“Cứu trợ” ngành hàng không thế nào cho phải?

Thứ tư, 24/03/2021 15:20 PM - 0 Trả lời

(CLO) Để hoạt động kinh doanh sản xuất không bị ngưng trệ, các doanh nghiệp hàng không vượt qua những khó khăn của đại dịch Covid-19 rất cần có giải pháp hỗ trợ đủ mạnh từ các cơ quan quản lý nhà nước; đặc biệt biệt là các gói hỗ trợ về tài chính.

Hàng không Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều khó khăn do tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 và khó có thể phục hồi nhanh trong thời gian ngắn. Ảnh minh họa

Hàng không Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều khó khăn do tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 và khó có thể phục hồi nhanh trong thời gian ngắn. Ảnh minh họa

Còn nhiều khó khăn trước mắt với ngành Hàng không

Thời gian qua, ngành Hàng không Việt Nam đã chịu tác động lớn từ 3 đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19. Hiện thị trường bay quốc tế vẫn “đóng băng”, hoạt động bay của các hãng chủ yếu chỉ là vận chuyển khách hồi hương, vận chuyển chuyên gia và vận chuyển hàng hóa.

Thông tin từ Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không Việt Nam, trong 2 tháng đầu năm 2021, vận chuyển khách quốc tế chỉ đạt 66.600 khách; giảm 98,8% so cùng kỳ 2019. Doanh thu dịp cao điểm Tết của các hãng cũng giảm bình quân từ 70 - 80% so với cùng kỳ năm trước.

Dự báo năm 2021, doanh thu các hãng Hàng không vẫn tiếp tục giảm sâu so với năm 2019 và lỗ trên 15.000 tỷ đồng từ vận tải hàng không.

Trong thời điểm khó khăn vì ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh Covid-19, nhiều hãng Hàng không đã chủ động giảm chi phí hoạt động, tăng mạng lưới đường bay nội địa, đẩy mạnh vận tải hàng hoá, liên tục tung ra các sản phẩm kích cầu, giảm giá vé, đa dạng hoá dịch vụ.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho rằng cần đối xử bình đẳng giữa các hãng hàng không. Tuy nhiên cũng cần phải xem xét, làm rõ nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố là vốn của các hãng này từ đâu và hỗ trợ phương thức nào để hoạt động hàng không bình đẳng

Điều này thể hiện sự chủ động của doanh nghiệp thay vì trông chờ được hỗ trợ. Những nỗ lực đó góp phần đảm bảo phục vụ nhu cầu đi lại của người dân một cách an toàn, phát triển du lịch, dịch vụ khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên để hoạt động kinh doanh sản xuất không bị ngưng trệ, nền kinh tế phát triển ổn định và các doanh nghiệp hàng không vượt qua những khó khăn của đại dịch thì vẫn rất cần có những chính sách hỗ trợ từ các cơ quan quản lý nhà nước.

Theo bà Hồ Ngọc Yến Phương - Phó Tổng giám đốc Vietjet Air, các doanh nghiệp hàng không đều gặp khó khăn về thanh khoản trong 2 - 3 năm tới do sụt giảm mạnh về doanh thu bởi ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh Covid-19.

Vietnam Airlines đã được Quốc hội phê duyệt phương án cho phép Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn, gia hạn để các ngân hàng thương mại cho vay. Vietjet xin kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét hỗ trợ nguồn tái cấp vốn vay hạn mức 4.000 tỉ đồng để giải quyết thanh khoản với lãi suất ưu đãi trong thời hạn 3-5 năm.

Còn đại diện Bamboo Airways cũng cho biết, trước những khó khăn do dịch bệnh, hãng cũng đề xuất Quốc hội và Chính phủ xem xét gói tài chính hỗ trợ cho các hãng hàng không tư nhân như đã phê duyệt hỗ trợ cho Vietnam Airlines

Vực dậy ngành hàng không bằng chiến lược mang tầm quốc gia

Thông tin từ PGS.TS Trần Đình Thiên - Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho biết, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 thời gian qua chắc chắn đã làm cho các hãng hàng không khó mà hồi phục nhanh. Thậm chí có nguy cơ sụp đổ nếu dịch tiếp tục kéo dài hoặc không có những giải pháp hỗ trợ tích cực.

Hàng không là cầu nối Việt Nam với thế giới, đưa thế giới tới Việt Nam. Riêng về ngân sách, ngành hàng không đóng góp trên 20.000 tỉ đồng thuế và phí/năm, tương đương đứng trong top 10 tỉnh, TP nộp ngân sách lớn nhất nước.

“Chính phủ phải có chiến lược cứu được các hãng hàng không theo tầm nhìn quốc gia chứ không phải để họ cố gắng qua ngày đoạn tháng, thêm được ngày nào hay ngày đấy...” PGS.TS Trần Đình Thiên khẳng định.

