Đầu tư PPP: Cam kết thường xuyên bị vô hiệu vì văn bản can thiệp...quá sâu

Thứ tư, 16/09/2020 14:28 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Phó Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả, cam kết của phía cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thường xuyên bị vô hiệu khi mà một bên hợp đồng đơn phương không thực hiện những cam kết đã ký với nhà đầu tư bằng hợp đồng dự án.

Bài liên quan

Phát biểu tại Toạ đàm “Thời cơ mới, cơ hội mới cho nhà đầu tư PPP” do Hiệp hội các nhà đầu tư phát triển hạ tầng giao thông phối hợp với VCCI tổ chức sáng nay (16/9) TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI cho biết, tiềm năng thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng PPP (Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư) được các nhà đầu tư quốc tế đánh giá rất cao nhưng cho đến nay do hạn chế của các rào cản, sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân với lĩnh vực cơ sở hạ tầng công - tư còn nhiều hạn chế.

Cam kết PPP thường xuyên bị vô hiệu vì văn bản can thiệp... quá sâu

Cam kết PPP thường xuyên bị vô hiệu vì văn bản can thiệp... quá sâu

Chủ tịch VCCI hy vọng, khi những rào cản PPP được gỡ bỏ thì PPP Việt Nam sẽ có tiềm năng phát triển mạnh mẽ và sẽ thu hút được sự tham gia của các nhà đầu tư trong nước cũng như quốc tế. Để thúc đẩy phát triển đầu tư công và tăng cường cơ chế trong thời gian tới cần có một số vấn đề cần được tháo gỡ.

Một là tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho PPP, trước mắt tập trung soạn thảo ban hành các bước thực thi PPP cho phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn của Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý với mục tiêu kép là tạo sự chặt chẽ của nhà nước, đảm bảo lợi ích công và thúc đẩy được nguồn lực của xã hội cũng như an toàn tài sản quốc gia, đồng thời đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư.

Thứ hai là bên cạnh hoàn thiện khung pháp lý, thể chế đề nghị Chính phủ tháo gỡ vướng mắc tại các dự án đã và đang triển khai nhằm tạo niềm tin cho nhà đầu tư PPP với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và lan toả tới cộng đồng doanh nghiệp. Sự tôn trọng các hợp đồng PPP của cơ quan Nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng để giữ được niềm tin với nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Ba là phải gắn kết mục tiêu phát triển bền vững, PPP được thực hiện vì con người, vì cộng đồng trong chính sách và thực thi. Thực tế cho thấy các dự án PPP nếu chỉ xoay quanh lợi ích của Nhà nước, chủ đầu tư và ngân hàng cho vay mà không chú ý đến lợi ích của cộng đồng với tư cách là người dân, người tiêu dùng sẽ dẫn tới, thậm chí bùng nổ sự bức xúc phản ứng trong dư luận…

Liên Hiệp quốc đang liên tục thúc đẩy PPP vì con người, đặt con người ở vị trí trung tâm. PPP vì con người có thể đạt được nếu dự án tăng cường được khả năng tiếp cận dịch vụ, tăng công bằng, vận hành hiệu quả và có tính bền vững đề cao môi trường và trách nhiệm xã hội, cũng như mở rộng và lan toả, TS Lộc nhấn mạnh 

Đánh giá cao vai trò PPP, PGS TS Trần Chủng - Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư phát triển hạ tầng giao thông cho rằng, Luật PPP sớm ra đời sẽ tác động rất lớn đến các nhà đầu tư. Theo ông Chủng, dự án PPP là sự thay đổi rất quan trọng về mặt nhận thức, tạo ra động lực mới, sự thay đổi nhất là về lĩnh vực quản lý xây dựng...

