Cột đá bí ẩn nhất Việt Nam

Chủ nhật, 11/11/2018 08:24 AM - 0 Trả lời

(CLO) Cột đá chùa Dạm (xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) là một tuyệt tác không chỉ của thời Lý mà trong cả lịch sử nền mỹ thuật Việt. Suốt nhiều năm qua, vấn đề giải mã ý nghĩa biểu tượng cột đá này đã diễn ra rất sôi nổi.

Nằm trên cấp nền thứ hai bên trái của chùa Dạm, được xây dựng vào thế kỷ thứ 11, cột đá này được coi là hiện vật điêu khắc hoành tráng, hoàn mỹ nhất của nhà Lý còn tồn tại đến nay.

Báo Công luận
 
Cột có chiều cao hơn 5m (chưa tính phần chìm dưới lòng đất), nặng trên 40 tấn, gồm hai phần: phần cột và phần bệ đá.

Báo Công luận
 
Phần bệ đá gồm hai cấp cao 0,80m, đường kính chân bệ khoảng 4,5 m, được chạm hoa văn sóng nước thời Lý. Phần cột được chia thành 3 phần. Phần dưới là khối hộp vuông 1,35m x 1,60m có những vết đục nhám thô phác. Trụ tròn phía trên có đường kính 1,35m.

Báo Công luận
 
Phần trụ tròn là nơi tập trung tinh hoa mỹ thuật của cột đá, được chạm nổi đôi rồng theo đồ án “lưỡng long hiến châu”. Đây chính là điểm nhấn của phần thân cột đá, và cũng là nét đặc trưng mỹ thuật thời Lý.

Báo Công luận
 
Đầu rồng nhô cao chầu nhau, miệng ngậm ngọc, được chạm khắc với những hoa văn vô cùng tinh xảo. Chân trước cặp rồng chụm lại dâng một viên ngọc cùng cỡ với viên ngọc ngậm ở miệng.

Báo Công luận
 
Toàn thân rồng có vẩy khép, uốn lượn nhịp nhàng, mềm mại. Chân rồng có 5 móng, cong và nhọn sắc như móng chim.

Báo Công luận
 
Đôi rồng ngoắc đuôi vào nhau, uốn quanh thân cột.

Báo Công luận
 
Ở những khe trống, người thợ xưa còn dùng những chi tiết hoa văn cúc dây để “trám” vào những chỗ trống cho thêm phần hài hòa, sinh động.

Báo Công luận
 
Phần trên cùng trụ tròn có những lỗ mộng, có thể là kết cấu đảm bảo cho vấn đề chịu lực của hệ thống dầm cho hệ thống công trình phía trên đỉnh cột mà nay đã mất đi.

Báo Công luận
 
Suốt nhiều năm qua, vấn đề giải mã ý nghĩa biểu tượng cột đá này đã diễn ra sôi nổi. Trong số các ý kiến đưa ra thì có hai giả thuyết chủ yếu.

Báo Công luận
 
Thứ nhất, cột đá chùa Dạm là một chiếc linga (dương vật) mang tinh thần của tín ngưỡng phồn thực của người Việt trong sự giao thoa với văn hóa Chămpa - Ấn Độ. Thứ hai, cột đá chùa Dạm là một phế tích còn lại của kiến trúc Liên hoa đài của chùa Dạm thuở ban đầu.

Báo Công luận
 
Dù ý nghĩa thực sự của cột đá chùa Dạm chưa được làm sáng tỏ, vẫn phải khẳng định đây là một tuyệt tác không chỉ của thời Lý mà trong cả lịch sử nền mỹ thuật Việt.

Báo Công luận
 
Việc nghiên cứu cột đá chùa Dạm dưới góc độ mỹ thuật sẽ cho ta hiểu được sâu sắc nghệ thuật Phật giáo thời Lý trong tiến trình lịch sử mỹ thuật Phật giáo Việt Nam.

Báo Công luận
 
Với những giá trị lịch sử và mỹ thuật hiếm có, vào tháng 12/2017, cột đá chùa Dạm đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam.

Báo Công luận
 

N.N (Ảnh: kienthuc.net.vn)

Tin khác

Quân dân cả nước và bạn bè quốc tế đồng lòng chung sức với chiến sĩ Điện Biên

Quân dân cả nước và bạn bè quốc tế đồng lòng chung sức với chiến sĩ Điện Biên

( CLO) Khi Chiến dịch Điện Biên Phủ bước vào giai đoạn then chốt, Trung ương Đảng quyết tâm giành toàn thắng, đã động viên quân dân toàn quốc cùng nỗ lực hết sức để hỗ trợ cho các chiến sĩ, đảm bảo cung cấp đầy đủ cho đồng đội trên tiền tuyến và phối hợp chiến đấu với chiến trường Điện Biên Phủ.

Đời sống văn hóa
Du khách mãn nhãn với màn pháo hoa khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

Du khách mãn nhãn với màn pháo hoa khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

(CLO) Tối ngày 27/4, chương trình bắn pháo hoa tại Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã diễn ra khiến nhiều người dân hò reo, dùng điện thoại ghi lại những khoảnh khắc đẹp của màn pháo hoa nghệ thuật.

Đời sống văn hóa
Nhiều địa điểm du lịch ở Ninh Bình thu hút đông du khách trong ngày đầu nghỉ lễ

Nhiều địa điểm du lịch ở Ninh Bình thu hút đông du khách trong ngày đầu nghỉ lễ

(CLO) Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày, được xác định là cơ hội vàng để thu hút du khách về với Ninh Bình. Ngành du lịch Ninh Bình kỳ vọng sẽ đón 550.000 lượt khách, doanh thu ước đạt 520 tỷ đồng.

Đời sống văn hóa
Kết nối Di sản Tràng An với các thành phố Di sản UNESCO

Kết nối Di sản Tràng An với các thành phố Di sản UNESCO

(CLO) Tỉnh Ninh Bình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam vừa phối hợp tổ chức Hội thảo Quốc tế “Phát huy vai trò, giá trị Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An trong xây dựng Đô thị Di sản thiên niên kỷ và kết nối các thành phố di sản thế giới”.

Đời sống văn hóa
Thái Bình: Nhiều hoạt động văn hoá đặc sắc tại lễ hội đền Mẫu năm 2024

Thái Bình: Nhiều hoạt động văn hoá đặc sắc tại lễ hội đền Mẫu năm 2024

(CLO) Lễ hội đền Mẫu năm 2024 được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 27-29/4 (tức ngày 19-21/3 âm lịch) với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc như dâng hương, tế lễ, rước kiệu truyền thống và một số trò chơi dân gian.

Đời sống văn hóa