Dịch bệnh bùng phát: Xe ôm công nghệ, cửa hàng ăn nổi tiếng cũng phải “kêu trời”

Thứ tư, 09/06/2021 13:30 PM - 0 Trả lời

(CLO) Lái xe công nghệ, nhân viên sale, cửa hàng dịch vụ ăn uống, cà phê,... chính là những đối tượng chịu thiệt hại nặng nhất trong đợt bùng phát đại dịch COVID-19 lần thứ 4.

Lái xe công nghệ, thu nhập chỉ bằng 1/3 so với trước

Sau hơn 1 tháng xuất hiện đợt bùng phát đại dịch COVID-19 lần thứ 4, nhiều địa phương trong cả nước đã quyết định giãn cách xã hội, hoặc giãn cách một phần để chống dịch.

Ngay tại Hà Nội và TP.HCM, hai đô thị lớn nhất nước cũng giới hạn một số ngành nghề được phép hoạt động. Đồng thời, yêu cầu một số hoạt động kinh doanh không cần thiết phải đóng cửa.

Thu nhập từ lái xe công nghệ chỉ bằng 1/3 so với trước.

Thu nhập từ lái xe công nghệ chỉ bằng 1/3 so với trước.

Trước những hành động quyết liệt của địa phương nhằm phòng chống dịch bệnh, các ngành dịch vụ như nhà hàng, dịch vụ ăn uống, quán cà phê, phòng gym, lái xe công nghệ;... chính là những đối tượng dễ bị “tổn thương nhất trong đợt bùng phát đại dịch lần này.

Ông Phan Văn Đức, một lái xe ô tô công nghệ tại Hà Nội chia sẻ: Trước khi đại dịch COVID-19 xuất hiện, bình quân mỗi tháng ông kiếm được 20 - 25 triệu đồng, tùy thuộc vào thời gian làm việc. Có tháng chăm chỉ, cày cuốc, thu nhập từ lái xe công nghệ có thể đạt trên 30 triệu đồng.

Thế nhưng, trong suốt 1 năm xuất hiện dịch bệnh, thu nhập từ việc lái xe công nghệ trở nên không ổn định. Vào những tháng “sóng yên biển lặng”, không xuất hiện dịch bệnh, thu nhập có thể đạt 12 triệu - 15 triệu đồng/tháng.

Còn vào những tháng bùng phát đại dịch, hoặc giãn cách toàn xã hội, thu nhập bình quân chưa tới 10 triệu đồng/tháng.

“Vào thời điểm đầu năm, khoảng tháng 3, tháng 4, thu nhập hàng tháng có thể đạt được 15 triệu đồng. Dù thấp hơn trước nhiều, nhưng cũng tạm gọi là ổn định. Tuy nhiên, từ đầu tháng 5 tới nay, tổng thu nhập chưa tới 8 triệu đồng. Một phần là người dân hạn chế ra đường, hoặc nhiều người về quê sinh sống, nên ít đi lại”, ông Đức nói.

Cũng giống như ông Đức, anh Hà Ánh Toàn, một lái xe máy công nghệ thừa nhận: Có ngày, đợi từ sáng tới chiều mới có 1 - 2 khách đặt xe. Thu nhập từ lái xe công nghệ không đủ để chi trả sinh hoạt phí.

Khác với ô tô công nghệ, xe máy công nghệ vất vả và thu nhập thấp hơn. Nếu trước dịch có thể kiếm được 500.000 đồng/ngày, thì nay chỉ kiếm được 100.000 - 150.000 đồng/ngày.

“Một phần người dân hạn chế đi lại, họ cũng sợ dịch bệnh nên chủ động đi xe máy riêng. Vì vậy, thu nhập từ nghề lái xe công nghệ giảm mạnh”, anh Toàn nói.

Mặc dù thu nhập từ việc vận chuyển khách sụt giảm, thế nhưng, tần suất ship đồ ăn lại tăng gấp đôi, thậm chí gấp 3 lần trước dịch. Do đó, để tăng thu nhập, nhiều lái xe công nghệ chấp nhận đăng ký nhiều ứng dụng, đồng thời, vừa nhận chở khách, vừa là shipper (người vận chuyển) đồ ăn.

“Nếu như chỉ chạy khách không, thu nhập không được 100.000 đồng/ngày. Tuy nhiên, nếu kết hợp vừa chở khách, vừa làm shipper đồ ăn, mỗi ngày cũng được 200.000 - 300.000 đồng/ngày, thu nhập như vậy là tạm ổn trong bối cảnh này”, anh Toàn chia sẻ.

Hàng phở nổi tiếng nhất nhì Hà Nội, sau dịch giảm 70% khách

Ngay từ giữa tháng 5, nhằm hạn chế dịch bệnh lây lan ra cộng đồng, UBND Hà Nội đã tạm thời yêu cầu các cửa hàng cung cấp dịch vụ ăn uống, cà phê chỉ bán mang về, không đón khách trực tiếp tại quán.

Dịch vụ ăn uống gặp khó trong đợt bùng phát đại dịch lần thứ 4. (Ảnh: Việt Vũ)

Dịch vụ ăn uống gặp khó trong đợt bùng phát đại dịch lần thứ 4. (Ảnh: Việt Vũ)

Việc không được bán trực tiếp tại cửa hàng, đã khiến lượng khách giảm đáng kể. Tại một thương hiệu phở nổi tiếng của Hà Nội, nằm gần Hồ Hoàn Kiếm, trước khi bùng phát dịch bệnh, mỗi ngày cửa hàng này bán được từ 500 - 600 bát phở.

Tuy nhiên, sau lệnh cấm và chỉ cho phép bán mang về, lượng khách đã giảm từ 60% - 70%. Thậm chí, có ngày khách giảm tới 80%.

“Cửa hàng nhà tôi không mất tiền thuê địa điểm nên thiệt hại cũng ít thôi. Chỉ có những nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống mất tiền thuê địa điểm mới khổ. Chi phí bán hàng không thể bù vào tiền thuê nhà”, bà An, chủ cửa hàng phở này chia sẻ.

Nhằm giảm thiểu những thiệt hại do đại dịch COVID-19, nhiều cửa hàng giảm nguồn nguyên liệu đầu vào, bán số lượng vừa đủ để tránh xảy ra tình trạng hàng hóa phải đổ đi vì không có khách.

Đặc biệt, nhiều cửa hàng, nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống đã liên kết với các ứng dụng đặt đồ ăn tại nhà, để tăng lượng khách, ổn định doanh thu. Dù vậy, chỉ có những mặt hàng ăn uống đồ khô như cơm, xôi, bánh mỳ, đồ trộn... có lượng khách đặt ổn định.

Trong khi đó, các mặt hàng có nước, như bún, phở, mỳ, miến,... lượng khách đặt chậm. Nhiều cửa hàng buộc phải đóng cửa để tiết giảm chi phí, chờ dịch bệnh đi qua.

“Đồ có nước thường phải ăn nóng, mang về phải đun lại nên ít khách đặt. Trong khi đó, xôi, bánh mỳ hay cơm rang để nguội ăn được. Vì vậy, các mặt hàng có nước thường bán chậm hơn”, chủ một thương hiệu phở có tiếng tại Hà Nội khẳng định.

Báo Công luận

Việt Vũ

Tin khác

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

Sau bê bối rửa tiền, công ty gia đình Trung Quốc thưa dần trên đất Singapore

(CLO) Tại Singapore, tốc độ tăng trưởng của các văn phòng gia đình Trung Quốc đang chậm lại do hậu quả từ vụ bê bối rửa tiền trị giá hàng tỷ USD năm ngoái và việc kiểm tra chặt chẽ hơn đối với những cá nhân nộp đơn mới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

Duy trì sức tăng trưởng, doanh thu quý I/2024 BSR đạt 30.696 tỷ đồng

(CLO) Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã CK: BSR - UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 30.696 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.195 tỷ đồng và nộp NSNN đạt 3.355 tỷ đồng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

Kinh tế Việt Nam quý I/2024: “Đầu xuôi, đuôi sẽ lọt”

(NB&CL) Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 tiếp tục phục hồi, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống người dân tiếp tục được cải thiện, tạo nền tảng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 6 - 6,5% trong năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp