Điều gì đã xảy ra sau một tháng xung đột Nga - Ukraine?

Thứ sáu, 25/03/2022 10:58 AM - 0 Trả lời

(CLO) Cuộc xung đột Nga - Ukraine đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, một số thành phố bị tàn phá, hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa và gây ra tác động lớn cho nền kinh tế toàn cầu. Vậy điều gì đã thực sự xảy ra trong vòng một tháng qua kể từ khi giao tranh bắt đầu?

Con đường dẫn đến xung đột

Đầu năm 2021, quân đội Nga tăng cường gần Ukraine đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc tấn công. Moscow đã rút một số lực lượng vào tháng 4, mở đường cho cuộc gặp thượng đỉnh vào tháng 6 giữa Tổng thống Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Tuy nhiên, cuộc gặp của họ đã thất bại trong việc xoa dịu căng thẳng.

dieu gi da xay ra sau mot thang xung dot nga  ukraine hinh 1

Một phụ nữ chạy nạn bên ngoài ngoài bệnh viện phụ sản bị pháo kích ở Mariupol, Ukraine vào ngày 9 tháng 3 năm 2022. Ảnh: AP

dieu gi da xay ra sau mot thang xung dot nga  ukraine hinh 2

Khói bốc lên từ một căn cứ phòng không sau cuộc tấn công ở Mariupol, Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2022. Ảnh: AP

dieu gi da xay ra sau mot thang xung dot nga  ukraine hinh 3

Một người phụ nữ đợi tàu để sơ tán khỏi Kiev, Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2022. Ảnh: Emilio Morenatti

dieu gi da xay ra sau mot thang xung dot nga  ukraine hinh 4

Một xe bọc thép của Nga bốc cháy trong giao tranh ở Kharkiv, Ukraine vào ngày 27 tháng 2 năm 2022. Ảnh: AP

dieu gi da xay ra sau mot thang xung dot nga  ukraine hinh 5

Mọi người ngủ trong hầm trú bom ở Mariupol, Ukraine vào ngày 27 tháng 2 năm 2022. Ảnh: AP

dieu gi da xay ra sau mot thang xung dot nga  ukraine hinh 6

Tòa thị chính ở Kharkiv, Ukraine vào ngày 1 tháng 3 năm 2022. Ảnh: AP

dieu gi da xay ra sau mot thang xung dot nga  ukraine hinh 7

Ông Serhii khóc bên thi thể con trai của mình tại một bệnh viện ở Mariupol, Ukraine vào ngày 2 tháng 3 năm 2022. Ảnh AP

dieu gi da xay ra sau mot thang xung dot nga  ukraine hinh 8

Trẻ em nhìn ra ngoài cửa sổ của một đoàn tàu di tản khỏi Kiev vào ngày 3 tháng 3 năm 2022. Ảnh: AP

dieu gi da xay ra sau mot thang xung dot nga  ukraine hinh 9

Người Ukraine tụ tập dưới một cây cầu bị phá hủy ở ngoại ô Kiev, Ukraine vào ngày 5 tháng 3 năm 2022. Ảnh: Emilio Morenatti

dieu gi da xay ra sau mot thang xung dot nga  ukraine hinh 10

Trung tâm mua sắm ở Kiev, Ukraine sau một trận pháo kích vào ngày 21 tháng 3 năm 2022. Ảnh: AP

dieu gi da xay ra sau mot thang xung dot nga  ukraine hinh 11

Nhiều cơ sở hạ tầng của Ukraine đã bị tàn phá do xung đột quân sự với Nga. Ảnh: AFP

Một đợt tăng cường mới của lực lượng Nga dọc theo biên giới Ukraine đã bắt đầu vào cuối tháng 10 và ước tính đạt khoảng 150.000 quân vào cuối năm 2021. Ngay từ đầu đợt tăng quân, Nga đã phủ nhận mọi kế hoạch tấn công Ukraine, gọi những lo ngại như vậy của phương Tây là một phần của chiến dịch làm mất uy tín của Nga. Đồng thời, họ kêu gọi Mỹ và các đồng minh ngăn Ukraine gia nhập NATO và đẩy lùi lực lượng liên minh khỏi Đông Âu.

Sự khởi đầu của cuộc chiến

Sau đó, vào ngày 21 tháng 2, Nga công nhận sự độc lập của 2 khu vực ly khai ở miền đông Ukraine. Và rồi, sau một bài phát biểu trên truyền hình vào ngày 24 tháng 2, Tổng thống Putin tuyên bố tiến hành "chiến dịch quân sự đặc biệt" nhằm phi quân sự hóa Ukraine và loại trừ "những người theo chủ nghĩa dân tộc tân phát xít".

Quân đội Nga đã mở đầu bằng một loạt các cuộc không kích và tấn công tên lửa vào các cơ sở quân sự và cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine. Sau đó, quân đội Nga tiến vào Ukraine theo 3 hướng: từ bán đảo Crimea, biên giới phía đông và từ đồng minh láng giềng Belarus.

Ông Putin cho rằng Nga không có lựa chọn nào khác sau khi Mỹ và các đồng minh phớt lờ yêu cầu đảm bảo an ninh của họ. Nga đã tiến vào thủ đô Kiev của Ukraine, nằm cách biên giới với Belarus chỉ 75 km về phía nam, áp sát thành phố Kharkiv lớn thứ hai của Ukraine ở phía đông và tiến dọc theo bờ Biển Azov và Biển Đen ở phía nam.

Mục tiêu hàng đầu của Nga ở phía nam là Mariupol, thành phố sau đó đã bị bao vây trong nhiều tuần, khiến người dân không thể tháo chạy và gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo. Các cuộc giao tranh không ngừng giữa 2 bên còn khiến toàn bộ thành phố trở thành đống đổ nát và hàng nghìn người thiệt mạng. Tổng cộng, Liên Hợp Quốc ước tính hơn 3,5 triệu người Ukraine đã phải rời đất nước kể từ khi xung đột bắt đầu.

Lệnh trừng phạt từ phương Tây và sự kháng cự của Ukraine

Các đồng minh phương Tây nhanh chóng đáp trả chiến dịch quân sự của Nga bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế và tài chính chưa từng có trong lịch sử.

Một cơn mưa trừng phạt đã đổ xuống Nga, khiến đóng băng một nửa trong tổng số 640 tỷ USD dự trữ ngoại tệ của Nga, cắt các ngân hàng chủ chốt của Nga ra khỏi hệ thống thanh toán tài chính SWIFT, không cho Moscow nhận tiền mặt bằng USD và euro, cũng như khiến các công ty quốc tế lớn phải lần lượt rời bỏ thị trường Nga.

Ngay từ những ngày đầu tiên, chiến dịch quân sự của Nga đã không diễn ra theo cách mà ông Putin mong đợi. Sau khi nhanh chóng tiến đến ngoại ô Kiev trong những ngày đầu tiên, quân Nga lại gần như không thể tiến thêm một bước nào.

Thay vì đầu hàng, quân đội Ukraine đã cương quyết chống trả ở mọi khu vực, ngăn cản những nỗ lực của Nga nhằm nhanh chóng tiến vào các thành phố lớn khác, bao gồm cả Kharkiv và Chernihiv. Nga cũng không thể giành được toàn quyền kiểm soát bầu trời Ukraine bất chấp các cuộc không kích lớn nhắm vào lực lượng không quân và lực lượng phòng không của nước này.

Các đoàn xe quân sự của Nga kéo dài hàng chục km dọc theo đường cao tốc dẫn từ Belarus, trở thành mục tiêu dễ dàng cho quân du kích Ukraine. Ở phía đông, quân đội Nga cũng phải đối mặt với sự kháng cự mạnh mẽ của quân đội chính quy và lực lượng dân quân Ukraine.

Bất chấp việc chiếm giữ được Mariupol và nhanh chóng chiếm được các cảng Berdyansk và Kherson, Nga đã thất bại trong việc chiếm được trung tâm đóng tàu quan trọng Mykolaiv và tiến về phía tây Odesa. Các quan chức phương Tây cho biết quân đội Nga đã bị cản trở bởi tình trạng hậu cần không tốt, phải vật lộn để kiếm thức ăn và nhiên liệu cũng như thiếu trang bị trong thời tiết lạnh giá.

Hồi đầu tháng 3, quân đội Nga đã chính thức thông báo về việc tổn thất 498 binh sĩ, nhưng không đưa thêm thống kê nào thêm nữa kể từ đó. Trong khi đó, NATO ước tính vào ngày 23/3 rằng Nga tổn thất khoảng từ 7.000 đến 15.000 quân.

Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Dù gặp khó khăn trên chiến trường và chịu nhiều lệnh trừng phạt của phương Tây, song Nga tuyên bố chiến dịch quân sự đặc biệt của họ vẫn đang diễn ra như kế hoạch.

dieu gi da xay ra sau mot thang xung dot nga  ukraine hinh 12

Các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine đang được bỏ ngỏ và vẫn là hy vọng cho việc chấm dứt xung đột giữa 2 nước. Ảnh: AP

Hơn thế nữa, bất chấp đồng rúp lao dốc và giá tiêu dùng tăng vọt, các cuộc thăm dò cho thấy người dân Nga vẫn ủng hộ mạnh mẽ Tổng thống Putin trong chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Nga cho biết sẽ chỉ dừng chiến dịch quân sự và rút quân nếu Ukraine đáp ứng các điều kiện sau: Áp dụng quy chế trung lập, từ bỏ nỗ lực gia nhập NATO, đồng ý phi quân sự hóa, công nhận chủ quyền của Nga đối với Crimea và thừa nhận nền độc lập của 2 nước cộng hòa ly khai ở khu vực Donbas.

Tuy nhiên, Tổng thống Zelenskyy cho biết Ukraine chỉ sẵn sàng thảo luận về tình trạng trung lập, còn về tình trạng của Crimea và 2 khu vực ly khai chỉ có thể được thảo luận sau khi Nga ngừng bắn và rút quân đội về nước.

Dù thế nào, thì một lệnh ngừng bắn và việc chấm dứt xung đột cũng là điều không chỉ người dân hai nước Nga và Ukraine, mà hết thảy những ai yêu chuộng hòa bình trên thế giới đều đang mong đợi.

Hoàng Hải

Bình Luận

Tin khác

Bầu cử Mỹ 2024 còn 6 tháng nữa: Cuộc đua sẽ diễn ra như thế nào?

Bầu cử Mỹ 2024 còn 6 tháng nữa: Cuộc đua sẽ diễn ra như thế nào?

(CLO) Khi cuộc bầu cử Mỹ vào tháng 11 đang đến gần, những thách thức mà các ứng cử viên tổng thống Joe Biden và Donald Trump phải đối mặt cũng ngày càng gia tăng.

Tiêu điểm Quốc tế
Người Trung Quốc đổ xô đi mua vàng như thể không có ngày mai

Người Trung Quốc đổ xô đi mua vàng như thể không có ngày mai

(CLO) Giá vàng toàn cầu đã đạt mức cao nhất khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng Trung Quốc đang mua kim loại này với tốc độ kỷ lục, do cảnh giác với bất động sản và chứng khoán.

Tiêu điểm Quốc tế
Chiến sự ở Gaza: Làn sóng biểu tình sinh viên 'phản chiến' đã lan đến đâu trên thế giới?

Chiến sự ở Gaza: Làn sóng biểu tình sinh viên 'phản chiến' đã lan đến đâu trên thế giới?

(CLO) Khi các cuộc đụng độ giữa sinh viên và cảnh sát vẫn diễn ra rất căng thẳng tại nhiều trường đại học Mỹ, thì các cuộc biểu tình cũng đang được tổ chức ở các trường đại học khác trên khắp châu Âu, châu Á và Trung Đông.

Tiêu điểm Quốc tế
Đàm phán ngừng bắn ở Gaza: Mỹ gia tăng áp lực với cả Israel lẫn Hamas

Đàm phán ngừng bắn ở Gaza: Mỹ gia tăng áp lực với cả Israel lẫn Hamas

(CLO) “Đã đến lúc”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố, thúc giục Hamas chấp nhận các điều khoản của một thỏa thuận ngừng bắn mới được đề xuất. Ông Blinken cũng nói rõ rằng ông mong đợi nhiều hơn từ Israel.

Tiêu điểm Quốc tế
Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế