Để kinh tế Việt Nam vượt “bão”: Thông điệp quyết tâm từ các “Tư lệnh” ngành!

Thứ năm, 01/09/2022 07:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Đứng trước yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế, lãnh đạo các Bộ, ngành cũng đã đưa ra các cam kết cụ thể để thực hiện nhiệm vụ quyết tâm phục hồi kinh tế.

Mặc dù kinh tế Việt Nam đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn đầu năm 2022, thế nhưng, nền kinh tế của chúng ta hiện vẫn đang tồn tại nhiều khó khăn trở ngại. Đứng trước yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế, lãnh đạo các Bộ, ngành cũng đã đưa ra các cam kết cụ thể để thực hiện nhiệm vụ quyết tâm phục hồi kinh tế.

Kinh tế Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2022 đã có sự khởi sắc ở hầu hết các ngành nghề, từ công nghiệp, nông nghiệp cho tới các ngành dịch vụ. Có được những thành quả ấy, đúng như nhận định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Chí Dũng: Nhờ việc kiểm soát dịch bệnh, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô cùng với sự nỗ lực vượt qua khó khăn, tinh thần đổi mới, chủ động thích ứng của cộng đồng doanh nghiệp, khu vực doanh nghiệp thời gian qua có nhiều tín hiệu phục hồi khởi sắc.

Đặc biệt, các tổ chức quốc tế đều có nhận xét tích cực đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam; xếp hạng tín nhiệm dài hạn của Việt Nam ở mức “ổn định”“tích cực”. Nhiều chuyên gia nhận định khả năng chống chịu của nền kinh tế là khá tốt tại thời điểm hiện tại.

de kinh te viet nam vuot bao thong diep quyet tam tu cac tu lenh nganh hinh 1

“Các con số tăng trưởng ấn tượng trong 7 tháng đầu năm đã phản ánh sự đúng đắn và kịp thời của các chính sách trong thời gian vừa qua”, ông Dũng nói.

Tuy vậy, những khó khăn, thách thức đặt ra cho nền kinh tế của Việt Nam không phải là ít. Trước những khó khăn và thử thách đã được đề cập, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo cụ thể tới các Bộ, ngành liên quan để từng bước tháo gỡ những khó khăn, để quyết tâm vực dậy nền kinh tế.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành cũng thể hiện sự quyết tâm trong việc đưa kinh tế Việt Nam phục hồi và tăng trưởng trở lại. Lãnh đạo các Bộ, ngành cũng đưa ra các cam kết cụ thể để thực hiện nhiệm vụ này.

Trong đó, ông Nguyễn Hồng Diên - Bộ trưởng Bộ Công Thương khẳng định: Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các đơn vị khác, nhằm tháo gỡ hàng loạt khó khăn cho doanh nghiệp.

Đơn cử, Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, ngành tạo thuận lợi hóa trong các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, đẩy nhanh các thủ tục hoàn thuế VAT, thủ tục thông quan xuất nhập khẩu, cấp chứng nhận CO… thông qua việc ứng dụng số hóa nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp.

“Tư lệnh” ngành Công Thương cũng bảo đảm các điều kiện sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp: Tiếp tục thực hiện các giải pháp ổn định sản xuất, cân đối cung cầu các hàng hóa cơ bản, thiết yếu như: xăng dầu, phân bón, điện, than… với giá cả phù hợp hỗ trợ phát triển của doanh nghiệp.

Bộ Công Thương cũng sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm nguồn cung nguyên vật liệu thay thế với giá cả phù hợp để đảm bảo đủ nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ cho sản xuất. Tổ chức mạnh mẽ việc kết nối các doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi giá trị của doanh nghiệp FDI và các tập đoàn đa quốc gia.

Đồng thời, Bộ sẽ tập trung hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tốt các FTA đã ký kết để tăng tốc sản xuất, xuất khẩu và đẩy mạnh tiêu thụ trong nước.

