Thảo luận Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi):

Đa số đại biểu Quốc hội ủng hộ phương án tích hợp 1 loại giấy phép môi trường

Thứ bảy, 24/10/2020 14:05 PM - 0 Trả lời

(CLO) Qua lấy ý kiến của các đoàn đại biểu Quốc hội về chính sách tích hợp giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi với 6 loại giấy tờ, thủ tục hành chính khác liên quan đến môi trường tại dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) thì có 22/28 đoàn tán thành.

Quang cảnh phiên thảo luận của Quốc hội sáng nay (24/10) về dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi).

Quang cảnh phiên thảo luận của Quốc hội sáng nay (24/10) về dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi).

Tích hợp một loại giấy phép môi trường

Tại báo cáo Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi),  Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng cho biết, về giấy phép môi trường dự thảo Luật trình 2 phương án trước Quốc hội. 

Trong đó, phương án 1 (đây là Phương án Chính phủ trình) đó là chỉ dùng 01 loại giấy phép môi trường trong đó bao gồm cả nội dung cấp phép xả nước thải vào công trình thủy lợi theo quy định của Luật BVMT năm 2014, Luật Thủy lợi và Luật Tài nguyên nước.

Theo ông Phan Xuân Dũng cho biết, về việc dùng một loại giấy phép, trong đó có cả Giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi, Chính phủ đã có báo cáo.

Cụ thể, Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi đều có nội dung cơ bản giống nhau cho 01 đối tượng xả nước thải.

“Theo giấy phép mới sẽ giải quyết được tình trạng một đối tượng là nước thải xả thải ra môi trường phải chịu sự quản lý của hai loại giấy tờ thủ tục hành chính do các cơ quan về quản lý khác nhau thực hiện; bảo đảm nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên nước; giảm đầu mối trong quản lý”, ông Phan Xuân Dũng nhấn mạnh.

Tuy nhiên, cũng theo ông Phan Xuân Dũng, việc thực hiện phương án 1 phải sửa đổi, bổ sung 02 khoản của Điều 44 (điểm d khoản 1 và khoản 2 Điều 44) và bãi bỏ Điều 58 của Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 như tại Điều 173; đồng thời có quy định chuyển tiếp về giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi như tại Điều 174 của Dự thảo Luật và phải phân định rõ trách nhiệm của cơ quan cấp phép xả nước thải vào công trình thủy lợi (thuộc ngành tài nguyên và môi trường) và cơ quan quản lý vận hành và chịu trách nhiệm về chất lượng nước của công trình thủy lợi phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt (thuộc ngành NN&PTNT).

Đa số đại biểu tán thành việc tích hợp một loại giấy phép

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng cho biết, qua lấy ý kiến của các đoàn đại biểu Quốc hội về chính sách tích hợp giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi với 6 loại giấy tờ, thủ tục hành chính khác liên quan đến môi trường tại dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) thì có 22/28 đoàn tán thành chỉ áp dụng một loại giấy phép môi trường.

Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (đoàn Hà Nội).

Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (đoàn Hà Nội).

Phát biểu về việc này, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (đoàn Hà Nội) nhấn mạnh, các loại giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, giấy phép xả thải vào nguồn nước hoặc giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi đều được cấp dựa trên Báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt, kết quả vận hành công trình bảo vệ môi trường và Quy chuẩn kỹ thuật về môi trường. Nội dung quản lý nước thải vào các giấy phép này cơ bản giống nhau.

Theo đại biểu Khánh, thực tế cũng cho thấy, việc cấp giấy phép xả thải vào công trình thủy lợi theo quy định của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn dựa trên cấp quản lý công trình không theo quy mô xả thải của doanh nghiệp. Do vậy, nếu tiếp tục thực hiện thủ tục hành chính này sẽ khó thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.

Từ năm 2017 đến nay, Chính phủ đã thực hiện cải cách hành chính rất mạnh mẽ, xây dựng trục liên thông quốc gia, trục văn bản, cũng như hệ thống dịch vụ công quốc gia. Trong khi đó, Luật Thủy lợi được Quốc hội thông qua chưa triển khai dịch vụ công trực tuyến, tiến hành tích hợp, liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính mạnh mẽ.

“Thực tế việc cung cấp dịch vụ hành chính công trong năm 2019 và 2020 đã khác với trước đây, trong khi, yêu cầu về ứng dụng công nghệ thông tin trong cuộc Cách mạng 4.0 đòi hỏi quản lý nhà nước phải đổi mới. Chúng ta không nên ngần ngại khi sửa đổi quy định về cấp giấy phép xả nước thải tại Luật Thủy lợi năm 2017”, đại biểu Khánh nhấn mạnh.

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (đoàn Đồng Tháp).

