“Điểm mặt” các dự án điển hình dính sai phạm trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Thứ năm, 17/11/2022 09:36 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Kiểm tra, xác minh 03 dự án thủy điện/07 dự án điển hình trong quá trình thanh tra việc quản lý giám sát quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất, quản lý giám sát đầu tư đối với một số dự án ngoài ngân sách, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra nhiều sai phạm.

Thanh tra Chính phủ vừa phát đi Thông báo Kết luận thanh tra (ngày 28/10/2022) về việc thực hiện pháp luật quản lý, sử dụng đất đai và quản lý, đầu tư xây dựng; thanh tra các dự án, công trình có dấu hiệu vi phạm pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị và thanh tra việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Tại phần quản lý giám sát quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất, quản lý giám sát đầu tư đối với một số dự án ngoài ngân sách. Kết quả kiểm tra, xác minh 03 dự án thủy điện trong tổng số 07 dự án điển hình cho thấy:

diem mat cac du an dien hinh dinh sai pham tren dia ban tinh kon tum hinh 1

Dự án Thủy điện Đắk Re tại xã Hiếu, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum do Công ty Cổ phần Thủy điện Thiên Tân là chủ đầu tư.

Tỉnh Kon Tum buông lỏng quản lý

Tại dự án Thủy điện Đắk Re do Công ty CP Thủy điện Thiên Tân làm Chủ đầu tư, tại xã Hiếu, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum và một phần xây dựng nhà máy thuộc tỉnh Quảng Ngãi, quy mô dự án 60MW, diện tích sử dụng đất 192,155ha, tiến độ thực hiện dự án 2007 - 2021.

Dự án đã triển khai thi công từ năm 2016 khi chưa đủ điều kiện khởi công là hành vi chiếm đất vi phạm Luật Đất đai 2013 và Luật Xây dựng 2014 nhưng cơ quan chức năng không có biện pháp xử lý là thể hiện sự buông lỏng quản lý đất đai, đầu tư, xây dựng. Tại thời điểm thanh tra (Luật Đầu tư năm 2020 chưa có hiệu lực), Dự án chậm tiến độ đủ điều kiện thu hồi tiền ký quỹ, nhưng cơ quan chức năng không thu hồi tiền ký quỹ là thiếu trách nhiệm…

Việc UBND tỉnh ban hành quyết định giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án khi Chủ đầu tư không thực hiện ký quỹ là vi phạm Luật Đất đai 2013, Mặt khác, theo Giấy chứng nhận đầu tư, diện tích sử dụng đất là 175,045ha (Kon Tum 146,19 ha, Quảng Ngãi 28,855ha), đến ngày 11/11/2019 UBND tỉnh Kon Tum giao đất, cho thuê đất 171,61ha (tăng 25,42ha so với Giấy chứng nhận đầu tư) là việc làm tuỳ tiện, vi phạm Luật Đất đai 2013, thể hiện sự buông lỏng quản lý, đến ngày 01/4/2020 UBND tỉnh mới điều chỉnh chủ trương đầu tư, có dấu hiệu hợp thức hóa cho việc cho thuê đất vượt nhu cầu của dự án.

Khi điều chỉnh quy mô (30MW lên 60MW), diện tích dự án (175,045ha lên 192,155ha), Chủ đầu tư không lập lại Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) nhưng cơ quan chức năng không có biện pháp xử lý. Ngoài ra, Chủ đầu tư khi thi công Kênh thông hồ đã trực tiếp đổ thải tại 02 vị trí thuộc thôn 1 xã Hiếu, huyện Kon Plông không đúng quy định, với khối lượng tạm tính khoảng 110.513 tấn.

Thanh tra Chính phủ cũng chỉ rõ, quá trình thực hiện dự án Chủ đầu tư còn có một số vi phạm như: chiếm dụng đất trái phép để thi công: đường dây điện 22 KV từ nhà máy tới đập trên đất rừng (chưa được chuyển đổi), khoảng 147 móng trụ (4m2/01 móng) khi chưa được cho thuê đất và cấp phép xây dựng; công trình ngầm (cửa nhận nước và tuyến đường hầm dẫn nước), chưa được cho thuê đất…

Đất rừng để doanh nghiệp sử dụng tùy tiện!

