tăng cường xử phạt và tuyên truyền rộng rãi. Về phía người dân, luôn phải hiểu rằng không chỉ người cung cấp thông tin, mà ngay cả người chia sẻ (share) thông tin không chính thống cũng đều có nguy cơ bị xử phạt hành chính hoặc thậm chí là xử lý hình sự. Với trình độ khoa học công nghệ của cơ quan chức năng hiện nay, mọi hành vi vi phạm trên không gian mạng đều bị phát hiện, truy vết, dù người vi phạm có dùng tài khoản ảo hay tìm cách để che giấu dấu vết”.

Nguyên Phong

Bình Luận

Tin khác

Cảnh báo tình trạng mạo danh người của cơ quan BHXH nhằm lừa đảo người dân

Cảnh báo tình trạng mạo danh người của cơ quan BHXH nhằm lừa đảo người dân

(CLO) BHXH Việt Nam vừa có cảnh báo về tình trạng mạo danh cơ quan, viên chức và người lao động BHXH để lừa đảo người dân bằng nhiều thủ đoạn hết sức tinh vi.

Chống tin giả
Cục An toàn thông tin lưu ý người dân về 7 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến

Cục An toàn thông tin lưu ý người dân về 7 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến

(CLO) Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa phát đi thông báo lưu ý người dân về 7 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến, gồm 5 hình thức diễn ra trong nước và 2 hình thức được các đối tượng thực hiện ở quy mô quốc tế.

Chống tin giả
Xử phạt TikToker nói Sài Gòn nhiều trộm cắp là do văn hóa

Xử phạt TikToker nói Sài Gòn nhiều trộm cắp là do văn hóa

(CLO) Thông cáo vừa phát đi của Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) TP HCM cho biết, với sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ TT&TT, ngày 2/4, Sở TT&TT TP HCM phối hợp với Sở TT&TT tỉnh Bắc Giang xử lý vi phạm đối với ông Nguyễn Nhật Hải về việc dùng tài khoản Tiktok “@nhathaibiettuot”.

Chống tin giả
Xử phạt đối tượng đăng tin sai sự thật vụ va chạm giao thông ở Trần Cung, Hà Nội

Xử phạt đối tượng đăng tin sai sự thật vụ va chạm giao thông ở Trần Cung, Hà Nội

(CLO) Công an thành phố Hà Nội vừa lập hồ sơ xử phạt một trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật liên quan đến vụ va chạm giao thông tại đường Trần Cung.

Chống tin giả
Công bố 403 website vi phạm pháp luật, đề nghị không quảng cáo

Công bố 403 website vi phạm pháp luật, đề nghị không quảng cáo

(CLO) Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (PTTH&TTĐT) - Bộ Thông tin và Truyền thông vừa tiến hành cập nhật danh sách các trang thông tin điện tử vi phạm pháp luật (gọi tắt là Black List) của năm 2023, nâng tổng số trang web vi phạm pháp luật là 403.

Chống tin giả