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (đoàn Đồng Tháp).

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (đoàn Đồng Tháp) bày tỏ: “Tôi đồng tình với phương án 1, tức là chỉ dùng một loại giấy phép môi trường thay cho 7 loại, trong đó bao gồm cả nội dung cấp phép xả nước thải vào công trình thủy lợi”.

Theo đại biểu Hoa, việc xác định 1 loại giấy phép môi trường cũng thể hiện đúng thẩm quyền là giao cho một cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và cũng sẽ khắc phục được tình trạng đó là, nước thải xả ra môi trường phải chịu sự quản lý của 2 loại giấy tờ do 2 cơ quan quản lý cấp.

Đồng thời, nếu thực hiện theo phương án này thì sẽ đơn giản hóa thủ tục hành chính qua hình thức tích hợp giấy phép và rút ngắn thời gian, thủ tục cấp giấy phép, giảm bớt phiền hà cho doanh nghiệp. Đây là một xu hướng tất yếu trong lộ trình cải cách hành chính mà Chính phủ đang triển khai thực hiện một cách quyết liệt.

“Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, để bảo đảm chặt chẽ thì cần phải có quy định cụ thể về quy trình cấp giấy phép, tăng cường thanh tra, kiểm tra, trong đó ưu tiên hậu kiểm để bảo đảm thống nhất và không chồng chéo trong quá trình triển khai thực hiện”, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa phát biểu.

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển.

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển.

Việc tích hợp cần phải được cân nhắc một cách kỹ lưỡng

Kết thúc phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết, trong phiên họp thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) đã có 20 đại biểu phát biểu ý kiến và có 4 đại biểu đã tranh luận về nội dung mà các đại biểu quan tâm. Có 34 đại biểu đã đăng ký nhưng chưa phát biểu, do không còn thời gian, xin các đại biểu sẽ gửi văn bản cho Ban Thư ký Quốc hội để tổng hợp.

Về vấn đề giấy phép môi trường, trong đó có việc tích hợp giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi. Đây là một nội dung rất quan trọng, nếu thống kê theo số liệu mà các đại biểu Quốc hội thảo luận hôm nay thì đa số đồng tình với phương án 1 là phương án thích hợp.

Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến lo lắng đến vấn đề đảm bảo chất lượng nguồn nước cung cấp cho sản xuất, sinh hoạt của các công trình thủy lợi và vấn đề cấp phép xả nước thải thì đang được điều chỉnh tại Luật Tài nguyên nước và Luật Thủy lợi thì lại chỉnh sửa Luật Tài nguyên nước.

“Đây là một vấn đề cần phải được cân nhắc một cách kỹ lưỡng. Cho nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ nghiên cứu và sẽ báo cáo Quốc hội rõ về vấn đề này”, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh.

Quốc Trần

Tin khác

Truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng ở Hà Giang

Truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng ở Hà Giang

(CLO) Ngày 28/4, tại Nhà tang lễ thành phố Hà Giang, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang cùng các gia đình tổ chức lễ tang, lễ truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm đã anh dũng hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Quốc Trị dự lễ truy điệu.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giao thông tới đâu, người dân hưởng lợi tới đó

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giao thông tới đâu, người dân hưởng lợi tới đó

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, thực tiễn cho thấy, giao thông phát triển đến đâu sẽ tạo ra giá trị mới, mở ra không gian phát triển mới đến đó.

Tin tức
Hợp luyện toàn bộ khối diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hợp luyện toàn bộ khối diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Ngày 28/4, tại sân vận động tỉnh Điện Biên, toàn bộ 51 khối tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã tiến hành hợp luyện lần đầu tiên.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát, kiểm tra công tác ứng phó khô hạn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát, kiểm tra công tác ứng phó khô hạn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

(CLO) Ngày 28/4, trong chương trình công tác tại Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thị sát, tìm hiểu tình hình hạn hán, kiểm tra công tác ứng phó khô hạn trên địa bàn tỉnh, khảo sát việc vận hành hệ thống thủy lợi Tân Mỹ, thăm hỏi, động viên người dân bị ảnh hưởng bởi hạn hán.

Tin tức
Hiện thực hóa quy hoạch, tạo khí thế, động lực mới cho phát triển tỉnh Ninh Thuận

Hiện thực hóa quy hoạch, tạo khí thế, động lực mới cho phát triển tỉnh Ninh Thuận

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp đã nói thì phải làm, đã cam kết thì phải thực hiện, đã thực hiện thì phải có kết quả thực chất, cân - đong - đo - đếm và lượng hóa được; góp phần hiện thực hóa Quy hoạch tỉnh, tạo khí thế, động lực mới cho phát triển tỉnh Ninh Thuận.

Tin tức