Điều quan trọng cố tình bị lãng quên ở thượng đỉnh Biden-Tập Cận Bình

Chủ nhật, 21/11/2021 20:10 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tại hội nghị thượng đỉnh trực tuyến ngày 15/11, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thảo luận về việc “quản lý cạnh tranh có trách nhiệm”. Tuy nhiên, những vấn đề lớn mà kinh tế toàn cầu đang đối mặt lại gần như không được hai người đề cập trong cuộc họp đáng chờ đợi này.

Đối với Biden, các cuộc hội đàm trong tuần này dường như chỉ là cơ hội để ông thúc ép ông Tập về các hành động của Trung Quốc ở Hồng Kông và eo biển Đài Loan, cũng như tình trạng ở Tân Cương. Về phần mình, ông Tập đã cảnh báo Biden không nên dẫn dắt Mỹ vào một cuộc Chiến tranh Lạnh mới chống lại Trung Quốc.

dieu quan trong co tinh bi lang quen o thuong dinh biden tap can binh hinh 1

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến ngày 15/11 - Ảnh: Reuters

Trong khi đó, không có trong chương trình nghị sự hay bất kỳ cuộc thảo luận nghiêm túc nào về các vấn đề mà nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt, sau cuộc suy thoái từ năm 2020 đến nay bởi đại dịch Covid-19.

Ngoài một số đột phá, như thỏa thuận về các cuộc đàm phán song phương về các hạt nhân, cuộc cạnh tranh thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ rất nóng bỏng giữa 2 nước vẫn chưa biết sẽ được xử lý như thế nào. Nếu theo cách hai cường quốc lớn nhất thế giới hiện tại đang “cạnh tranh”, thì đây là một sự “cạnh tranh theo kiểu hoang dã”.

Hay nói cách khác, nó là “chiến tranh” chứ không phải “cạnh tranh”, ngay cả về mặt thương mai. Trong kinh tế học cũng như trong thể thao, sự cạnh tranh được quản lý tốt nhất bởi các trọng tài trung lập, không phải bởi chính những người tham gia.

Việc hai vị tổng thống không thảo luận được họ có thể làm gì để thúc đẩy sự phục hồi kinh tế là một cơ hội lớn bị bỏ lỡ. Rất cần sự lãnh đạo táo bạo hơn để giải quyết những áp lực ngắn hạn và những đường đứt gãy cấu trúc trong dài hạn.

Nền kinh tế toàn cầu trông rất ốm yếu ngay cả trước khi Covid-19 xảy ra. Cuộc trưng cầu dân ý về Brexit vào tháng 6/2016 và cuộc bầu cử theo chủ nghĩa bảo hộ dân túy vào Nhà Trắng sau đó đã đánh dấu sự khởi đầu của xu hướng hướng nội ở các nền kinh tế tiên tiến.

Mặc dù chính quyền Tổng thống Biden ít nhiều đã cải thiện quan hệ với châu Âu khi dỡ bỏ thuế quan từ thời cựu Tổng thống Donald Trump, song vẫn áp đặt hạn ngạch đối với thép và nhôm từ khu vực này.

Mỹ vẫn duy trì chính sách thuế quan nghiêm ngặt đối với một lượng lớn hàng từ Trung Quốc, cũng như tiếp tục hạn chế xuất khẩu chất bán dẫn vì an ninh quốc gia. Thực tế, về lâu dài điều này chỉ khiến kích thích việc sản xuất chất bán dẫn ở những nơi khác.

Hệ quả của cả hai chính sách trên là làm suy giảm lượng hàng tiêu dùng ở Mỹ. Đó không phải là lý do duy nhất khiến Mỹ trải qua tỷ lệ lạm phát cao nhất kể từ khi George Bush Sr làm tổng thống. Tuy nhiên, rất nhiều người lao động không muốn quay lại công việc, dù nền kinh tế Mỹ đang trong quá trình hồi phục và có nhiều việc làm sau đại dịch Covid-19.

dieu quan trong co tinh bi lang quen o thuong dinh biden tap can binh hinh 2

Một màn hình tại một nhà hàng ở Bắc Kinh tường thuật cuộc gặp ảo giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Biden - Ảnh: Reuters

Áp lực chính trị trong nước về việc loại bỏ thuế quan thời cựu Tổng thống Trump có thể là khó khăn, nhưng ông Biden có thể sử dụng quyền lực của mình để ban hành các miễn trừ rộng rãi để vô hiệu hóa các chính sách thuế quan trước đây.

Áp lực lạm phát, ở Mỹ và các nơi khác trong nền kinh tế toàn cầu, có thể chỉ là tạm thời. Hầu hết các ngân hàng trung ương đang chọn cách tăng lãi suất một cách nhanh chóng và kìm hãm sự phục hồi kinh tế.

Rõ ràng là những rào cản thương mại không mang lại bất kỳ lợi ích kinh tế hoặc an ninh hữu hình nào cho các quốc gia áp đặt chúng. Các nhà kinh tế đều biết rằng việc dỡ bỏ các rào cản đối với thương mại quốc tế sẽ giúp hạ nhiệt lạm phát.

Mặc dù chỉ đề cập thoáng qua trong hội nghị thượng đỉnh, nhưng ông Tập và các cố vấn của ông đều nhận thức rõ về tác động đối với nền kinh tế Trung Quốc trước sự thắt chặt chính sách kinh tế ở Mỹ và các nền kinh tế lớn khác. Khi đó, đồng nhân dân tệ giảm giá sẽ khiến những người đi vay Trung Quốc gặp khó khăn hơn trong việc thanh toán các khoản nợ bằng USD.

Việc hai vị tổng thống thất bại trong việc đưa ra chiến lược kéo thế giới thoát khỏi tình trạng kinh tế suy thoái trong hội nghị thượng đỉnh vừa rồi không khiến các chuyên gia ngạc nhiên, bởi những ràng buộc chính trị, nhưng đó là một cơ hội lớn bị bỏ lỡ.

Bên cạnh những kết quả nho nhỏ, thế giới rõ ràng chỉ thấy nhiều hơn những vấn đề cạnh tranh về chính trị và thương mại trong hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Trung vừa rồi, thay vì những chiến lược giúp thế giới thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế và sự trì trệ của chuỗi cung ứng toàn cầu sau đại dịch Covid-19

Hoàng Hải

Bình Luận

Tin khác

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

(CLO) Tạo ra lực lượng lao động sản xuất có năng lực đang được xem là thách thức lớn nhất của Ấn Độ trong bối cảnh đất nước đông dân nhất thế giới quyết vươn lên thành quốc gia "siêu cường".

Tiêu điểm Quốc tế
Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

(CLO) Tại khu vực Tam giác Vàng của Thái Lan, nằm giữa biên giới với Myanmar và Lào, các bảo tàng dành riêng cho quá khứ sản xuất thuốc phiện của khu vực đã được mở cửa.

Tiêu điểm Quốc tế
So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế