Đề xuất các tỉnh chỉ được cho vay lại tỷ lệ 10% vốn ODA

Thứ sáu, 10/07/2020 08:59 AM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ Tài chính đề xuất quy định tỷ lệ cho vay lại đối với UBND cấp tỉnh được điều chỉnh giảm từ 30% xuống còn 10% vốn vay ODA, vay ưu đãi.

Tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên là dự án sử dụng lượng lớn vốn ODA từ Nhật Bản. Ảnh minh họa

Tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên là dự án sử dụng lượng lớn vốn ODA từ Nhật Bản. Ảnh minh họa

Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 97/2018/NĐ-CP về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.

Đáng chú ý tại dự thảo đề xuất sửa quy định về tỷ lệ cho vay lại đối với UBND cấp tỉnh.

Theo quy định hiện hành tại Nghị định 97 thì địa phương có tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương từ 70% trở lên, tỷ lệ cho vay lại là 30% vốn vay ODA, vay ưu đãi.

Đối với nội dung này, dự thảo đề xuất sửa đổi: “Địa phương có tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương từ 70% trở lên, tỷ lệ cho vay lại là 10% vốn vay ODA, vay ưu đãi”.

Như vậy, tỷ lệ cho vay lại được điều chỉnh giảm từ 30% xuống còn 10% vốn vay ODA, vay ưu đãi.

Đồng thời, dự thảo cũng bổ sung quy định đơn vị sự nghiệp công lập chỉ tự đảm bảo toàn bộ kinh phí thường xuyên, tỷ lệ vay lại 10% vốn vay ODA, vay ưu đãi sử dụng cho dự án đầu tư.

Trường hợp đặc biệt khác, Thủ tướng Chính phủ quyết định tỷ lệ cho vay lại phù hợp.

Về  quy định “Bảo đảm tiền vay”, dự thảo sửa đổi: Trị giá tài sản bảo đảm tiền vay tối thiểu bằng 120% trị giá gốc của khoản vay lại trong trường hợp cho vay lại doanh nghiệp.

Trong trường hợp cho vay lại đơn vị sự nghiệp công lập thì trị giá tài sản bảo đảm tiền vay tối thiểu bằng 100% trị giá gốc của khoản vay lại.

Trường hợp giá trị của tài sản bảo đảm tiền vay giảm thấp hơn so với mức quy định nêu trên, bên vay lại có trách nhiệm bổ sung tài sản đảm bảo tiền vay nhằm đảm bảo mức tối thiểu quy định.

Thế Vũ

Tin khác

Thanh Hoá: Dịp lễ 30/4 - 1/5, giá hải sản tăng chóng mặt

Thanh Hoá: Dịp lễ 30/4 - 1/5, giá hải sản tăng chóng mặt

(CLO) Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, nhu cầu tiêu thụ lớn khiến giá hải sản tại một số nơi ở Thanh Hoá tăng đến 20-30%, có loại tăng gấp đôi.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

(NB&CL) Trái ngược với sự bi quan đối với nền kinh tế toàn cầu, các tổ chức nghiên cứu quốc tế lại lạc quan về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Người giàu tích cực gom bất động sản, người nghèo làm cả đời chưa chắc đã mua được nhà

Người giàu tích cực gom bất động sản, người nghèo làm cả đời chưa chắc đã mua được nhà

(CLO) Với mức tăng chóng mặt như hiện nay, giấc mộng mua nhà thành phố của nhiều người đang dần trở nên xa vời. Trong khi đó, với giới nhà giàu, họ vẫn đang có dự định tiếp tục đầu tư bất động sản.

Bất động sản
ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

(NB&CL) Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong quý I/2024, GDP Việt Nam ghi nhận mức tăng 5,66%, đây là mức tăng cao nhất trong quý I kể từ năm 2020 đến nay. Nhiều chỉ số tăng trưởng kinh tế như công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu và thu hút vốn FDI đều ghi nhận sự tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô
Vàng SJC “nghỉ lễ”, vàng nhẫn vẫn nóng lên

Vàng SJC “nghỉ lễ”, vàng nhẫn vẫn nóng lên

(CLO) Trong khi vàng SJC “nghỉ lễ” cùng người lao động, vàng nhẫn tròn trơn vẫn nóng lên nhưng thấp hơn mức cao kỷ lục.

Tài chính - Bảo hiểm