Cục Y tế dự phòng ( Bộ Y tế): Bác bỏ thông tin ăn vải thiều gây bệnh viêm não Nhật Bản

Thứ hai, 04/07/2016 15:25 PM - 0 Trả lời

Theo Cục Y tế dự phòng, tháng 6 -7 hàng năm trùng hợp với tháng cao điểm nguy cơ dễ mắc bệnh viêm não Nhật Bản. Đây cũng là thời điểm trùng với mùa vải nên từng có thông tin người ăn vải gây viêm não Nhật Bản. Các chuyên gia y tế phải lên tiếng bác bỏ tin đồn này, cứu nguy cho thị trường vải ở miền Bắc.

(CLO) Theo Cục Y tế dự phòng, tháng 6 -7 hàng năm trùng hợp với tháng cao điểm nguy cơ dễ mắc bệnh viêm não Nhật Bản. Đây cũng là thời điểm trùng với mùa vải nên từng có thông tin người ăn vải gây viêm não Nhật Bản. Các chuyên gia y tế phải lên tiếng bác bỏ tin đồn này, cứu nguy cho thị trường vải ở miền Bắc.

[caption id="attachment_106961" align="aligncenter" width="600"]Ở trẻ nhỏ, khó phát hiện bệnh VNNB hơn nên cần phải dựa vào một số dấu hiệu quan trọng như: Sốt, nôn nhiều, thóp phồng, co giật, co cứng, cử động bất thường, li bì hoặc hôn mê. Ảnh Internet. Ở trẻ nhỏ, khó phát hiện bệnh VNNB hơn nên cần phải dựa vào một số dấu hiệu quan trọng như: Sốt, nôn nhiều, thóp phồng, co giật, co cứng, cử động bất thường, li bì hoặc hôn mê. Ảnh Internet.[/caption]

Hiểu rõ về Viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản là bệnh cấp tính do vi rút gây ra, làm tổn thương nghiêm trọng hệ thần kinh trung ương. Sở dĩ bệnh có tên là viêm não Nhật Bản là do được phát hiện lần đầu tiên tại Nhật Bản và các nhà khoa học Nhật Bản cũng là người tìm ra vi rút gây bệnh và đặt tên là vi rút viêm não Nhật Bản (VNNB).

Bệnh không lây truyền trực tiếp từ người sang người hoặc từ động vật sang người mà lây truyền thông qua muỗi đốt. Việc ăn uống chung, dùng chung đồ dùng, tiếp xúc gần gũi với người bệnh không làm lây bệnh và tất nhiên việc ăn quả vải không liên quan gì đến lây truyền bệnh VNNB.

Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Các quốc gia lưu hành VNNB cao bao gồm các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Philippine.

Ở Việt Nam, bệnh VNNB ghi nhận ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Bệnh thường xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 10, đỉnh điểm dịch khoảng tháng 6 - 7.

Hàng năm ở nước ta có khoảng từ vài trăm đến 1000 trường hợp mắc viêm não vi rút và khoảng 20% trong số này là VNNB. Từ năm 1997, sau khi triển khai vắc xin VNNB trong chương trình Tiêm chủng mở rộng, số mắc và chết do VNNB đã giảm đi rất nhiều.

Dấu hiệu nhiễm và cách phòng chống bệnh VNNB

Triệu chứng của VNNB thể hiện: Người nhiễm VNNB sốt cao đột ngột 39 - 40 độ C kèm đau đầu, buồn nôn và nôn, sau đó co giật, co cứng, liệt và có rối loạn về tinh thần như vật vã, mê sảng, li bì, lú lẫn, hôn mê.

Ở trẻ nhỏ, các dấu hiệu không điển hình và khó phát hiện hơn nên cần phải dựa vào một số dấu hiệu quan trọng như: Sốt, nôn nhiều, thóp phồng, co giật, co cứng, cử động bất thường, li bì hoặc hôn mê. Tỷ lệ tử vong cao có thể lên đến 10% - 20%

Để chủ động trong công tác phòng chống bệnh VNNB, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo các biện pháp phòng bệnh sau: Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất.

Việt Nam tiêm miễn phí cho trẻ dưới 5 tuổi từ năm 1997. Từ năm 2015, chương trình Tiêm chủng mở rộng đã triển khai tiêm vắc xin VNNB hàng tháng ở tất cả các trạm y tế xã thay vì tiêm từng đợt như trước kia.

Tiêm chủng với 3 liều cơ bản: + Mũi 1: Tiêm càng sớm càng tốt ngay sau 1 tuổi + Mũi 2: sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần + Mũi 3: sau mũi 2 là 1 năm. Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

Bên cạnh đó, khi xây dựng chuồng gia súc cần cách xa nhà, loại bỏ các ổ bọ gậy và tiêu diệt muỗi; thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, chuồng gia súc sạch sẽ để muỗi không có nơi trú đậu; ngủ màn, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc đề phòng muỗi đốt. Các hộ gia đình thường xuyên sử dụng các biện pháp thông thường để xua, diệt muỗi.

Khi có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương cần phải đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Phương Linh

Tin khác

Gần 4.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong ngày thứ 2 kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Gần 4.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong ngày thứ 2 kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Ngày thứ 2 kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Cảnh sát giao thông (CSGT) toàn quốc đã xử lý 14.515 trường hợp trong đó có 3.916 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

Đời sống
Ninh Bình tạm cấm xe tại một số tuyến đường dịp lễ 30/4 và 1/5

Ninh Bình tạm cấm xe tại một số tuyến đường dịp lễ 30/4 và 1/5

(CLO) Để phục vụ công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho các sự kiện trong dịp lễ 30/4 - 1/5, Công an TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình sẽ phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các phương tiện di chuyển qua trung tâm thành phố Ninh Bình.

Đời sống
Miền Bắc: Chuẩn bị đón 7 ngày mưa giông, đề phòng mưa đá, giông lốc

Miền Bắc: Chuẩn bị đón 7 ngày mưa giông, đề phòng mưa đá, giông lốc

(CLO) Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo, từ chiều tối 30/4 - 7/5, miền Bắc có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có mưa to. Trong mưa giông cần đề phòng mưa đá, lốc xoáy.

Đời sống
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

(CLO) Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực. Đối tượng cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.

Đời sống
Việt Nam ghi nhận ngày nắng nóng nhất năm 2024, có nơi lên tới hơn 43 độ C

Việt Nam ghi nhận ngày nắng nóng nhất năm 2024, có nơi lên tới hơn 43 độ C

(CLO) Trong ngày đầu dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, nhiệt độ đo được tại huyện Tương Dương (Nghệ An) là 43,2 độ C, xác nhận ngày nắng nóng nhất năm 2024.

Đời sống