Cuộc đua vắc xin toàn cầu chống lại thời gian và biến thể mới

Thứ năm, 04/03/2021 14:22 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bất chấp tâm lý tích cực của nhiều quốc gia trong cuộc chiến chống COVID-19, sự bất bình đẳng về vắc xin sẽ ảnh hưởng đến các nền kinh tế nghèo hơn, những nước có khả năng dễ bị tổn thương hơn trước các biến thể mới.

Ảnh: Internet

Ảnh: Internet

Bài liên quan

Bất bình đẳng về vắc xin đang gây tổn thương cho các nước nghèo

Trong một hoặc hai tháng qua, rất nhiều quốc gia đang mang tâm lý tích cực hơn trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 bất chấp số ca nhiễm tăng đột biến trong kỳ nghỉ lễ. Kể từ khi các đợt tiêm chủng bắt đầu, khá nhiều nơi đã bắt đầu tin tưởng rằng đại dịch đã nằm lại trong quá khứ.

Tuy nhiên, có một sai số cực lớn khi các đợt tiêm chủng ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển sẽ xảy ra muộn hơn đáng kể so với các nước phát triển. Và đến lúc đó, chưa biết chừng sẽ lại có những biến thể mới ảnh hưởng tới hiệu quả của vắc xin.

Hệ quả là gì? Khi các nước phát triển quyết định mở cửa biên giới, các nền kinh tế thu nhập trung bình sẽ phải đối mặt với những chủng mới dễ lây lan hơn, kéo dài hơn và dễ chết người hơn. Các nền kinh tế vốn đã mỏng manh này sẽ phải chịu những thiệt hại nặng nề hơn nữa.

Vào đầu tháng Hai, tức hai tháng sau khi bắt đầu triển khai các chương trình tiêm phòng trên toàn cầu, một số ít các nước phát triển ở phương Tây đang chiếm tới 80% số vắc xin được sử dụng trên toàn cầu tính tới thời điểm này. Đã có gần 130 quốc gia với 2,5 tỷ dân không thể sử dụng dù chỉ một liều duy nhất.

Sự chênh lệch còn lớn hơn nhiều nếu loại trừ Trung Quốc, một quốc gia có thu nhập trên mức trung bình. Trong trường hợp đó, các quốc gia có thu nhập trung bình hiện chỉ được sử dụng 17% tổng số lượng vắc xin trong khi số ca nhiễm chiếm tới 50% toàn cầu.

Trong số các nền kinh tế có hơn 50 triệu dân, hai nền kinh tế có thu nhập cao là Mỹ và Vương quốc Anh đã tăng cường việc tích trữ vắc xin khi mà cả hai đều đã có bước khởi điểm sai lầm trong việc quản lý chống bùng phát dịch. Riêng hai nước này đã tích trữ gần 50% tổng số vắc xin trên toàn cầu.

Các nước tăng cường tích trữ vắc xin sau Mỹ và Anh là Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, EU, Ý và Pháp. Ngoại trừ Thổ Nhĩ Kỳ, hầu hết các nước có mức thu nhập trung bình đều bị bỏ lại phía sau rất xa, bao gồm Trung Quốc, Nga, Bangladesh, Mexico, Ấn Độ, v.v.

Biểu đồ tích trữ vắc xin COVID-19 trên thế giới. Nguồn: OWD

Biểu đồ tích trữ vắc xin COVID-19 trên thế giới. Nguồn: OWD

Các biến thể mới có thể kéo dài các cuộc khủng hoảng

Do thiếu sự hợp tác đa phương về một kế hoạch chống dịch toàn cầu, số trường hợp mắc và tử vong do COVID-19 đã trở nên cao hơn nhiều so với dự đoán ban đầu. Kèm theo đó là khả năng đột biến của các chủng mới cũng tăng theo.

Trong những tháng gần đây, các biến thể mới của virus gốc đã được phát hiện ở một số quốc gia, bao gồm Anh, Brazil, Nam Phi và Mỹ.

Vào tháng 12, các nhà khoa học ở Vương quốc Anh tuyên bố rằng biến thể B.1.1.7 có khả năng lây lan mạnh hơn tới 70% so với virus được phát hiện ban đầu ở Vũ Hán. Một biến thể khác được quan tâm nhiều là biến thể Nam Phi vì nó dường như liên quan đến sự thay đổi gen nhằm giúp virus né tránh hệ thống miễn dịch và vắc xin.

Vào tháng 1/2020, biến thể virus 19A vẫn chiếm đa phần các ca nhiễm. Đến tháng 3 năm nay, các đột biến mới đã lan rộng ở Anh, Mỹ và các nơi khác. 

Tỷ lệ lây nhiễm của các biến thể COVID-19. Năm 2020, các biến thể 19A và 19B chiếm chủ đạo. Giờ đây, các biến thể mới như 20A, 20B và nửa tá biến thể khác đang là nguồn lây lan chính. Ảnh: NS

Tỷ lệ lây nhiễm của các biến thể COVID-19. Năm 2020, các biến thể 19A và 19B chiếm chủ đạo. Giờ đây, các biến thể mới như 20A, 20B và nửa tá biến thể khác đang là nguồn lây lan chính. Ảnh: NS

Trong một vài tháng nữa, tỷ lệ lây nhiễm có thể trở nên rất khác. Các ca nhiễm biến thể của Anh đã tăng mạnh chỉ trong 2-3 tháng qua. Ngay cả ở những quốc gia dẫn đầu về tỷ lệ tiêm phòng, việc đạt được miễn dịch cộng đồng sẽ còn phải mất nhiều tháng nữa. Do đó, biểu đồ lây nhiễm biến thể có thể sẽ rất khác vào cuối năm nay so với hiện tại.

Theo nghiên cứu mới nhất, một biến thể California CAL2.0C đang lây lan nhanh và hiện đang chiếm tới 50% số ca nhiễm tại bang của Mỹ. Đến cuối tháng 3, con số này dự kiến có thể tăng lên tới 90%. Được biết, các ca nhiễm từ biến thể này, đã được phát hiện ở các bang khác của Mỹ, và biến thể này dường như đang sản sinh ra gấp đôi lượng virus trong cơ thể so với chủng cũ.

Các biến thể của Anh và California đều được trang bị các khả năng nâng cao nhằm chống lại hệ miễn dịch. Mối quan tâm hiện tại là một viễn cảnh tồi tệ nhất khi hai loại biến thể này có thể xuất hiện ở trên cùng một người và hệ quả là một sự đột biến mới của một siêu virus mới. Nếu điều đó thực sự xảy ra, tình hình sẽ trở nên rất căng thẳng, và nhiều khả năng sẽ có nhiều người thiệt mạng hơn nữa.

Đại dịch càng kéo dài lâu bao nhiêu thì xác suất có nhiều biến thể lây truyền và gây chết người càng lớn hơn bấy nhiêu. Hơn nữa, các nước nghèo thậm chí còn phải đối mặt với kế hoạch phục hồi kinh tế hậu đại dịch.

Hiện số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu đã vượt quá 115 triệu người  và có gần 2,6 triệu người đã tử vong. Mặc dù đã giảm tốc nhưng số ca nhiễm mới hàng ngày vẫn lên tới 400.000 người, với gần 9.000 người tử vong mỗi ngày.

Cuộc chạy đua vắc xin là để chống lại thời gian và các biến thể mới, nhưng thời gian hiện vẫn chưa đứng về phía chúng ta.

Hoàng Việt

Tin khác

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

(CLO) Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Sáu (26/4) cho biết ông sẽ tham gia tranh luận với ông Donald Trump, đối thủ Đảng Cộng hòa của ông trong cuộc bầu cử vào tháng 11.

Thế giới 24h
Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

(CLO) Hàng triệu người khắp Nam Á và Đông Nam Á tiếp tục phải chịu cái nóng gay gắt trong những ngày cuối tuần này.

Thế giới 24h
Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

(CLO) Triều Tiên hôm thứ Bảy (27/4) cáo buộc Mỹ chính trị hóa nhân quyền ở quốc gia Đông Á này, tố cáo cái mà họ gọi là âm mưu và khiêu khích chính trị.

Thế giới 24h
New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

(CLO) Các công tố viên New York hôm thứ Sáu (26/4) cho biết họ đã trả lại cho Campuchia và Indonesia 30 cổ vật bị cướp, bán hoặc chuyển nhượng trái phép bởi các mạng lưới ở Mỹ.

Thế giới 24h
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

(CLO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Sáu (26/4) nói với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken rằng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nên là "đối tác chứ không phải đối thủ", nhưng có "một số vấn đề" cần giải quyết trong mối quan hệ của giữa hai nước.

Thế giới 24h