Trong khi đó, ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đưa ra thông điệp, các ngành nông nghiệp của Việt Nam đều có tiềm năng và dư địa phát triển, tuy nhiên kèm theo đó vẫn có nhiều rủi ro.

Theo ông Lê Minh Hoan, gần đây, các hiệp hội, doanh nghiệp liên quan tới nông nghiệp đã phản ánh về một số khó khăn trong ngành và tự thân các doanh nghiệp không thể giải quyết được.

Đơn cử như sự xung đột nhất định giữa doanh nghiệp nội và doanh nghiệp ngoại, nhất là những doanh nghiệp liên quan tới nguyên liệu đầu vào của ngành nông nghiệp cho chế biến thủy sản, chế biến gỗ và những ngành hàng khác.

Hoặc những vấn đề về quy chuẩn xử lý nước thải. Đây là vấn đề nhiều năm, các doanh nghiệp đã kêu rất nhiều. Nhiều doanh nghiệp nói rằng tiêu chuẩn đầu ra còn khắt khe hơn tiêu chuẩn đầu vào.

Trước những khó khăn đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã giao cho một cơ quan của Bộ chuyên trách những vấn đề đối với hiệp hội, ngành hàng trong lĩnh vực nông nghiệp.

“Chúng tôi cũng xác định rằng các doanh nghiệp, hiệp hội, ngành hàng không phải đối tượng để quản lý mà là đối tác cùng đồng hành trong sự kiến tạo không gian phát triển từ dự thảo hoạch định chính sách, cơ chế, thể chế cho tới quy hoạch phát triển ngành. Mỗi ngành hàng đều phải có tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định.

Về phía Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết: Các chính sách hỗ trợ người lao động của Chính phủ đã mang lại hiệu quả thiết thực. Theo báo cáo của Ủy ban Kinh tế - xã hội của Quốc hội, tổng số tiền hỗ trợ của chúng ta khoảng 146.000 tỷ đồng. Hiện nay vẫn đang tiếp tục thực hiện các chính sách cho người lao động.

Tuy nhiên, Việt Nam đang thiếu cục bộ tình trạng lao động ở một số địa bàn, tình trạng lao động nhảy việc nhiều hơn. Chất lượng lao động vẫn thấp, đặc biệt là lực lượng lao động chất lượng cao thiếu hụt nghiêm trọng.

Từ đó, ông Dung cho rằng, cách tiếp cận sẽ phải thay đổi. Trong đó, cách tiếp cận mới sẽ phải đảm bảo hài hòa giữa lợi ích, giữa doanh nghiệp sử dụng lao động với người lao động. Phải giải quyết khan hiếm lao động cục bộ ở một số ngành. Riêng trong ngành dịch vụ, du lịch phải có chính sách rất đặc thù.

“Chính phủ sẽ tổ chức hai chuyên đề trong năm nay: Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập; Diễn đàn về lao động việc làm”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.

Với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN), bà Nguyễn Thị Hồng cho biết, toàn ngành ngân hàng đã có nhiều phương án hỗ trợ doanh nghiệp trong suốt 2 năm đối mặt với đại dịch COVID-19.

Ví dụ, toàn ngành đã có chính sách miễn, giảm lãi suất, phí cho doanh nghiệp và người dân. Nguồn này chính là nguồn lực tài chính của hệ thống ngân hàng. Tính toán của các đơn vị chức năng cho đến nay là tổng khoảng 50.000 tỷ đồng.

Riêng NHNN đã ban hành các chính sách cho phép các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vốn vay, giữ nguyên nợ. Bằng cách này có thể giúp doanh nghiệp vay vốn của hệ thống ngân hàng khi gặp khó khăn và chưa trả nợ được.

Tuy nhiên, thời gian qua, cộng đồng doanh nghiệp đang có một số kiến nghị với NHNN. Ví dụ đối với lãi suất, doanh nghiệp muốn giảm, tuy nhiên người gửi tiền trong bối cảnh lạm phát tăng cao cũng cần có mức lãi suất phù hợp.

Hoặc có doanh nghiệp xuất khẩu đề nghị phá giá đồng Việt Nam. Trong khi đó, các doanh nghiệp nhập khẩu lại phản ánh nếu đồng Việt Nam phá giá thì làm cho các doanh nghiệp nhập khẩu bị nhỡ.

Từ góc độ như vậy, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho rằng: NHNN điều hành chính sách tiền tệ làm sao để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định được thị trường tiền tệ ngoại hối, bảo đảm an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Theo Thống đốc, Việt Nam đã trải qua giai đoạn lạm phát tăng cao, tỷ giá biến động mạnh, cuộc đua lãi suất, hệ thống tổ chức tín dụng đối mặt với khó khăn về thanh khoản chi trả cho người gửi tiền. Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa quên giai đoạn đó.

Vì vậy, trọn sự ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ ngoại hối là điều quan trọng, tạo lập sự ổn định vĩ mô để phục hồi nhanh và phát triển bền vững.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Hà Nam: Tập trung xây dựng các tập đoàn kinh tế tư nhân có công nghệ hiện đại, năng lực cạnh tranh toàn cầu

Hà Nam: Tập trung xây dựng các tập đoàn kinh tế tư nhân có công nghệ hiện đại, năng lực cạnh tranh toàn cầu

(CLO) Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam Đặng Hồng Anh đề nghị Hội Doanh nhân trẻ Hà Nam không ngừng xây dựng tổ chức Hội mạnh về chất lượng, đông về số lượng, tập trung các điều kiện hướng tới hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả, kết nối chuỗi sản xuất, xây dựng thương hiệu, hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân có công nghệ hiện đại, năng lực cạnh tranh toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
Đặt mục tiêu có ít nhất 10 tỷ phú USD vào năm 2030, Việt Nam đang chuẩn bị những gì?

Đặt mục tiêu có ít nhất 10 tỷ phú USD vào năm 2030, Việt Nam đang chuẩn bị những gì?

(CLO) Đến năm 2030, Chính phủ đặt mục tiêu có ít nhất 10 doanh nhân Việt Nam lọt vào danh sách tỷ phú USD thế giới, 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á do các tổ chức uy tín thế giới bình chọn.

Kinh tế vĩ mô
Xuất, nhập khẩu của Trung Quốc tăng trưởng trở lại, báo hiệu nhu cầu phục hồi

Xuất, nhập khẩu của Trung Quốc tăng trưởng trở lại, báo hiệu nhu cầu phục hồi

(CLO) Xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc tăng trưởng trở lại trong tháng 4 sau khi giảm tháng trước đó, báo hiệu sự cải thiện đáng khích lệ về nhu cầu trong và ngoài nước khi Bắc Kinh vượt qua nhiều thách thức trong nỗ lực vực dậy nền kinh tế đang lung lay.

Kinh tế vĩ mô
PCI năm 2023: Hưng Yên xếp thứ 12/63 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất cả nước

PCI năm 2023: Hưng Yên xếp thứ 12/63 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất cả nước

(CLO) Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức họp báo, công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh (PCI) năm 2023 và Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) năm 2023. Trong bảng xếp hạng PCI 2023, tỉnh Hưng Yên đạt 69,09 điểm (tính theo thang điểm 100), tăng 1,18 điểm so với năm 2022, xếp thứ 12/63 tỉnh.

Kinh tế vĩ mô
Ninh Bình: Tập trung cao độ sản xuất công nghiệp, dịch vụ và sản xuất nông nghiệp

Ninh Bình: Tập trung cao độ sản xuất công nghiệp, dịch vụ và sản xuất nông nghiệp

(CLO) Xác định nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Tống Quang Thìn đề nghị các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị tập trung cao độ trên cả 3 lĩnh vực: sản xuất công nghiệp, dịch vụ và sản xuất nông nghiệp.

Kinh tế vĩ mô