Để báo chí “đi tắt đón đầu” trong thời đại công nghệ số

Thứ hai, 09/11/2020 10:58 AM - 0 Trả lời

(CLO) Báo chí đứng trước thách thức lớn khi quá trình chuyển đổi số diễn ra nhanh, để tồn tại báo chí buộc phải tham gia quá trình này. Tại hội thảo "Báo chí với thời cuộc trong bối cảnh chuyển đổi số" vừa được tổ chức, đã có nhiều ý kiến mang tính thực tiễn, cần thiết cho hoạt động báo chí hiện nay.

Báo chí đứng trước thách thức lớn khi quá trình chuyển đổi số diễn ra nhanh

Báo chí đứng trước thách thức lớn khi quá trình chuyển đổi số diễn ra nhanh

Tòa soạn “hội tụ” không chỉ sắp xếp lại chỗ ngồi mà còn “hội tụ” về mục tiêu

Tại buổi hội thảo, ông Lê Nguyễn Trường Giang - Tổng Giám đốc CSCI Indochina Group cho rằng: Để có cấu trúc một tòa soạn hội tụ hiệu quả, cần định hình lại dòng chảy thông tin trong đó, chứ không phải định hình lại chỗ ngồi, cần định hình lại cách thức tổ chức dòng thông tin và tương tác với dòng thông tin trong đó.

Thực tế đã cho thấy, hiện nay các báo đang gặp vấn đề là tòa soạn báo mang tính công nghệ cao nhưng lại thiếu mục tiêu, cần phải xác định mục tiêu của tờ báo là gì? Nếu không xác định được mục tiêu của mình cũng sẽ không xác định được đâu thực sự là đối tượng, mục tiêu mình cung cấp thông tin.

Viện Báo chí - Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Hà Nội) vừa tổ chức buổi hội thảo với chủ đề “Báo chí với thời cuộc trong bối cảnh chuyển đổi số”.

Viện Báo chí - Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Hà Nội) vừa tổ chức buổi hội thảo với chủ đề “Báo chí với thời cuộc trong bối cảnh chuyển đổi số”.

Ông Lê Nguyễn Trường Giang đánh giá: “Không xác định được mục tiêu, tập đối tượng mình hướng đến thì sẽ khó có thể tạo ra tòa soạn hội tụ. Hiện các báo đang hướng đến là tất cả các chủ đề, nội dung tờ báo là đa chủ đề, tổng hợp, tuy nhiên tương lai của tòa soạn hội tụ là phân luồng, nghĩa là anh phải có một luồng đi riêng, một dòng chủ đạo của mình về mặt thông tin. Nếu một tờ báo cái gì cũng đề cập, cái gì cũng tuyên truyền thì anh sẽ không bao giờ thực hiện được việc hội tụ.

Cái quan trọng hơn cả để có một tòa soạn hội tụ là đào tạo được với những con người có tư duy, có phương pháp và có nhận thức khác về chuyển đổi số, trong bối cảnh công nghệ thay đổi từng ngày”.

Ông Lê Nguyễn Trường Giang - Tổng Giám đốc CSCI Indochina Group.

Ông Lê Nguyễn Trường Giang - Tổng Giám đốc CSCI Indochina Group.

Ông Giang lấy ví dụ: “Giống như mua một máy vi tính rất hiện đại về để dùng, nhưng chúng ta chỉ biết gõ văn bản, các chức năng khác của máy tính là thừa. Như vậy một người đứng đầu tòa báo, điều đầu tiên không phải thay đổi về cấu trúc, không theo kiểu là sắp xếp lại chỗ ngồi, việc đầu tiêu anh phải xác định cho mình một phương thức của một tòa soạn, phải đào tạo có những con người làm việc đó, trước khi sửa lại nhà, sắp xếp lại chỗ”.

Ở một cách nhìn khác về chuyển đổi số, nhà báo Thu Hà – Phó Trưởng ban Thời sự - Đài Truyền hình Việt Nam thì cho rằng: Tôi nghĩ rằng với những đơn vị lớn, có tính chất đặc thù thì cần không vội vàng mà phải tĩnh tâm. Qúa trình chuyển đổi sẽ không ai giống ai, như đài truyền hình không thể thay đổi như một báo mạng, không thể giống báo viết được. Điều quan trọng nữa là định vị mình ở đâu trong cuộc chuyển đổi số. Làm sao phát huy được thế mạnh, đặc điểm riêng của mình để có chiến lược, con đường riêng.

Nhà báo Thu Hà – Phó Trưởng ban Thời sự - Đài Truyền hình Việt Nam.

Nhà báo Thu Hà – Phó Trưởng ban Thời sự - Đài Truyền hình Việt Nam.

“Sự tĩnh tâm giúp chúng ta không bị dẫn dắt, không bị hối thúc bởi mạng xã hội. Ngay cả việc đưa tin, hàng ngày chúng tôi không thể phủ nhận việc bị hối thúc bởi thông tin trên mạng xã hội, bị kích động bởi mạng xã hội. Hiện đang có trào lưu, có trend này, trend kia phải bắt vào, nếu mình không bắt vào xã hội sẽ bỏ quên mình. Mình lo là mình sẽ tụt hậu, chúng tôi phải khắc phục việc này và cần sự tĩnh tâm” nhà báo Thu Hà chia sẻ.

Phân tích góc độ báo chí sẽ không bị vòng xoáy của chuyển đổi số cuốn đi, nhà báo Thu Hà khẳng định: “Trong quá trình chuyển đổi số người làm báo cũng cần phải tự tin, đừng nghĩ quá khứ sẽ mất đi mà có những giá trị chắc chắn sẽ tỏa sáng trong thời đại số. Giá trị đầu tiên đó là chuẩn mực của báo chí vì mạng xã hội không có chuẩn mực như báo chí. Hai là giá trị của báo chí điều tra, cuối cùng là báo chí dữ liệu, cơ quan báo chí càng lớn thì giá trị dữ liệu càng khổng lồ”.

Thay đổi cách lấy tin, cách làm báo để tồn tại và phát triển

Trong bối cảnh phát triển xã hội thông tin và cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, để thực hiện được sứ mệnh của mình, báo chí vừa có cơ hội lớn cho sự chuyển đổi và phát triển, đồng thời đứng trước những thách thức chưa từng có trong lịch sử. Sự tích hợp và giao thoa giữa các thành tựu công nghệ số như Internet vạn vật (IoT), Điện toán đám mây (Cloud Computing), Trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big-data) đang tạo ra một thời đại thông tin tăng tốc. Để tồn tại, báo chí cần có những thay đổi căn bản về phương pháp tiếp cận, nền tảng hành động, cơ chế tác động và phương tiện điều chỉnh dư luận xã hội.

Ông Nguyễn Đình Thành, Giám đốc điều hành CSCI Indochina Group.

Ông Nguyễn Đình Thành, Giám đốc điều hành CSCI Indochina Group.

Ông Nguyễn Đình Thành, Giám đốc điều hành CSCI Indochina Group thì cho rằng: Một tờ báo muốn tồn tại, để định hướng, để truyền thông, để tuyên truyền, để tác động và có người đọc. Điều đầu tiên phải có nền tảng, nghĩa là phải dựa trên nội dung thông tin hữu ích, nếu một tờ báo chỉ cung cấp thông tin thông thường chung chung thì không thể nhanh bằng mạng xã hội được. Ở góc độ kinh tế nếu tờ báo chỉ dựa vào nguồn tài trợ thì rất khó tồn tại mà phải lấy được nguồn tiền từ bên ngoài, mà để có được nguồn tiền ngoài chỉ có cách là nội dung phải hay, hữu ích.

Theo ông Thành: “Để có nội dung hay người làm báo không thể làm được một mình mà phải đi cùng với nhiều người. Một thông tin gì đó khi đăng lên nó phải đa tầng, đa lớp, nghĩa là thông tin không chỉ đi theo chiều ngang, mà còn phải đi theo chiều sâu. Từ một thông tin nhỏ nhưng có thể dẫn dắt người đọc biết thêm nhiều thông tin mới có liên quan đến thông tin ban đầu đó”.

Hiện chuyển đổi số đã và đang tác động đến mọi mặt, các hoạt động chính trị, xã hội… Báo chí cũng đứng trước thách thức không thể né tránh, để tồn tại các cơ quan báo chí phải tham gia vào quá trình này để không bị chậm chân so với thời cuộc.

GS.TS Đinh Xuân Dũng - Hội đồng Lý luận và phê bình văn học nghệ thuật Trung ương.

GS.TS Đinh Xuân Dũng - Hội đồng Lý luận và phê bình văn học nghệ thuật Trung ương.

Tiếp tục khẳng định vấn đề báo chí thay đổi để tồn tại, GS.TS Đinh Xuân Dũng - Hội đồng Lý luận và phê bình văn học nghệ thuật Trung ương cho biết: Đầu tiên thách thức lớn nhất của báo chí trong chuyển đổi số nằm ở con người và lãnh đạo tạo ra tầm nhìn và chiến lược, có khả năng tiếp sức cho nhân viên nhằm kích thích sự sáng tạo. Ngoài ra, báo chí cần đưa thông tin đến người đọc trên cơ sở nắm bắt nhanh nhạy, kịp thời, chính xác; đồng thời phải có năng lực định hướng người đọc.

“Đây là các yêu cầu không thể tách rời. Báo chí không có sự định hướng thì không phải báo chí cách mạng. Nhưng nếu chỉ định hướng mà không nắm bắt nhanh nhạy, kịp thời, chính xác và đưa ra thông tin nhanh nhất thì báo chí lại rơi vào thời kỳ cũ, chỉ đáp ứng yêu cầu định hướng mà không đáp ứng nhu cầu người đọc” - ông Dũng nhận định.

Có thể nói, để có kế hoạch phát triển cho riêng mình, mỗi cơ quan báo chí cần xác định lại giá trị, vai trò của từng sản phẩm báo chí đối với công chúng, xã hội… Cùng với việc chú trọng dòng thông tin chủ đạo, mang bản sắc riêng cũng cần ứng dụng công nghệ mới sản xuất và truyền tải. Tất cả để theo kịp và bắt kịp với bối cảnh chuyển đổi số diễn ra nhanh chóng.

Lê Tâm

Tin khác

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo
Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo
Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo