Điện ảnh - công cụ kết nối, lan tỏa mạnh mẽ những giá trị văn hóa

Thứ năm, 10/11/2022 18:18 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nhiều ý kiến tâm huyết của đại diện cơ quan quản lý văn hóa, nghệ sĩ, người hoạt động điện ảnh trong nước và quốc tế được chia sẻ tại hội thảo “Điện ảnh - Kết nối và lan tỏa giá trị văn hóa”.

Hội thảo do Cục Điện ảnh phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức ngày 10/11, trong khuôn khổ Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VI năm 2022.

Tại hội thảo, các đại biểu đã cùng làm rõ các chủ đề: Vai trò kết nối và lan tỏa giá trị văn hóa - du lịch qua các tác phẩm điện ảnh; Chủ trương, chính sách nhằm thu hút các đoàn làm phim của Việt Nam và các quốc gia trên thế giới; Bối cảnh quay phim tại Việt Nam - tiềm năng từ các di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh; Lợi thế cạnh tranh của thị trường điện ảnh Việt Nam trong việc thu hút các nhà làm phim nước ngoài.

dien anh  cong cu ket noi lan toa manh me nhung gia tri van hoa hinh 1

Hội thảo “Điện ảnh - Kết nối và lan tỏa giá trị văn hóa” ngày 10/11 tại Hà Nội. Ảnh: VH

Phát biểu khai mạc, bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh cho biết, hội thảo "Điện ảnh - Kết nối và lan tỏa giá trị văn hóa" là diễn đàn để các nhà hoạt động điện ảnh, nghệ sĩ tham gia Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội chia sẻ những kinh nghiệm trong việc kết nối và lan tỏa những giá trị văn hóa của mỗi quốc gia thông qua các tác phẩm điện ảnh; khẳng định vai trò của điện ảnh trong việc kết nối và lan tỏa giá trị văn hóa của mỗi quốc gia nói chung và văn hóa, đất nước, con người Việt Nam nói riêng đến với khán giả trong nước và nước ngoài.

Đặc biệt, Hội thảo sẽ giới thiệu về tiềm năng cung cấp các dịch vụ sản xuất phim tại Việt Nam cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Trong đó, có các chính sách khuyến khích đoàn làm phim trong nước và quốc tế đến Việt Nam thực hiện sản xuất phim.

Nhấn mạnh ảnh hưởng của thời trang, ẩm thực, phong cách từ các bộ phim Hàn Quốc, Trung Quốc… đối với công chúng Việt Nam và thế giới, PGS.TS Đỗ Lệnh Hùng Tú, Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam khẳng định, phim ảnh hấp dẫn sẽ lôi kéo, dẫn dắt công nghiệp thời trang và du lịch; đồng thời góp phần quảng bá hình ảnh văn hóa, con người mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia.

Vì vậy, theo ông Đỗ Lệnh Hùng Tú, điện ảnh Việt nên học hỏi các quốc gia có nền điện ảnh phát triển, đưa những nét văn hóa đặc sắc, hiện đại vào các bộ phim để lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống cũng như hiện đại của đất nước.

Đồng quan điểm, TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng, điện ảnh lan tỏa giá trị văn hóa, di sản rất lớn, hơn tất cả các phương thức truyền tải khác. Các quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản đã rất hiệu quả khi quảng bá những hình ảnh về văn hóa, ẩm thực, trang phục, thu hút khách du lịch và các ngành kinh doanh khác. Đây là kinh nghiệm quý đối với điện ảnh Việt Nam.

TS Phan Thanh Hải cho biết, Huế đã xuất hiện trong rất nhiều bộ phim nổi tiếng như “Mắt biếc”, “Đông Dương”, “Cô gái trên sông”, “Gái già lắm chiêu”… Huế mỗi năm đón 30-40 đoàn làm phim, các đoàn đều được miễn vé khi làm phim tại các di tích cố đô.

"Huế xác định điện ảnh là nền công nghiệp văn hóa chủ lực của địa phương. Vì vậy, chính sách của địa phương là tạo mọi điều kiện cho các nhà làm phim đến Huế, xây dựng phim trường lớn. Những đoàn làm phim đến Huế làm bối cảnh cũng sẽ được tạo điều kiện thuận lợi. Huế cũng phát triển du lịch MICE. Huế có cơ sở vật chất rất tốt phục vụ cho du lịch hội nghị, hội thảo, sự kiện. Chúng tôi cũng sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho mọi người đến Huế"- ông Phan Thanh Hải phát biểu.

dien anh  cong cu ket noi lan toa manh me nhung gia tri van hoa hinh 2

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: VH

Ở góc độ của người làm phim, nhà văn, nhà biên kịch Đỗ Bích Thúy (biên kịch phim “Chuyện của Pao”) nhận định quảng bá văn hóa qua các tác phẩm điện ảnh là cách quảng bá nhanh nhất, hiệu quả nhất, tác động mạnh mẽ nhất và ngay lập tức tới số đông công chúng.

Bà Thúy cho biết, “Chuyện của Pao” có tác động sâu sắc đến đồng bào Mông ở Hà Giang. Sau khi phim đoạt giải Cánh diều vàng 2005, ngay lập tức, bối cảnh chính của phim trở thành điểm du lịch không thể bỏ qua của của mỗi người khi đến vùng cực Bắc của Tổ quốc, đến cao nguyên đá.

“Với sự kiện nhà của Pao trở thành điểm du lịch, đồng bào dân tộc nhận thức một cách sâu sắc rằng, thời trang của dân tộc mình, nhà của mình… được người dân tộc khác yêu mến như thế nào. Họ thức dậy lòng tự hào và từ đó khôi phục lại những điều đã mất, gìn giữ những điều đang có”, nhà biên kịch Đỗ Bích Thúy nói.

Tuy nhiên, bà Thúy cũng chia sẻ thêm, hiện nay, người Mông đã mất nhà chình tường bởi vì phải mất từ 1 đến 2 năm mới làm xong một nhà chình tường trong khi kiểu nhà mới mái lợp tôn chỉ làm 2- 3 tháng là xong. Hay trang phục truyền thống của người Mông làm hoàn toàn thủ công mất 43 công đoạn giá hơn 80 triệu đồng, trong khi quần áo ở chợ rất rẻ nên không ai làm nữa. Cái quẩy tấu bằng tre, đan lát rất lâu, giờ cũng có quẩy tấu làm bằng nhựa.

Từ đó, bà Thúy cho rằng, để làm được những bộ phim về vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì những nhà làm phim phải thật sự dũng cảm và có tình yêu lớn với văn hóa, với con người dân tộc thiểu số, miền núi vì chi phí và khó khăn quá lớn.

Đạo diễn, diễn viên Mai Thu Huyền, nhà sản xuất phim “Kiều” chia sẻ, mỗi bộ phim mà bà tham gia với vai trò diễn viên, đạo diễn hay sản xuất đều luôn luôn ý thức về những giá trị văn hóa, nhân văn trong tác phẩm. Các phim như “Kiều”, “Lạc giới”, “Giấc mơ Mỹ”… luôn chú trọng quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam.

“Bằng mọi cách từ mối quan hệ của mình, Huyền luôn đưa các phim do Tincom Media sản xuất ra nước ngoài chiếu. Theo đánh giá của Huyền, sau khi xem những bộ phim đó, khán giả nước ngoài rất háo hức với cảnh đẹp của Việt Nam, rất muốn đến Việt Nam”, bà Mai Thu Huyền cho hay.

dien anh  cong cu ket noi lan toa manh me nhung gia tri van hoa hinh 3

Phim "Mắt biếc" góp phần thu hút nhiều khách du lịch đến Huế. Ảnh: TL

dien anh  cong cu ket noi lan toa manh me nhung gia tri van hoa hinh 4

Ngôi nhà trong phim "Chuyện của Pao" đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng. Ảnh: TL

dien anh  cong cu ket noi lan toa manh me nhung gia tri van hoa hinh 5

Bối cảnh phim "Kiều" của đạo diễn, nhà sản xuất Mai Thu Huyền

PGS.TS Lê Thị Bích Hồng, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa - Văn nghệ Ban Tuyên giáo Trung ương, Giảng viên Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội cho rằng, chúng ta cần có chiến lược khai thác văn hóa dân tộc qua văn hóa dân gian trong xây dựng tác phẩm điện ảnh mang đặc trưng Việt và có chiến lược quảng bá, tích cực đưa giá trị văn hóa dân tộc lên màn ảnh rộng để quảng bá với thế giới về đất và người Việt Nam.

“Các nhà làm phim Việt cần quan tâm bản sắc văn hóa độc đáo của các vùng miền, các dân tộc thiểu số Việt Nam. Bên cạnh đó, cần có chính sách xã hội hóa trong hoạt động điện ảnh để các thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân tham gia tích cực vào hoạt động điện ảnh. Cần chú trọng chất lượng phim, chú trọng quảng bá văn hóa Việt trong xây dựng Đề án "Trung tâm phát hành phim trực tuyến" đã được phê duyệt năm 2021; học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm của các quốc gia thành công trong phát triển công nghiệp điện ảnh nhưng cần sáng tạo, nghiên cứu cho phù hợp với văn hóa Việt Nam”, PGS.TS Nguyễn Thị Bích Hồng nhấn mạnh.

T.Toàn

Bình Luận

Tin khác

Chiêm ngưỡng những kỷ vật kháng chiến gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng những kỷ vật kháng chiến gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phản ánh về trận quyết chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954 hiện đang thu hút nhiều người dân Thủ đô Hà Nội và du khách quốc tế tới tham quan, khám phá.

Đời sống văn hóa
Hào hứng Lễ hội thả diều - Hello Sunny Phan Thiết

Hào hứng Lễ hội thả diều - Hello Sunny Phan Thiết

(CLO) Hơn 100 cánh diều đầy màu sắc và hình dạng độc đáo bay lượn giữa bầu trời xanh tại Lễ hội thả diều Hello Sunny Phan Thiết.

Đời sống văn hóa
Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

Họa sĩ Lê Vinh - Bậc thầy vẽ tranh bằng bút bi cực thực

(NB&CL) Được đào tạo sử dụng các chất liệu màu nước, sơn dầu, lụa, khắc gỗ… nhưng họa sĩ Lê Vinh, chàng trai sinh năm 1979 tại huyện Ba Vì, Hà Nội, lại chọn hướng đi riêng sau khi tốt nghiệp, để rồi thể loại tranh vẽ bằng bút bi mới lạ đưa anh trở thành hiện tượng trong làng hội họa Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

(CLO) Ngày 28/4, tại trung tâm thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới đã tổ chức Lễ hội đường phố năm 2024, với sự tham gia của hàng trăm nghệ sĩ biểu diễn nhiều tiết mục văn nghệ, thời trang...

Đời sống văn hóa
Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

(CLO) Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Đồi C4 anh hùng, Đồi Ba cây thông… từ năm 1965 đến năm 1973 của thế kỷ trước, trên Đồi C4 đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ Đại đội 4 thuộc Trung đoàn 228 nhằm tiêu diệt máy bay của Đế quốc Mỹ dội bom xuống cầu Hàm Rồng.

Đời sống văn hóa