Tại Dự án thủy điện Thượng Kon Tum do Công ty Cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh làm chủ đầu tư, tại xã Đăk Kôi huyện Kon Rẫy, xã Đăk Tăng, xã Ngọc Tem và xã Măng Cành huyện Kon Plông.

Kết quả thanh tra thấy: Dự án đã được thực hiện trong thời gian dài (từ 2009 đến nay) và UBND tỉnh Kon Tum đã có nhiều văn bản cho phép điều chỉnh thực hiện (tăng vốn đầu tư và quy mô sử dụng đất thay đổi) nhưng tiến độ thực hiện dự án vẫn không đảm bảo theo quy định của pháp luật.

diem mat cac du an dien hinh dinh sai pham tren dia ban tinh kon tum hinh 2

Theo quy định, nhà đầu tư phải thực hiện ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án và việc ký quỹ phải thực hiện trước khi được giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án theo quy định. Tuy nhiên, ngày 28/5/2019, UBND tỉnh Kon Tum có Quyết định số 529/QĐ-UBND điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án nhưng không thực hiện việc ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án là trái quy định.

UBND tỉnh Kon Tum không yêu cầu Chủ đầu tư lập lại Báo cáo đánh giá tác động môi trường khi thay đổi địa điểm thực hiện dự án, tăng diện tích đất là trái quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2014, Nghị định số 40/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Nghị định số 18/2015/NĐ-CP); không thực hiện thu hồi đất đã giao khi hết thời hạn giao đất (đất đường dây 35KV, đất giao thông...) là trái quy định Luật Đất đai 2013; không yêu cầu Công ty thực hiện nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa khi chuyển mục đích đất trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp diện tích 48,225ha là trái quy định, gây thất thu ngân sách nhà nước số tiền 4.697,37 triệu đồng – Thanh tra Chính phủ cho biết.

Đối với diện tích 501,55ha là đất rừng, trên thực tế đã đưa vào sử dụng vào mục đích khác từ năm 2011 đến 2016, nhưng UBND tỉnh buông lỏng quản lý, không ban hành quyết định chuyển mục đích rừng sang sử dụng vào mục đích khác là vi phạm quy định tại Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004, Nghị định số 23/2006/NĐ-CP. Công ty chưa được UBND tỉnh ban hành quyết định cho thuê đất để xây dựng công trình ngầm là tuyến năng lượng (đường hầm dẫn nước) và khu vực nhà máy (nhà máy xây dựng trong lòng đất) nhưng đã thực hiện triển khai xây dựng từ năm 2015 là hành vi chiếm đất bị nghiêm cấm theo quy định tại Luật Đất đai 2013, nhưng cơ quan chức năng của tỉnh đã buông lỏng quản lý.

UBND tỉnh chưa có quyết định cho Công ty thuê đất để làm bãi trữ và bãi thải, nhưng trong quá trình thực hiện thi công, Công ty đã tự ý đổ đất, đã thải (hàng triệu m3) tại 02 vị trí nằm trong diện tích đất đã được cho thuê (không phải là đất được bố tri để làm bãi thải) và 01 vị trí đổ thải ngoài diện tích đất đã được cho thuê là trái quy định.

Cũng tại Dự án Thủy điện Đăk Psi 6 do Công ty Cổ phần Thủy điện Đăk Psi 6 làm Chủ đầu tư tại huyện Đăk Hà và huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum; Tổng mức đầu tư ban đầu 340.451,16 triệu đồng (sau điều chỉnh lên 396.122,97 triệu đồng); diện tích sử dụng khoảng 64,09ha.

Dự án được cấp Quyết định chủ trương đầu tư khi Báo cáo đánh giá tác động môi trường chưa được phê duyệt là sai. Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tính thiếu tiền ký quỹ theo Nghị định 118/2015/NĐ-CP, với số tiền 306,45 triệu đồng; dự án khởi công khi chưa được giao đất, chưa hoàn thành chỉ trả bồi thường giải phóng mặt bằng là vi phạm Luật Đất đai 2013, Luật Xây dựng 2014.

Kiểm tra thực địa thấy, khi thi công dự án Chủ đầu tư đào đất, san ủi làm đập đã đổ đất thải trái phép, làm thu hẹp lòng sông Đăk Psi, vi phạm quy định tại Nghị định 33/2017/NĐ-CP. Tổng diện tích đất Công ty sử dụng 51,7ha trong khi mới được thuê 13,61ha nhưng cơ quan chức năng buông lỏng quản lý, không xử lý hành vi chiếm dụng đất.…

Thanh tra Chính phủ cho biết, trách nhiệm chính để xảy ra những vi phạm, thiếu sót, tồn tại nêu trên thuộc tập thể lãnh đạo UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách, Hội đồng Thẩm định giá đất tỉnh Kon Tum; Thủ trưởng các sở, ngành: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục thuế tỉnh; Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh, Văn Phòng Đăng ký đất đai tỉnh Kon Tum; người xử lý, trình, ký văn bản; các Chủ đầu tư dự án và các tổ chức, cá nhân có liên quan qua các thời kỳ.

Trâm Anh

Bình Luận

Tin khác

Công ty cổ phần Thủy điện Nậm He bị phạt 180 triệu vì vận hành khi chưa nghiệm thu

Công ty cổ phần Thủy điện Nậm He bị phạt 180 triệu vì vận hành khi chưa nghiệm thu

(CLO) Công ty cổ phần Thủy điện Nậm He bị xử phạt hành chính với số tiền 180 triệu đồng vì đưa các hạng mục thuộc công trình thủy điện Nậm He vào vận hành, sử dụng khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan quản lý nhà nước.

Điều tra
Quán cà phê “mọc” giữa ruộng: UBND huyện Chư Păh chỉ đạo kiểm tra, xử lý

Quán cà phê “mọc” giữa ruộng: UBND huyện Chư Păh chỉ đạo kiểm tra, xử lý

(CLO) Sau khi Báo Nhà báo và Công luận có bài phản ánh, Gia Lai: Quán cà phê "mọc" giữa ruộng lúa, chính quyền nói chưa sai? Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Păh đã chỉ đạo kiểm tra, xử lý và báo cáo về UBND huyện trước ngày 10/5/2024.

Điều tra
Gia Lai: Quán cà phê 'mọc' giữa ruộng lúa, chính quyền nói chưa sai?

Gia Lai: Quán cà phê "mọc" giữa ruộng lúa, chính quyền nói chưa sai?

(CLO) Hàng trăm cọc bê tông cắm sâu vào nền đất trồng lúa và vô số thanh sắt được gia cố liên kết với nhau thành khung tạo lối đi, sàn nhà làm nơi kinh doanh quán cà phê Lúa Ngô Sơn (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, Gia Lai). Việc dựng quán, kinh doanh được chính quyền cho rằng chưa phát hiện sai phạm?

Điều tra
Hải Dương: Tạm dừng đầu tư dự án xây dựng cầu vượt sông Bắc Hưng Hải tại thị trấn Kẻ Sặt

Hải Dương: Tạm dừng đầu tư dự án xây dựng cầu vượt sông Bắc Hưng Hải tại thị trấn Kẻ Sặt

(CLO) UBND huyện Bình Giang vừa có văn bản gửi Sở Giao thông vận tải tỉnh Hải Dương và nhiều cơ quan chức năng thông báo việc tạm dừng đầu tư dự án xây dựng cầu vượt sông Bắc Hưng Hải tại thị trấn Kẻ Sặt.

Điều tra
Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

(CLO) Ngày 31/7/2008, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải phòng đã ban hành Quyết định số 1214/QĐ-UBND về việc cho thuê các ki ốt khán đài sân vận động huyện... Tuy nhiên, sau 16 năm thực hiện chính sách “xã hội hóa”, vẫn còn một số bất cập cần được làm rõ và khắc phục.

Điều tra