COVID-19 và cuộc đảo chính quân sự làm tê liệt nền kinh tế Myanmar

Thứ sáu, 27/08/2021 16:08 PM - 0 Trả lời

(CLO) Myanmar, một trong những nước nghèo nhất châu Á, đang đứng trên bờ vực sụp đổ kinh tế. Đất nước đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng thiếu tiền mặt nghiêm trọng kể từ sau cuộc đảo chính và đại dịch COVID bùng phát.

covid 19 va cuoc dao chinh quan su lam te liet nen kinh te myanmar hinh 1

Một gia đình ở Myanmar. Ảnh: AP

Bài liên quan

Anh Zaw Min (tên được thay đổi) là một công nhân xây dựng khoảng 30 tuổi đến từ vùng ngoại ô Yangon, Myanmar. Anh kể lại việc anh đã bán chiếc xe máy cũ của mình với giá 150.000 kyat (91 đô la) vào tháng 9 vì tuyệt vọng về tài chính.

Anh Min buộc phải tìm cách mới để nuôi sống gia đình khi anh không thể tìm được việc làm trong ngành nghề của mình vì đại dịch.

"Tôi đã không có việc làm trong một thời gian khá dài. Vì vậy, tôi phải bán chiếc xe máy của mình. Tôi không còn lựa chọn nào khác", anh nói.

Đại dịch, cùng với cuộc đảo chính quân sự của Myanmar vào tháng 2, đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế đất nước. Zaw Min bắt đầu làm những công việc lặt vặt có sẵn để kiếm sống. Anh nói rằng kể từ sau cuộc đảo chính, việc tìm việc càng trở nên khó khăn hơn do các biện pháp an ninh mới và tình hình chính trị ngày càng tồi tệ.

Các khách hàng quen thuộc của anh đã chuyển đi vì lý do an ninh trong khi những người khác không còn liên lạc vì đại dịch.  "Tôi không thể tìm được việc làm. Khách hàng của tôi đã chuyển đi nơi khác. Những người khác không muốn thuê tôi nữa", anh chia sẻ.

Giống như nhiều người trong nước, anh Min không có tài khoản ngân hàng.

Ngân hàng Thế giới đã cảnh báo rằng Myanmar có nguy cơ bất ổn kinh tế. Trong Báo cáo siám sát Kinh tế Myanmar phát hành ngày 26/7, tổ chức tài chính toàn cầu cho biết nền kinh tế nước này dự kiến ​​sẽ thu hẹp khoảng 18% trong năm 2021, có nghĩa là nền kinh tế Myanmar sẽ sụt giảm khoảng 30% so với khi không có COVID-19 và cuộc đảo chính.

Một cuộc khảo sát về các doanh nghiệp kinh doanh ở Myanmar do Ngân hàng Thế giới công bố vào cuối tháng 8 cho thấy tác động của cuộc đảo chính quân sự bất lợi hơn so với tác động của COVID-19.

Chính phủ quân sự Myanmar cho biết họ cũng đang gặp khó khăn về kinh tế. Phó Thượng tướng Soe Win, kiêm Phó chủ tịch Ủy ban tài chính của đất nước, trong một cuộc họp hôm thứ Ba đã kêu gọi các bộ chi tiêu tiết kiệm.

Vị tướng quân đội viện dẫn các thiệt hại kinh tế khác nhau do COVID-19 và cảnh báo rằng Myanmar có thể tiếp tục đối mặt với thiệt hại về thu nhập trong những tháng tới.

Vào ngày 10/8, Tư lệnh quân đội, Thượng tướng Min Aung Hlaing đã cảnh báo về thâm hụt ngân sách và thương mại trong một cuộc họp của chính phủ, theo báo cáo của các phương tiện truyền thông nhà nước.

Doanh nhân Aung Myaing (tên đã thay đổi) cho biết Myanmar hiện phải mua các mặt hàng thiết yếu như dầu ăn và xăng từ bên ngoài. "Chúng tôi không thể xuất khẩu nhiều trong những ngày này. Đó là lý do tại sao đồng đô la có nhu cầu cao và giá tăng chóng mặt", ông nói và cảnh báo về việc đồng kyat Myanmar đang suy yếu và thâm hụt thương mại ngày càng gia tăng. Đồng kyat đã giảm khoảng 30% giá trị kể từ cuộc đảo chính.

Ông nói thêm: “Rất khó để điều hành một công việc kinh doanh ngày nay".

Trong khi đó, Ông Khin Maung Naing (tên đã thay đổi), một chủ nhà máy, nói rằng "công việc kinh doanh đang chậm chạp". Nhà máy nhỏ của ông chuyên sản xuất thùng nhựa cho các doanh nghiệp.

"Tỷ giá hối đoái thay đổi hàng ngày và giá nguyên vật liệu cũng thay đổi theo ... Khách hàng của chúng tôi đang gặp khó khăn về kinh tế. Vì vậy, chúng tôi không biết định giá sản phẩm của mình như thế nào", ông nói và cho biết thêm rằng thiếu tiền mặt cũng là một vấn đề.

covid 19 va cuoc dao chinh quan su lam te liet nen kinh te myanmar hinh 2

Phong trào biểu tình phản đối chính quyền quân sự sau cuộc đảo chính diễn ra hàng tuần tại Myanmar - Ảnh: Reuters

Tình trạng thiếu tiền mặt

Kể từ khi quân đội tiếp quản, quốc gia Đông Nam Á này đã lâm vào tình trạng khan hiếm tiền mặt. Các ngân hàng đã giới hạn việc rút tiền mặt tại ATM và hạn chế số lượng khách hàng thực hiện giao dịch tại quầy.

Ngân hàng trung ương đã hạn chế việc rút tiền kyat Myanmar ở mức 20 triệu kyat đối với các công ty và 2 triệu kyat đối với cá nhân. Các đơn vị có thể rút nhiều tiền hơn nếu cần mua thuốc và thiết bị y tế liên quan đến COVID-19.

Kể từ sau cuộc đảo chính, dòng người liên tục đứng xếp hàng ở các máy ATM. Mọi người đang cố gắng tìm kiếm tiền mặt thông qua nhiều phương tiện khác nhau.

"Tôi không biết làm cách nào để chúng tôi có thể thoát ra khỏi mớ hỗn độn này", chủ nhà máy Khin Maung Naing than thở về cuộc khủng hoảng kinh tế.

Hoàng Nam

Bình Luận

Tin khác

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

(CLO) Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Sáu (26/4) cho biết ông sẽ tham gia tranh luận với ông Donald Trump, đối thủ Đảng Cộng hòa của ông trong cuộc bầu cử vào tháng 11.

Thế giới 24h
Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

(CLO) Hàng triệu người khắp Nam Á và Đông Nam Á tiếp tục phải chịu cái nóng gay gắt trong những ngày cuối tuần này.

Thế giới 24h
Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

(CLO) Triều Tiên hôm thứ Bảy (27/4) cáo buộc Mỹ chính trị hóa nhân quyền ở quốc gia Đông Á này, tố cáo cái mà họ gọi là âm mưu và khiêu khích chính trị.

Thế giới 24h
New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

(CLO) Các công tố viên New York hôm thứ Sáu (26/4) cho biết họ đã trả lại cho Campuchia và Indonesia 30 cổ vật bị cướp, bán hoặc chuyển nhượng trái phép bởi các mạng lưới ở Mỹ.

Thế giới 24h
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

(CLO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Sáu (26/4) nói với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken rằng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nên là "đối tác chứ không phải đối thủ", nhưng có "một số vấn đề" cần giải quyết trong mối quan hệ của giữa hai nước.

Thế giới 24h