Tuy nhiên, ông Chủng cũng chỉ ra rằng, nguồn vốn đầu tư PPP phần lớn của các nhà đầu tư nhưng Nhà nước lại đang coi như nguồn vốn của mình, áp đặt cách thức quản lý của nhà nước nên cản trở PPP rất nhiều.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký hợp đồng với nhà đầu tư thực hiện các dự án PPP nhưng có nhiều nội dung không rõ ràng, thậm chí không bình đẳng, Chủ tịch Varsi nhấn mạnh. 

Đại diện các nhà đầu tư một số dự án PPP cũng cho rằng các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư Nhà nước ký hợp đồng với nhà đầu tư nhưng lại sử dụng các biện pháp hành chính, văn bản pháp lý để can thiệp quá sâu vào hợp đồng, không đảm bảo bình đẳng khiến những cam kết thường xuyên bị vô hiệu hoá.

Phó Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả - ông Trần Văn Thế cho biết: "Đèo Cả là đơn vị hàng đầu trong đầu tư đối tác công – tư. Trong quá trình triển khai đầu tư chúng tôi gặp phải nhiều bất cập. Thứ nhất, về pháp lý do những quy định khung pháp lý PPP chưa đồng bộ nên khi xử lý một vấn đề rất lúng túng, khó xử lý".

Theo ông Thế, bất cập thứ nhất là trong quá trình đầu tư, có những nhà đầu tư không thực hiện được việc góp vốn chủ sở hữu để tham gia đầu tư vào dự án, có những bất đồng về Luật doanh nghiệp cũng như luật quy định về đầu tư theo hình thức đối tác công – tư cho nên việc xử lý rất mất thời gian…

"Bất cập thứ hai là cam kết của phía cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thường xuyên bị vô hiệu khi mà một bên hợp đồng đơn phương không thực hiện những cam kết đã ký với nhà đầu tư bằng hợp đồng dự án. Do đó, chúng tôi gặp nhiều khó khăn, đầu tiên là ngân hàng hạn chế giải ngân, thậm chí các tổ chức tín dụng nói không với nhà đầu tư PPP.

Cụ thể, đối với vốn Nhà nước khi tham gia vào dự án khi giải ngân chưa đủ vốn đã cam kết thì bị thu hồi, dẫn đến phương án tài chính cũng bị thâm hụt. Cái khó thứ hai là cơ quan Nhà nước cũng đơn phương bỏ đi một số trạm thu phí, cụ thể là dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, dự án Hầm đường bộ Đèo Cả, do vướng mắc về cơ chế, khiến cho phương án tài chính của Tập đoàn Đèo cả bị phá vỡ, ảnh hưởng đến việc tiếp tục giải ngân cũng như thu xếp tín dụng.

Về vấn đề giá vé và lộ trình tăng giá đã có những dự án hoàn thành và đi vào thu phí cũng như đến thời gian tăng giá vé theo cam kết nhưng chúng tôi đã nhiều lần đề nghị tới cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để nhà đầu tư tăng giá vé theo hợp đồng nhưng tới nay vẫn chưa được chấp thuận. Với những khó khăn như vậy ảnh hưởng rất lớn đến việc đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư", đại diện Tập đoàn Đèo cả bộc bạch.

Ngọc An

Tin khác

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

(CLO) Tuyên bố cuối tuần qua, quan chức an ninh cấp cao Dmitry Medvedev cho biết Nga có thể đáp trả hành động Mỹ tịch thu tài sản bị đóng băng ở phương Tây của nước này bằng cách tịch thu tài sản của công dân và các nhà đầu tư Mỹ ở Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

(NB&CL) Đó là lời khẳng định của Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) Lê Hồng Hà trong buổi trò chuyện với PV Báo Nhà báo & Công luận. Theo Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà, trước những khó khăn, thách thức, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để giữ vững và duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hướng tới phục hồi, phát triển.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

(CLO) Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.000 tỷ đồng, tiếp tục bám sát các mục tiêu kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

(CLO) Người phát ngôn Điện Kremlin Dimitry Peskov nói với các nhà báo hôm 27/4, các nhà sản xuất Nga sẽ tìm cách vượt qua các biện pháp trừng phạt tiềm tàng đối với hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp