Diễn biến tiến trình gia tăng căng thẳng giữa Nga-Ukraine

Thứ tư, 14/04/2021 14:17 PM - 0 Trả lời

(CLO) Căng thẳng giữa Ukraine và Nga, đã gia tăng kể từ đầu năm, đặc biệt sau khi Nga tăng cường quân đội ở biên giới và tại Crimea.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy tới thăm tiền tuyến hồi đầu tháng. Ảnh: AP

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy tới thăm tiền tuyến hồi đầu tháng. Ảnh: AP

Bài liên quan

Các cuộc đụng độ chết người giữa các lực lượng Ukraine và lực lượng ly khai thân Nga ở miền đông Ukraine đã diễn ra thường xuyên, chỉ vài tháng sau khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực năm 2015.

Tòa án Nhân quyền châu Âu vào ngày 14/1/2021, đã đưa ra phán quyết rằng khiếu nại của Ukraine chống lại Nga với cáo buộc vi phạm nhân quyền ở bán đảo Crimea vào năm 2014 là "có thể chấp nhận được một phần".

Tại Liên Hợp Quốc vào ngày 11/2, Nga bị cáo buộc ngăn chặn một giải pháp cho cuộc xung đột.

Vào ngày 26/2, tân Tổng thống Joe Biden nói rằng Mỹ sẽ "không bao giờ" chấp nhận việc sáp nhập Crimea của Nga.

Vào ngày 2/3, Chủ tịch Liên minh châu Âu Charles Michel tuyên bố trong chuyến thăm tới tiền tuyến rằng EU sẽ duy trì các biện pháp trừng phạt đối với Moscow.

Những thăng trầm

Kiev ngày 5/3 tố cáo tình trạng bạo lực gia tăng ở miền đông Ukraine, đồng thời kêu gọi các đồng minh phương Tây can thiệp.

Moscow nói rằng họ lo ngại "chiến tranh toàn diện" trong khu vực.

Vào ngày 9/3, Kiev kêu gọi một hội nghị thượng đỉnh với Pháp và Đức, các nước đồng bảo trợ cho tiến trình hòa bình và Nga.

Bốn lính Ukraine bị giết vào ngày 26/3 trong một cuộc oanh tạc cách thành phố Donetsk khoảng 30 km (19 dặm) về phía bắc. Đây là vụ tấn công đẫm máu nhất kể từ năm 2019 tới nay.

Moscow và Kiev hôm 30/3 đã cáo buộc lẫn nhau đã gây ra tình trạng leo thang bạo lực.

Xe tăng và phương tiện quân sự ở vùng Voronezh của Nga - Ảnh: Reuters

Xe tăng và phương tiện quân sự ở vùng Voronezh của Nga - Ảnh: Reuters

Lính Nga ở biên giới

Vào ngày 31/3, Kiev và Washington cho biết có hoạt động chuyển quân của Nga ở Crimea và tại biên giới Nga-Ukraine, gần với lãnh thổ do phe ly khai kiểm soát.

Ngày 1/4, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cáo buộc Nga điều hàng chục nghìn quân tới biên giới và ở Crimea. Điện Kremlin kêu gọi Kiev và phương Tây không "lo lắng" và nói rằng Nga đang di chuyển các lực lượng vũ trang trong lãnh thổ của mình "theo quyết định của họ".

Mỹ cũng lên tiếng cảnh báo Nga không nên "uy hiếp" Ukraine.

Ngày 2/4, Điện Kremlin cho biết họ "không đe dọa" Ukraine, yêu cầu Kiev ngừng các "hành động khiêu khích" và cảnh báo phương Tây không gửi quân.

Hỗ trợ của phương Tây

Ông Biden ngày 2/4 khẳng định "sự ủng hộ kiên định" đối với Ukraine.

Berlin và Paris ngày 3/4 kêu gọi "giảm leo thang ngay lập tức", trong khi Liên minh châu Âu bày tỏ "quan ngại nghiêm trọng" đối với tình hình vào một ngày sau đó.

Điện Kremlin hôm 6/4 cho biết việc trở thành thành viên NATO của Ukraine sẽ chỉ làm "tình hình xấu đi", sau khi ông Zelenskyy thúc giục NATO đẩy nhanh kế hoạch trở thành thành viên của nước này.

Đức ngày 8/4 kêu gọi Điện Kremlin giảm sự hiện diện quân sự tại biên giới.

NATO và các đồng minh

Ngày 9/4, Kiev bác bỏ cáo buộc của Moscow rằng họ đang chuẩn bị một cuộc tấn công quân sự chống lại phiến quân miền đông, đồng thời cáo buộc Nga kiếm cớ tấn công nước này.

Cùng ngày, Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng Mỹ có kế hoạch điều hai tàu chiến đến Biển Đen qua eo biển Bosphorus.

Điện Kremlin ngày 11/4 cho biết họ không tiến tới chiến tranh với Ukraine, nhưng Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cảnh báo về "hậu quả" nếu Nga có hành động gây hấn với Ukraine.

Vào ngày 12/4, các Bộ trưởng Ngoại giao của nhóm G7 và người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU kêu gọi Nga ngừng "các hành động khiêu khích" và "giảm leo thang căng thẳng".

Moscow hôm 13/4 phàn nàn rằng binh lính Mỹ hiện đang được di chuyển từ "Bắc Mỹ qua Đại Tây Dương để tới châu Âu", một ngày sau quyết định của Washington về việc gửi thêm 500 binh sĩ tới Đức.

Trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba, NATO nói rằng hoạt động xây dựng quân sự của Nga là "đáng kể" và "phi lý".

Trong khi đó, Moscow cho biết họ đang tiến hành các cuộc tập trận quân sự ở biên giới Ukraine, cáo buộc rằng Mỹ và NATO đang biến Ukraine thành "thùng thuốc sung".

Cùng ngày, ông Biden kêu gọi người đồng cấp Nga Vladimir Putin giảm bớt căng thẳng đang gia tăng.

Quốc Thiên

Tin khác

Ngoại trưởng Blinken nói Mỹ không kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc

Ngoại trưởng Blinken nói Mỹ không kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc

(CLO) Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip tiên tiến sang Trung Quốc không nhằm mục đích kìm hãm nền kinh tế hoặc sự phát triển công nghệ của Trung Quốc.

Thế giới 24h
Nhiều người biểu tình ủng hộ Palestine tại các trường đại học Mỹ bị bắt

Nhiều người biểu tình ủng hộ Palestine tại các trường đại học Mỹ bị bắt

(CLO) Những người biểu tình ủng hộ Palestine tại một số trường đại học Mỹ đã bị bắt vào thứ Bảy (27/4), khi họ tuyên bố sẽ tiếp tục phong trào nhằm tìm kiếm lệnh ngừng bắn trong cuộc chiến giữa Israel với Hamas.

Thế giới 24h
Ngoại trưởng Pháp đến thăm Lebanon, tìm cách ngăn chặn xung đột Israel-Hezbollah

Ngoại trưởng Pháp đến thăm Lebanon, tìm cách ngăn chặn xung đột Israel-Hezbollah

(CLO) Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Stephane Sejourne sẽ thúc đẩy các đề xuất nhằm ngăn chặn sự leo thang trong xung đột giữa Israel và Hezbollah trong chuyến thăm Lebanon vào Chủ nhật (28/4).

Thế giới 24h
Iraq phạt tù quan hệ đồng giới lên tới 15 năm

Iraq phạt tù quan hệ đồng giới lên tới 15 năm

(CLO) Quốc hội Iraq hôm thứ Bảy (27/4) đã thông qua luật hình sự hóa các mối quan hệ đồng giới với mức án tối đa 15 năm tù.

Thế giới 24h
Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

(CLO) Nếu Mỹ tịch thu tài sản và tiền mặt bị đóng băng của Nga ở phương Tây, Nga cũng sẽ tịch thu tài sản của các công dân và nhà đầu tư Mỹ ở Nga, theo ông Dmitry Medvedev, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga, tuyên bố vào thứ Bảy (27/4).

Thế giới 24h