Doanh nghiệp cần chủ động với bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Thứ tư, 30/12/2020 14:35 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tại “Hội nghị quốc tế về xây dựng hình ảnh doanh nghiệp gắn với bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ” do Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Khai thác Quyền sở hữu trí tuệ (IPTA) phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức, vấn đề được chủ động trong việc đăng kí bản quyền rất được quan tâm.

Đây là hội nghị nhằm nâng cao nhận thức cho xã hội về sở hữu trí tuệ, cũng như hỗ trợ doanh nghiệp chủ động, thực thi có hiệu quả các cam kết về sở hữu trí tuệ trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với quốc tế. 

Các đại biểu tham dự và chia sẻ tại hội nghị. Ảnh: Báo Tiền Phong

Các đại biểu tham dự và chia sẻ tại hội nghị. Ảnh: Báo Tiền Phong

Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Lê Ninh Giang, Giám đốc IPTA cho biết: "Ngày 22/8/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1068/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030, trong đó có nhấn mạnh đến khuyến khích nâng cao hiệu quả khai thác tài sản trí tuệ tại các doanh nghiệp, đặt mục tiêu tỷ lệ sáng chế được khai thác thương mại đạt 8 - 10% số sáng chế được cấp bằng bảo hộ.

Theo thông tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ, trong giai đoạn 2012-2016 tổng chi ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ đạt trung bình 15.164 tỷ đồng/năm. Năm 2015, Việt Nam chi hơn 18.496 tỷ đồng cho nghiên cứu và phát triển, trong đó từ ngân sách nhà nước dành cho tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ, trường đại học đạt 4.342 tỷ đồng, chiếm 71% tổng chi từ ngân sách nhà nước.

Ở nước ta hiện nay có thực trạng chung đó là rất nhiều doanh nghiệp chỉ tập trung vào hình thành doanh nghiệp, kêu gọi vốn đầu tư mà chưa nghĩ đến việc đăng ký quyền bảo vệ sở hữu trí tuệ hoặc ngại đăng ký vì nhiều lý do. Đôi khi, điều này xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về kiến thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp. Việc không nắm được tầm quan trọng của công tác này dẫn đến “thờ ơ” với việc đăng ký sở hữu trí tuệ".

Ông Lê Ninh Giang, Giám đốc IPTA phát biểu tại hội nghị. Ảnh: T.P

Ông Lê Ninh Giang, Giám đốc IPTA phát biểu tại hội nghị. Ảnh: T.P

Chính vì vậy, theo ông Giang, việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho xã hội về sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo là hết sức quan trọng, đặc biệt là việc tuyên truyền sâu rộng về vai trò và sự gắn kết giữa đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ trong cộng đồng sinh viên và doanh nghiệp khởi nghiệp.

Theo thống kê về số lượng đơn đăng ký sáng chế và giải pháp hữu ích qua các năm phần nào cho thấy, kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ được đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ rất khiêm tốn. Cụ thể, giai đoạn 2014-2018, số đăng ký sáng chế và giải pháp hữu ích của các viện nghiên cứu, trường đại học chỉ đạt 1.225 đơn, trong đó chỉ có 335 đơn được cấp bằng độc quyền sáng chế và bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

Doanh nghiệp cần chủ động với bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Ảnh minh họa

Doanh nghiệp cần chủ động với bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Ảnh minh họa

Theo LS. Lê Quang Vinh, Công ty Luật Bross và cộng sự, nếu không bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp sẽ mất cơ hội xuất khẩu và mở rộng thị trường, đối mặt với rủi ro về pháp lý. Song song với đó là sẽ mất lợi ích từ các Hiệp định Thương mại tự do như CPTPP, EVFTA, RCEP…

Ông Vinh cho rằng, để không bị mất thương hiệu và nhãn hiệu của mình, các doanh nghiệp phải chủ động rà soát và đăng ký sớm quyền sở hữu trí tuệ ở thị trường nước ngoài. Đặc biệt, cần lưu ý bảo hộ: nhãn hiệu (thương hiệu), kiểu dáng, sáng chế, giải pháp hữu ích. Khi phát hiện quyền sở hữu trí tuệ của mình bị mất, cần nhanh chóng nghiên cứu thu thập chứng cứ, nộp đơn phản đối, hủy bỏ hoặc đình chỉ hiệu lực quyền sở hữu trí tuệ.