Các hãng Hàng không đều phải chịu những tác động tiêu cực bởi thiên tai, dịch bệnh nên những giải pháp hỗ trợ cần bảo đảm công bằng. Ảnh minh họa

Các hãng Hàng không đều phải chịu những tác động tiêu cực bởi thiên tai, dịch bệnh nên những giải pháp hỗ trợ cần bảo đảm công bằng. Ảnh minh họa

Trước đó, Vietnam Airlines đã được hỗ trợ tín dụng 4.000 tỉ đồng. Để giảm bớt những khó khăn cho các doanh nghiệp hàng không, Hiệp hội doanh nghiệp hàng không Việt Nam đã có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các giải pháp hỗ trợ, đặc biệt là “gói cứu trợ” tài chính 15.000 tỷ đồng.

Trong đó có Vietjet đề nghị được vay tín dụng 4.000-5.000 tỉ đồng trong 3 năm 2021-2023 và được hỗ trợ lãi suất khoảng 4% cho khoản này. Bamboo Airways đề nghị được vay dài hạn 5.000 tỉ đồng với lãi suất ưu đãi dưới hình thức tái cấp vốn lãi suất 0% và 5.000 tỉ đồng vay dài hạn khác từ các ngân hàng thương mại với lãi suất được hỗ trợ.

Nhiều ý kiến cho rằng nếu Nhà nước chỉ “bơm” thêm vốn cho Vietnam Airlines thì rất bất công với các hãng hàng không hiện hữu khác. Kể từ khi các hãng hàng không tư nhân xuất hiện đã tạo ra thị trường cạnh tranh, buộc Vietnam Airlines phải thay đổi chiến lược kinh doanh và có những vé máy bay giá rẻ theo xu thế thị trường.

Trong những tháng gần đây, ngành Hàng không Việt Nam đã chứng kiến những đợt khuyến mãi chưa từng có trong lịch sử khi các hãng đua nhau giảm giá, nâng cao chất lượng phục vụ để hút khách. Điều đó có thể ảnh hưởng lớn đến doanh thu của các hãng nhưng sẽ tạo được nhiều hiệu ứng tích cực đối với thị trường.

Đánh giá về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Thiện Tống - Nguyên Chủ nhiệm bộ môn Kỹ thuật hàng không (Đại học Bách Khoa TP.Hồ Chí Minh) khẳng định, rõ ràng sự xuất hiện của các hãng hàng không tư nhân đã làm Vietnam Airlines quản lý tốt hơn.

Cần phải đánh giá ngành hàng không lớn mạnh được như ngày hôm nay có phải là do Vietnam Airlines hay là do có sự xuất hiện của các hãng hàng không tư nhân đã tạo ra được sự cạnh tranh để nâng cao chất lượng lên. Vì vậy các gói cho vay ưu đãi phải áp dụng cho tất cả các hãng hàng không thì mới công bằng. Nên hỗ trợ theo tỷ lệ doanh thu, thị phần của các hãng từ trước khi xảy ra dịch Covid-19.

Thế Anh

Tin khác

CSGT Quảng Bình 'tung' 100% quân số đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

CSGT Quảng Bình 'tung' 100% quân số đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

(CLO) Đến thời điểm này, lực lượng CSGT trong toàn tỉnh Quảng Bình đã bố trí 100% quân số trực, sẵn sàng các phương án, kế hoạch để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân.

Giao thông
Kẹt xe 10km trên cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận do tai nạn ô tô liên hoàn

Kẹt xe 10km trên cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận do tai nạn ô tô liên hoàn

(CLO) Vụ tai nạn liên hoàn giữa 3 xe ô tô trên cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận khiến giao thông hướng TP.HCM đi miền Tây ùn tắc nghiêm trọng, lượng lớn phương tiện nối đuôi nhau mắc kẹt kéo dài hơn 10km.

Giao thông
Mặt đường đèo Lò Xo nứt toác, sắt thép lộ ra ngoài gây mất an toàn giao thông

Mặt đường đèo Lò Xo nứt toác, sắt thép lộ ra ngoài gây mất an toàn giao thông

(CLO) Đèo Lò Xo là cung đường ám ảnh nhất với cánh tài xế đường dài vì có độ dốc dài, quanh co với nhiều “điểm đen” tai nạn. Nguy hiểm hơn, hiện nay mặt đường đèo còn xuất hiện chằng chịt vết nứt lớn tạo thành những rãnh sâu, sắt thép lộ ra ngoài gây mất an toàn giao thông.

Giao thông
Hà Nội: Sẽ có 5 địa điểm trông giữ phương tiện cho du khách dịp nghỉ lễ

Hà Nội: Sẽ có 5 địa điểm trông giữ phương tiện cho du khách dịp nghỉ lễ

(CLO) Phòng Cảnh sát giao thông - Công an Thành phố Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị liên quan thống nhất tổ chức 5 địa điểm tập kết, trông giữ phương tiện phục vụ nhân dân và du khách đến thăm, viếng tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các di tích lân cận.

Giao thông
Lào Cai: Khuyến cáo tình trạng nhiều phương tiện Việt Nam bị lưu giữ tại Trung Quốc

Lào Cai: Khuyến cáo tình trạng nhiều phương tiện Việt Nam bị lưu giữ tại Trung Quốc

(CLO) Thời gian gần đây, tình trạng phương tiện Việt Nam bị lưu giữ trái phép tại thị trấn Hà Khẩu (Trung Quốc) ngày càng nhiều.

Giao thông