Định nghĩa lại Điệp Sơn - Đảo Phật Nằm

Thứ năm, 17/10/2019 10:53 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Điệp Sơn còn có tên gọi là đảo Bịp, bởi trước đây có rất nhiều chim bìm bịp sinh sống. Đảo thuộc thôn Điệp Sơn, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, cách TP. Nha Trang khoảng 60 km về phía Bắc. 

Theo người dân địa phương, lâu nay báo chí và du khách nhầm lẫn rằng Điệp Sơn chỉ là một hòn đảo - đảo Bịp. Thực ra, nó là một cụm nhiều hòn đảo độc lập, không chỉ là Hòn Bịp mà còn Hòn Ó, Hòn Quạ.

Nhiếp ảnh gia Lê Thế Thắng cho rằng, đa phần du khách ra Điệp Sơn theo tour du lịch đều đi ra Hòn Bịp, sau đó mới được thuyền đưa qua “Điệp Sơn” để đi trên con đường chìm dưới biển. Xưa kia nơi đây từng có một con đường trên biển (đã mất), và ngày nay chỉ còn con đường nối đảo ở Hòn Ó và Hòn Quạ. “Nhưng bạn sẽ chẳng thể tận hưởng được con đường đó nếu cứ đi du lịch theo tour đến Hòn Bịp như bấy lâu, rồi ghé tàu vào con đường chìm dưới biển đó trong phút chốc, nhất là khi con đường ấy không phải lúc nào cũng chìm dưới nước - bởi nó còn phụ thuộc thuỷ triều và tuần trăng”, nhiếp ảnh gia Lê Thế Thắng nói.

Con đường giữa biển tại Điệp Sơn - Ảnh: Lê Thế Thắng.

Con đường giữa biển tại Điệp Sơn - Ảnh: Lê Thế Thắng.

Con đường dưới biển “đúng nghĩa”, theo nhiếp ảnh gia, đang do một doanh nghiệp của vợ chồng anh Trịnh Minh Đại Anh và chị Đào Thị Long quản lý, là một trong hai doanh nghiệp được khai thác du lịch ở Điệp Sơn. Anh đặt câu hỏi: “Tại sao bạn không ra thẳng đảo có đường thuỷ đạo để trải nghiệm hòn đảo trọn vẹn, đúng chất mà phải đi ra tận Hòn Bịp ngoài xa rồi quay lại ghé Điệp Sơn tí chút kiểu tour? Tuyến đường ra “Điệp Sơn” thực ra ngắn hơn rất nhiều so với ra Hòn Bịp, và nó đưa bạn đến thẳng hòn đảo với con đường chìm dưới biển. Nó giúp cho bạn thời gian lưu trú lâu hơn thế, trải nghiệm con đường đẹp đẽ, độc đáo đó lâu hơn thế với đầy đủ dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi, và có cả thuyền kayak để bạn chèo đi chơi…”

Với những người đã tới Điệp Sơn, đều biết rằng con đường dưới biển chưa phải là tất cả, cụm đảo còn nhiều điều thú vị, khác biệt hơn thế.

Điệp Sơn - Đảo Phật nằm chụp từ trên cao.

Điệp Sơn - Đảo Phật nằm chụp từ trên cao.

Cụ thể, hòn đảo chính của cụm Điệp Sơn có tên là đảo Phật Nằm. Nếu nhìn từ xa, ta sẽ thấy hòn đảo có hình dáng như tượng Phật nằm trên mặt biển, nửa chìm nửa nổi. Và con đường dưới nước nằm ở đầu “bức tượng” Phật.

Chưa hết, cuối đảo Phật Nằm này có một mũi cát chạy dài về phía Tây, vô cùng độc đáo. Roi cát này xâm xấp nước, sóng vỗ tới từ hai phía, bên nông, bên sâu, nước bên ấm, bên lạnh. “Chiều hoàng hôn ở đây tuyệt đẹp, nhất là khi bạn có thể chạy trên mặt nước xâm xấp làn cát vàng óng. Phía Đông Nam hòn đảo còn có 6 căn bungalow, mỗi căn 2 giường đôi, phục vụ khách lưu trú. Những bungalow này làm bằng vật liệu chống cháy, dùng điện mặt trời. Nước ngọt thì vợ chồng “chúa đảo” đang phải mang từ đất liền ra…”, một du khách viết về trải nghiệm Điệp Sơn - Đảo Phật Nằm.

Còn theo nhiếp ảnh gia Lê Thế Thắng, chỉ lưu trú mới cho bạn cơ hội được tận hưởng Điệp Sơn, và thời điểm tuyệt vời nhất là sáng đầu ngày hoặc hoàng hôn, vì lúc ấy chẳng có khách tour nào cả.

Một điều đặc biệt nhất của Điệp Sơn, là dấu ấn “sức người”, vì chính vợ chồng “chúa đảo” đã cùng nhau khai phá đảo hoang để làm du lịch, và tự tay gom dọn hàng tấn rác đại dương mỗi ngày.

An Nhiên

Tin khác

Nhiều địa điểm du lịch ở Ninh Bình thu hút đông du khách trong ngày đầu nghỉ lễ

Nhiều địa điểm du lịch ở Ninh Bình thu hút đông du khách trong ngày đầu nghỉ lễ

(CLO) Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày, được xác định là cơ hội vàng để thu hút du khách về với Ninh Bình. Ngành du lịch Ninh Bình kỳ vọng sẽ đón 550.000 lượt khách, doanh thu ước đạt 520 tỷ đồng.

Đời sống văn hóa
Kết nối Di sản Tràng An với các thành phố Di sản UNESCO

Kết nối Di sản Tràng An với các thành phố Di sản UNESCO

(CLO) Tỉnh Ninh Bình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam vừa phối hợp tổ chức Hội thảo Quốc tế “Phát huy vai trò, giá trị Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An trong xây dựng Đô thị Di sản thiên niên kỷ và kết nối các thành phố di sản thế giới”.

Đời sống văn hóa
Thái Bình: Nhiều hoạt động văn hoá đặc sắc tại lễ hội đền Mẫu năm 2024

Thái Bình: Nhiều hoạt động văn hoá đặc sắc tại lễ hội đền Mẫu năm 2024

(CLO) Lễ hội đền Mẫu năm 2024 được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 27-29/4 (tức ngày 19-21/3 âm lịch) với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc như dâng hương, tế lễ, rước kiệu truyền thống và một số trò chơi dân gian.

Đời sống văn hóa
Tổ chức chiếu phim kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2024

Tổ chức chiếu phim kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2024

(CLO) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa giao Cục Điện ảnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị điện ảnh tổ chức Đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn 30/4, 1/5, 7/5, 19/5 năm 2024.

Đời sống văn hóa
Phố phường Hà Nội rực sắc đỏ trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Phố phường Hà Nội rực sắc đỏ trong dịp lễ 30/4 và 1/5

(CLO) Những ngày này, nhiều tuyến phố tại Thủ đô Hà Nội được trang trí rực rỡ cờ hoa, băng rôn để chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954- 7/5/2024), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).

Đời sống văn hóa