Còn theo LS. Phạm Duy Khương, Công ty Luật SB Law, doanh nghiệp Việt cần có chiến lược đăng ký nhãn hiệu ra quốc tế để bảo vệ thương hiệu của mình cũng như nâng cao uy tín trên thị trường quốc tế.

Theo đó, doanh nghiệp phải cân nhắc về chi phí, thời gian, số lượng và quốc gia đăng ký. Cụ thể, có thể đăng ký trên 4 quốc gia, so sánh thời gian đăng ký trực tiếp và đăng ký qua định thư hay thỏa ước. Một số quốc gia đã cho phép đăng ký với thủ tục rút gọn mà doanh nghiệp có thể cân nhắc như: Campuchia, Úc, Hàn Quốc…

 Ông Lê Huy Anh - Đại diện Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), sở hữu trí tuệ có vai trò then chốt để thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Bảo hộ sở hữu trí tuệ, nhất là bảo hộ độc quyền sáng chế chính là cơ chế hợp pháp để tạo ra độc quyền, thông qua đó giúp DN tạo ra lợi thế cạnh tranh.

Do đó, các DN đa quốc gia đều vô cùng chú trọng đầu tư cho vấn đề quản trị thương hiệu, đăng kí bảo hộ độc quyền tài sản trí tuệ của DN. Ở nước ta, cho đến nay, chỉ số ít DN lớn như FPT, Viettel, Viglacera…có bộ phận đăng ký nhãn hiệu ra quốc tế. Còn lại rất nhiều DN, trong đó đa số là DNNVV chỉ tập trung vào hình thành DN, kêu gọi vốn đầu tư mà chưa nghĩ đến việc đăng ký quyền bảo vệ sở hữu trí tuệ hoặc ngại đăng ký.

Kết thúc hội nghị,  lãnh đạo các bộ, ngành, các cán bộ quản lý, các chuyên gia kinh tế, chuyên gia luật học lĩnh vực sở hữu trí tuệ, các doanh nghiệp và nhà đầu tư dã chia sẻ về thực tiễn cũng như đúc rút kinh nghiệm khi áp dụng các luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, về các lợi ích cũng như thách thức khi áp dụng luật để xây dựng hình ảnh, bảo vệ các sáng kiến, thành quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế.

Dương Lâm

Tin khác

Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

(CLO) Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine Mykola Solskyi đã bị bắt giữ sau khi bị coi là nghi phạm chính thức trong cuộc điều tra tham nhũng khu đất trị giá hơn 7 triệu USD khi ông còn là người đứng đầu một công ty nông nghiệp lớn và là thành viên Quốc hội.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

(CLO) Dữ liệu kinh tế vĩ mô mới nhất do Bộ Thương mại Mỹ công bố chỉ ra rằng nền kinh tế nước này có thể đang tiến tới tình trạng lạm phát đình trệ, Business Insider đưa tin. Tờ báo cho biết thêm, những dấu hiệu ảm đạm cho thấy những thách thức khó khăn phía trước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hà Nội: Siêu thị, trung tâm thương mại “chạy đua” khuyến mãi dịp lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Siêu thị, trung tâm thương mại “chạy đua” khuyến mãi dịp lễ 30/4-1/5

(CLO) Kéo dài tới 5 ngày nên kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay được đánh giá là thời cơ vàng để kích cầu mua sắm. Để thu hút khách, nhiều nhà bán lẻ rầm rộ đưa ra các chương trình khuyến mãi, tri ân người tiêu dùng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

(CLO) Bloomberg đưa tin, dẫn lời một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc "vũ khí hóa" đồng đô la Mỹ thông qua việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga có thể thúc đẩy toàn cầu xa lánh đồng bạc xanh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

(CLO) Một con tàu do hãng vận tải khổng lồ Sovcomflot (SCF) của Nga bị Mỹ trừng phạt đã xả dầu nhiên liệu tại một cảng phía tây Ấn Độ vào thứ Sáu (26/4), Reuters đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp